PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất những nội dung chính của quy hoạch bảo vệ môi trường trong quy hoạch lâm nghiệp phù hợp với luật quy hoạch (Trang 35 - 40)

Thực hiện đề xuất lồng nghép nội dung quy hoạch môi trường trong quy hoạch lâm nghiệp, luận văn đã sử dụng hai cơ sở sau:

- Căn cứ vào nội dung của luật quy hoạch đối với đối tƣợng quy hoạch lâm nghiệp.

- Căn cứ vào những nội dung chính của quy hoạch môi trường và lồng ghép nội dung quy hoạch lâm nghiệp. Cụ thể được thể hiện trong sơ đồ 2.1 dưới đây.

Hình 2.1. Thực hiện quy hoạch môi trường lồng ghép với quy hoạch lâm nghiệp

2.2. Phương pháp nghiên cứu

Để lồng ghép đề xuất những nội dung chính của quy hoạch môi trường trong quy hoạch lâm nghiệp đề tài thực hiện các phương pháp nghiên cứu sau:

Thu thập thông tin

Đánh giá HTMT

Xác định mục tiêu QHMT

Thiết kế quy hoạch

Quản lý quy hoạch

- Hiện trạng phát triển lâm nghiệp quốc gia: Hiện trạng tài nguyên rừng, hiện trạng sử dụng đất.

- Đề xuất các phương án bảo vệ môi trường trong quy hoạch lâm nghiệp.

- Căn cứ vào hệ thống pháp lý của quy hoạch lâm nghiệp và luật quy hoạch thực hiện quản lý quy hoạch môi trường cho quy hoạch lâm nghiệp

- Đánh giá tác động của hoạt động phát triển rừng và quy hoạch lâm nghiệp

- Đánh giá, phân tích rủi ro môi trường trong quy hoạch lâm nghiệp

- Dự báo phát triển lâm nghiệp

- Đề xuất định hướng phát triển lâm nghiệp và lồng ghép mục tiêu môi trường

2.2.1. Phương pháp chỉ số môi trường

Chỉ số môi trường là một giá trị số giúp đưa ra một cái nhìn rõ ràng về trạng thái môi trường hoặc sức khỏe con người. Giá trị đó được biến đổi từ các thông số mô tả trạng thái của môi trường và các tác động của nó đến sự tồn tại của con người: hệ sinh thái và vật liệu, các áp lực môi trường, các lực hướng dẫn và các đáp ứng điều khiển hệ thống đó.

Vai trò của chỉ số môi trường: (1) phản ánh hiện trạng và xu hướng biến đổi của môi trường, bảo đảm tính phòng ngừa của công tác quản lý môi trường;

(2) cung cấp thông tin cho người ra quyết định hay các nhà quản lý, các nhà hoạch định chiến lược cân nhắc các vấn đề môi trường và KT-XH bảo đảm nhu cầu phát triển bền vững; (3) thu gọn kích thước, đơn giản hóa thông tin để dễ quản lý, sử dụng và lưu trữ, tạo ra tính hiệu quả của thông tin; (4) thông tin cho cộng đồng về chất lượng môi trường, nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường trong cộng đồng.

Theo EEA có 4 loại chỉ số môi trường sau đây phân theo mức độ nghiên cứu tăng dần:

+ Loại A – Chỉ số mô tả: Điều gì đang xảy ra với môi trường và con người?

+ Loại B – Chỉ số hiệu suất: Vấn đề là gì?

+ Loại C – Chỉ số hiệu quả: Chúng ta đang cải thiện cái gì?

+ Loại D – Chỉ số phúc lợi: Chúng ta có tốt không?

Đề tài đã sử dụng nhóm chỉ số loại A để mô tả diễn biễn tài nguyên rừng, vấn đề sử dụng đất theo các giai đoạn từ năm 2008-2018 thông qua chỉ số tỉ lệ che phủ rừng, tỉ lệ thay đổi diện tích tài nguyên rừng và diện tích đất lâm nghiệp qua các năm.

Nhóm chỉ số loại B đề tài sử dụng để phân tích rủi ro môi trường xảy ra trong quá trình quy hoạch lâm nghiệp thông qua các chỉ số nhƣ chỉ số cháy rừng, chỉ số chặt phá rừng.

