Một số văn bản luật trong quy hoạch lâm nghiệp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất những nội dung chính của quy hoạch bảo vệ môi trường trong quy hoạch lâm nghiệp phù hợp với luật quy hoạch (Trang 22 - 26)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Tổng quan quy hoạch lâm nghiệp

1.1.3. Một số văn bản luật trong quy hoạch lâm nghiệp

Luật đất đai

Luật đất đại đầu tiên ở Việt Nam đƣợc quốc hội khoa IX thông qua ngày 14/7/1993 có hiệu lực ngày 15/10/1993. Đây là pháp luật quan trọng thể hiện chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về đất đai, cụ thể hóa điều 17,18 Hiến pháp năm 1992 nước CHXHCNVN thể chế hóa đường lối cơ bản của Đảng. Việc quy định chế độ sử dụng các loại đất là một trong những phần quan trọng của Luật đất đai năm 1993, qua đó thể hiện được chính sách đất đai của Đảng và Nhà nước.

Luật đất đai đƣợc điều chỉnh bổ sung nhiều lần (1998,2001, 2003, 2013) nhằm đáp ứng đƣợc yêu cầu thực tiễn. Để hoàn thiện đáp ứng với thực tiễn sản xuất và sử dụng đất và cũng như đáp ứng với xu hướng phát triển hiện nay và tương lai của nền kinh tế và đảm bảo môi trường môi sinh, Luật đất đai 2013 vừa mới được Quốc hội thông qua tiếp tục khẳng định “Nhà nước đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai và thóng nhất quản lý về đất đai, chế độ quản lý và sử dụng đất đai, quyền và nghĩa vụ người sử dụng đất thuộc lãnh thổ nước Việt Nam.

Để quản lý sử dụng đất hiệu quả đặc biệt đối với các loại đất nông lâm nghiệp, Điều 1 nêu rõ các căn cứ để giao đất cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất gồm: kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện đã đƣợc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong dự án đầu tƣ, đơn xin giao đất, thuê đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Luật đất

đai năm 2013 chỉ rõ các nguyên tắc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải tuân thủ:

1. Phù hợp với chiến lƣợc, quy hoạch tổng thể, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh.

2. Được lập từ tổng thể đến chi tiết; quy hoạch sử dụng đất của cấp dưới phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của cấp trên; kế hoạch sử dụng đất phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia phải bảo đảm tính đặc thù, liên kết của các vùng kinh tế - xã hội; quy hoạch sử dụng đất cấp huyện phải thể hiện nội dung sử dụng đất của cấp xã.

3. Sử dụng đất tiết kiệm và có hiệu quả.

4. Khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường; thích ứng với biến đổi khí hậu.

5. Bảo vệ, tôn tạo di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh.

6. Dân chủ và công khai.

7. Bảo đảm ƣu tiên quỹ đất cho mục đích quốc phòng, an ninh, phục vụ lợi ích quốc gia, công cộng, an ninh lương thực và bảo vệ môi trường.

8. Quy hoạch, kế hoạch của ngành, lĩnh vực, địa phương có sử dụng đất phải bảo đảm phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã đƣợc cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, phê duyệt.

Luật bảo vệ và phát triển rừng

Luật Bảo vệ và Phát triển rừng đƣợc ban hành năm 1991. Luật này đƣợc sửa đổi vào khoa XI, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 3 tháng 12 năm 2004. Luật có hiệu lực kể từ ngày 1 tháng 4 năm 2005 và thay thế cho Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 1991. Luật này quy định về quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dnjg rừng, quy định quyền và nghĩa vũ của chủ rừng với quy định 5 nguyên tắc chung nhất, cụ thể đƣợc thể hiện tại điều 9 của văn bản luật.

Về quyền nhà nước trong bảo vệ và phát triển rừng quy định nguyên tắc lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ phát triển rừng, những căn cứ và nội dung trách nhiệm lập quy hoạch đƣợc quy định tại điều 13 đến điều 21.

Giao đất giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, luật quy định về nguyên tắc và căn cứ thẩm quyền giao rừng cho thuê

rừng thu hồi rừng chuyển đổi mục đích sử dụng rừng. Quy định cụ thể về giao rừng, cho thuê rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất cho các đối tƣợng quy định từ điều 22 đến 28.

Về giá rừng, đƣợc quy định khá chi tiết việc xác định và hình thành giá rừng từ điều 33 đến điều 35.

Chi tiết các quy định nguyên tắc phát triển các loại rừng sản xuất, rừng đặc dụng, rừng phòng đƣợc quy định từ điều 45 đến điều 58.

