CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.3. Đề xuất mục tiêu quy hoạch bảo vệ môi trường trong phát triển lâm nghiệp đến năm 2030
3.3.1. Dự báo phát triển lâm nghiệp
Dân số hiện tại của Việt Nam là 97.584.336 người vào ngày 31/08/2019 theo số liệu mới nhất từ Liên Hợp Quốc. Dân số Việt Nam hiện chiếm 1,27% dân số thế giới. Việt Nam đang đứng thứ 14 trên thế giới trong bảng xếp hạng dân số các nước và vùng lãnh thổ. So với năm 2009, vị trí xếp hạng về quy mô dân số của Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á không thay đổi và giảm hai bậc so với
các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Sau 10 năm, kể từ năm 2009 đến nay, quy mô dân số Việt Nam tăng thêm 10,4 triệu người. Tỉ lệ tăng dân số bình quân năm giai đoạn 2009-2019 là 1,14%/năm, giảm nhẹ so với giai đoạn 10 năm trước (1,18%/năm). Dự báo đến năm 2030 dân số Việt Nam khoảng 107 triệu người.
Tỉ số giới tính là 99,1 nam/100 nữ, trong đó khu vực thành thị là 96,5 nam/100 nữ, khu vực nông thôn là 100,5 nam/100 nữ. Tỉ số giới tính tăng liên tục trong những năm qua nhƣng luôn thấp hơn 100 trên phạm vi toàn quốc.
Kết quả tổng điều tra 2019 cũng cho thấy Việt Nam là quốc gia có mật độ dân số cao so với các nước trên thế giới và trong khu vực. Năm 2019, mật độ dân số của Việt Nam là 290 người/km2, tăng 31 người/km2 so với năm 2009. Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là hai địa phương có mật độ dân số cao nhất cả nước, tương ứng là 2.398 người/km2 và 4.363 người/km2.
Phân bố dân cƣ giữa các vùng kinh tế-xã hội có sự khác biệt đáng kể, vùng Đồng bằng sông Hồng là nơi tập trung dân cư lớn nhất của cả nước với 22,5 triệu người, chiếm gần 23,4%; tiếp đến là vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung với 20,2 triệu người, chiếm 21,0%. Tây Nguyên là nơi có ít dân cư sinh sống nhất với tổng dân số là 5,8 triệu người, chiếm 6,1% dân số cả nước.
Trong 10 năm qua, quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh và rộng khắp tại nhiều địa phương đã tác động làm gia tăng dân số ở khu vực thành thị. Dân số khu vực thành thị ở Việt Nam năm 2019 là 33.059.735 người, chiếm 34,4%; ở khu vực nông thôn là 63.149.249 người, chiếm 65,6%. Từ năm 2009 đến nay, tỉ trọng dân số khu vực thành thị tăng 4,8 điểm phần trăm.
Toàn quốc có 82.085.729 người dân tộc Kinh, chiếm 85,3% và 14.123.255 người dân tộc khác, chiếm 14,7% tổng dân số của cả nước. Địa bàn sinh sống chủ yếu của nhóm dân tộc khác là vùng Trung du và miền núi phía Bắc và vùng Tây Nguyên. Tại vùng rrung du và miền núi phía bắc, nhóm dân tộc khác chiếm 56,2%; con số này ở vùng Tây Nguyên là 37,7%; ở vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung là 10,3%; ở các vùng khác, tỉ lệ này chiếm không quá 8%.
Dân số gia tăng đi đôi với nhu cầu đất sản xuất và đất gia tăng trong khi đó đất đai lại không sinh sôi nảy nở đƣợc, chính vì vậy áp lực dân số lên đất đai tình trạng thiếu việc làm cho người lao động khi không có đất để canh tác, sản xuất là điều tất yếu không thể tránh khỏi. Vì vậy vấn đề ổn định dân số, giải
quyết công ăn việc làm cho người lao động nông-lâm nghiệp trong những năm tới là nhiệm vụ nặng nè đặt ra cho các cấp chính quyền địa phương.
Chất lượng dân số và lao động: Đảng và Nhà nước ta ngày càng quan tâm hơn đến chất lƣợng dân số và nguồn lao động, với mục tiêu nâng cao trình độ dân trí, bồi dƣỡng nhân lực, đào tạo nhân tài đang đƣợc cụ thể hóa bằng nhiều hành động và việc làm thiết thực, chất lƣợng dân số nguồn lao động của thành phố sẽ tiếp tục được nâng lên cùng với sự đi lên của đất nước và đó cũng là điều tất yếu trong bối cản phát triển kinh tế của đất nước. Bên cạnh đó sự phổ cập các kiến thức khoa học kỹ thuật từ các chương trình dự án, công tác khuyến nông, khuyến lâm,..sẽ góp phần làm cho chất lƣợng dân số và nguồn lao động của thành phố đƣợc nâng cao hơn nữa trong thời gian tới nhất là trình độ sản xuất, khả năng ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuạt mới nhằm nâng cao năng suất, hiệu quả kinh tế của cây trồng, vật nuôi. Chất lƣợng lao động đƣợc nâng cao là điều kiện thuận lợi để tiếp tục đẩy mạnh đầu tƣ phát triển sản xuất các ngành nghề.