2.2.2. Phương pháp thu thập, kế thừa tài liệu

Phương pháp thu thập, kế thừa số liệu được sử dụng nhằm giảm bớt thời gian và công việc ngoài thực địa, trong phòng thí nghiệm và nghiên cứu tài liệu.

Phương pháp kế thừa có chọn lọc kết quả các công trình nghiên cứu và các đề tài

đã được thực hiện tại khu vực nghiên cứu. Phương pháp này được sử dụng để thu thập các tài liệu.

- Tài liệu chiến lƣợc phát triển lâm nghiệp giai đoạn 2006-2020

- Tài liệu liên quan đến nội dung đề tài nghiên cứu trên sách báo, tạp chí, - Các nghiên cứu khoa học về quy hoạch môi trường và quy hoạch lâm nghiệp trong nước và ngoài nước.

- Báo cáo về tình hình kinh tế xã hội của quốc gia qua các năm - Báo cáo về phát triển lâm nghiệp.

- Bản đồ hiện trạng rừng Việt Nam qua các giai đoạn.

- Niên giám thống kê qua các năm.

- Văn bản luật và chính sách về lâm nghiệp.

2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu

Từ các tài liệu thu thập được đề tài sử dụng phương pháp phân tích số liệu để phân tích và đánh giá số liệu qua các giai đoạn khác nhau:

- Phân tích hiện trạng phát triển lâm nghiệp

+ Đề tài tiến hành thu thập các số liệu liên quan đến hiện trạng thay đổi tài nguyên rừng: rừng tự nhiên và rừng trồng từ năm 2008 đến nay của Tổng cục thống kê. Từ đó phân tích sự thay đổi của tài nguyên rừng, phân tích nguyên nhân thay đổi suy giảm và tăng lên của tài nguyên rừng qua các năm và so sánh đánh giá với định hướng phát triển chung về kinh tế xã hội của quốc gia. Bên cạnh đó đề tài thu thập thêm các số liệu và phân tích chi tiết sƣ thay đổi về vấn đề khai thác lâm sản ngoài gỗ: Sản lƣợng, giống loài,….

+ Chính sách trong phát triển lâm nghiệp cũng rất quan trọng trong việc định hướng và phát triển lâm nghiệp nên đề tài tiến hành phân tích các chính sách lâm nghiệp qua các thời kỳ để đánh giá sự khác biệt và các điểm mới của chính sách.

+ Phân tích rủi ro môi trường xảy ra trong quá trình quy hoạch phát triển lâm nghiệp. Thu thập các số liệu liên quan tới các rủi ro môi trường như cháy rừng, xói mòn, trƣợt lở, lũ lụt,….hàng năm để đánh giá và dự báo rủi ro môi trường.

- Phân tích định hướng phát triển lâm nghiệp: Từ kết quả về hiện trạng phát triển lâm nghiệp đề tài phân tích đánh giá và đưa ra định hướng phát triển lâm nghiệp để phù hợp với luật quy hoạch và luật lâm nghiệp.

Để xử lý số liệu về hiện trạng rừng, tỉ lệ che phủ rừng, tỉ lệ đói nghèo, mật độ dân số, diện tích khu vực cháy và diện tích rừng bị chặt phá. Tác giả đã sử dụng phần mềm excel để thiết lập các đồ thị về phương trình tương quan và các biểu đồ biểu diễn giá trị thay đổi qua các giai đoạn.

2.2.4. Phương pháp xử lý số liệu

Luận văn sử dụng việc xử lý số liệu trên excel để xây dựng các phương trình tương quan đơn giản giữa các yếu tố được lựa chọn. Lựa chọn phương trình tương quan bậc 1 hoặc bậc 2 khi đường tương quan phù hợp nhất với các điểm trên đồ thị.

Xây dựng phương trình tương quan giữa tỉ lệ nghèo đói và tỉ lệ che phủ rừng:

Từ cơ sở nghiên cứu đã nghiên cứu về mối tương quan giữa tỉ lệ nghèo đói và che phủ rừng khi tỉ lệ che phủ rừng cao thì nghèo đói cao tập trung ở một số khu vực miền núi phía Bắc [25,26]. Luận văn thực hiện lấy số liệu về tỉ lệ nghèo đói và tỉ lệ che phủ rừng của cả nước từ năm 2008 -2016 để xây dựng phương trình tương quan bậc 1 với đường tương quan tuyến tính đơn giản.