Luật Lâm nghiệp [7]

Luật Lâm nghiệp số 16/2017 đƣợc ban hành ngày 28 tháng 11 năm 2017 và có hiệu lực ngày 1 tháng 1 năm 2019, thay thế cho Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004.

a) Phù hợp với quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia, chiến lƣợc phát triển lâm nghiệp quốc gia, chiến lƣợc quốc gia về đa dạng sinh học;

b) Bảo đảm quản lý rừng bền vững; khai thác, sử dụng rừng gắn với bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, nâng cao giá trị kinh tế của rừng và giá trị văn hóa, lịch sử; bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và nâng cao sinh kế của người dân;

c) Rừng tự nhiên phải đƣợc đƣa vào quy hoạch rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất;

d) Bảo đảm sự tham gia của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cƣ; bảo đảm công khai, minh bạch và bình đẳng giới;

đ) Nội dung về lâm nghiệp trong quy hoạch tỉnh phải phù hợp với nội dung quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia.

2. Việc lập quy hoạch lâm nghiệp phải tuân thủ căn cứ của pháp luật về quy hoạch và các căn cứ sau đây:

a) Quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia phải căn cứ vào quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia, chiến lƣợc phát triển lâm nghiệp quốc gia;

b) Nội dung về lâm nghiệp trong quy hoạch tỉnh phải căn cứ vào quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia;

c) Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, nguồn lực của cả nước hoặc địa phương.

Điều 11. Thời kỳ và nội dung quy hoạch lâm nghiệp

- Về thời kỳ quy hoạch lâm nghiệp luật lâm nghiệp quy định tại điều 11 như sau:

1. Thời kỳ quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia là 10 năm; tầm nhìn từ 30 năm đến 50 năm.

2. Nội dung quy hoạch lâm nghiệp phải phù hợp với quy định của pháp luật về quy hoạch và bao gồm các nội dung sau đây:

a) Thu thập, phân tích, đánh giá các dữ liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, thực trạng tài nguyên rừng; chủ trương, định hướng phát triển, quy hoạch có liên quan; đánh giá nguồn lực phát triển và các vấn đề cần giải quyết;

b) Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch lâm nghiệp kỳ trước về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; chế biến và thương mại lâm sản; đầu tư, khoa học và công nghệ, lao động;

c) Dự báo về nhu cầu và thị trường lâm sản, dịch vụ môi trường rừng, tác động của biến đổi khí hậu, tiến bộ khoa học - kỹ thuật, tiến bộ công nghệ áp dụng trong lâm nghiệp;

d) Nghiên cứu bối cảnh, các mối liên kết ngành; xác định yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội đối với ngành;

đ) Xác định quan điểm, mục tiêu phát triển lâm nghiệp;

e) Định hướng phát triển bền vững rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất;

g) Định hướng phát triển kết cấu hạ tầng lâm nghiệp;

h) Định hướng phát triển thị trường, vùng nguyên liệu, chế biến lâm sản;

i) Giải pháp, nguồn lực tổ chức thực hiện quy hoạch.

Luật quy hoạch [6]

Luật quy hoạch số 21/2017 đƣợc ban hành ngày 24 tháng 11 năm 2017 và có hiệu lực ngày 1 tháng 1 năm 2019. Trong luật quy hoạch đƣa ra nội dung quy hoạch ngành quốc gia trong đó có quy hoạch sử dụng tài nguyên quốc gia cho quy hoạch lâm nghiệp nhƣ sau:

a) Phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, điều tra, khảo sát, thăm dò hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên;

b) Đánh giá tác động của việc khai thác, sử dụng tài nguyên;

c) Phân tích, đánh giá chủ trương, định hướng phát triển kinh tế - xã hội liên quan đến việc khai thác, sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường quốc gia và các quy hoạch có liên quan;

d) Dự báo tiến bộ khoa học, công nghệ và phát triển kinh tế - xã hội tác động tới việc bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên trong thời kỳ quy hoạch;

đ) Quan điểm, mục tiêu khai thác, sử dụng tài nguyên phục vụ phát triển kinh tế - xã hội;

e) Xác định khu vực cấm, khu vực hạn chế, khu vực khuyến khích khai thác, sử dụng tài nguyên;

g) Định hướng bảo vệ môi trường, phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu;

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất những nội dung chính của quy hoạch bảo vệ môi trường trong quy hoạch lâm nghiệp phù hợp với luật quy hoạch (Trang 22 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)