b) Dự báo về thị trường lâm sản
Hiện cả nước có khoảng 25 triệu người dân có cuộc sống liên quan đến rừng. Trong đó, LSNG gắn bó với khoảng hơn ba triệu đồng bào các dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa, vùng cao sống bên trong hoặc gần các khu rừng tự nhiên. Về nhu cầu sản xuất trong nước, LSNG đang trở thành nguồn nguyên liệu hữu ích cho nhiều làng nghề, nhƣ các làng nghề mây tre đan, các cơ sở sản xuất thuốc đông dược và chế biến nông sản thực phẩm. Còn với thị trường nước ngoài, hiện đã có hơn 40 loại LSNG có giá trị xuất khẩu cao, nhƣ: tinh dầu tràm, ba kích, sa nhân, song mây, quả trám, hạt dẻ, nhựa mủ trôm, thông nhựa, sâm, tam thất, nấm hương, thảo quả…
Nhu cầu về tiêu thụ LSNG cũng được đánh giá cao cả trong nước và xuất khẩu. Do vậy, phải nhận thấy LSNG đang có thế mạnh và tiềm năng lớn, các địa phương có rừng cần đầu tư để có thể phát triển ổn định, bền vững trong thời gian tới. Ngành lâm nghiệp cũng đặt ra các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn về cơ chế, chính sách quy hoạch và đầu tƣ phát triển, việc áp dụng công nghệ - khoa học, liên kết trong sản xuất, phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu… Qua đó, thúc đẩy bảo đảm đủ nguồn nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến gỗ
và lâm sản đạt được mục tiêu tăng trưởng đã đặt ra trong năm 2019, phát triển ổn định và bền vững trong những năm tiếp theo.
c) Dự báo về nhu cầu sử dụng đất
Cơ cấu về sử dụng đất sẽ biến đổi so với hiện nay, do các xu thế nhƣ đô thị hóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, sức ép gia tăng dân số. Đất lâm nghiệp cũng được quy hoạch lại cho phù hợp với sản xuất kinh tế theo xu hướng giảm diện tích rừng phòng hộ và tăng diên tích rừng sản xuất để hình thành các vùng nguyên liệu tập trung phục vụ cho công nghiệp chế biến lâm sản.
Dự báo về nhu cầu sử dụng đất có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định các loại đất cần chuyển mục đích sử dụng đất, diện tích đất chƣa sử dụng cần đƣa vào sử dụng, để phù hợp với nhu cầu sử dụng đất của hộ gia đình cá nhân. Xác định quy mô, địa điểm công trình, dự án, vị trí, diện tích khu vực sử dụng đất vào mục đích phát triển kinh tế xã hội vào các mục đích phát triển kinh tế xã hội thiết lập các hành lang pháp lý để thu hồi đất, giao đất chuyển đổi mục đích sử dụng đất chuyển đổi chuyển nhƣợng quyền sử dụng đất.
d) Dự báo về phát triển khoa học công nghệ trong lâm nghiệp
- Dự báo về công nghệ áp dụng vào sản xuất cho ngành lâm nghiệp: Trong tương lai, khoa học công nghệ đặc biệt là công nghệ thông tin, công nghệ sinh học tiếp tục phát triển nhảy vọt, thúc đẩy hình thành nền kinh tế trí thức sẽ tác động nhiều mặt và làm biến đổi sâu sắc lĩnh vực đời sông xã hội của từng vùng, từng quốc gia. Trong lâm nghiệp, công nghệ tạo giống mới, dây chuyền công nghệ chế biến hiện đại, tạo sản phẩm chất lƣợng cao, cơ chế phát triển sạch (CDM)…là đòi hỏi và xu thế tất yếu của quá trình hội nhập đối với nền kinh tế thế giới.
- Trong những năm tới sẽ tiếp tục ứng dụng công tác nuôi cấy mô tế bào và xây dựng vườn ươm công nghiệp để phục vụ cho công tác trồng rừng nguyên liệu tập trung.
- Sử dụng máy móc thiết bị hiện đại thay thế cho việc khai thác thủ công, đảm bảo an toàn cao, giải phóng sức lao động cho con người.
- Việc theo dõi diễn biến tài nguyên rừng phòng cháy chữa cháy rừng, sâu bệnh hại cây rừng,..cũng như công tác quản lý, điều hành, tiếp cận thị trường sẽ
có sự hỗ trợ đắc lực của các thiết bị tin học hiện đại nhƣ Mapinfor, GIS, GPS, viễn thám phần mềm cảnh báo, phát hiện sớm cháy rừng.