Khi sự tương quan âm thể hiện tỉ lệ nghèo đói tăng mà tỉ lệ che phủ rừng giảm thì không đúng với tình trạng đói nghèo ở Việt Nam tập trung chủ yếu ở các khu vực dân tộc thiểu số mà những nơi này là diện tích rừng chiếm đa số. Do vậy, tác giả tiếp tục xây dựng phương trình tương quan giữa hai yếu tố này với quy mô cấp tỉnh bằng việc thu thập số liệu của các tỉnh trong nước trong năm 2016 (phụ lục 1). Từ đó đánh giá và so sánh giữa hai mô hình cấp quốc gia và cấp tỉnh về mức độ chính xác so với điều kiện thực tiễn tại Việt Nam.

Xây dựng phương trình tương quan giữa tổng hộ nghèo và diện tích rừng bị cháy

Với hiện trạng tài nguyên rừng ở Việt Nam chủ yếu phân bố ở các khu vực dân tộc thiểu số nơi có tỉ lệ nghèo đói cao thì khả năng xảy ra rủi ro tương đối cao. Đề tài thu thập số liệu về số lƣợng hộ nghèo và diện tích cháy rừng từ năm 2008 – 2018 để tìm kiếm mô hình tương quan. Nếu sự tương quan âm thì

khả năng tương quan của hai yếu tố này không chính xác. Do số lượng người nghèo tại các vùng địa phương khác nhau và tỉ lệ che phủ rừng tại các vùng địa phương khác nhau nên đề tài tiếp tục khảo sát số liệu của hai yếu tố này với đơn vị cấp tỉnh.

Diện tích cháy rừng vào năm 2016 tương đối lớn nên tác giả sử dụng số liệu cháy rừng và hộ nghèo tại các tỉnh trong năm 2016 và thiết lập mô hình tương quan. Tác giả lựa chọn xây dựng phương trình tương quan cụ thể cho 6 vùng trong toàn quốc để thấy rõ hơn sự tương quan của hai yếu tố này.

Xây dựng tương quan giữa mật độ dân số và diện tích cháy rừng

Đề tài tiếp tục khảo sát về yếu tố mật độ dân số so với diện tích khu vực cháy bằng cách sử dụng số liệu về mật độ dân số và diện tích cháy rừng từ năm 2008-2018 của cả nước. Xảy ra hai trường hợp:

- Trường hợp 1: Tương quan âm thì khả năng tương quan của hai yếu tố này là không đơn điệu còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác.

- Trường hợp 2: Tương quan dương và tùy thuộc vào hệ số tương quan cho biết được mức độ tương quan của hai yếu tố này cao hay không cao.

Từ quá trình khảo sát yếu tố mật độ dân số và tỉ lệ hộ nghèo có thể nhận xét và đánh giá đƣợc sự phụ thuộc và liên quan tới cháy rừng.

Phương trình tương quan giữa diện tích rừng bị chặt phá và tỉ lệ nghèo đói

Chặt phá rừng là nguyên nhân lớn ảnh hưởng tới suy giảm diện tích rừng, do vậy đề tài nghiên cứu thêm về mối tương quan giữa yếu tố diện tích rừng bị chặt phá và tỉ lệ nghèo đói tại quốc gia từ năm 2008-2018.

+ Nếu sự tương quan dương cho thấy được hai yếu tố này có liên quan tới nhau khi tỉ lệ nghèo đói tăng thì khả năng xảy ra chặt phá rừng càng lớn. Tùy thuộc vào hệ số tương quan để đánh giá được mức độ tương quan.

+ Nếu sự tương quan âm cho thấy được tỉ lệ nghèo đói với diện tích chặt phá rừng không tương quan với nhau.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất những nội dung chính của quy hoạch bảo vệ môi trường trong quy hoạch lâm nghiệp phù hợp với luật quy hoạch (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)