CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.5. Đề xuất quản lý quy hoạch
Cơ sở pháp lý quản lý quy hoạch
Để nâng cao được hiệu quả quản lý quy hoạch bảo vệ môi trường trong quy hoạch lâm nghiệp cần phải có hệ thống pháp lý đầy đủ và chính xác:
- Luôn căn cứ vào hệ thống luật pháp để đƣa ra đƣợc nội dung quy hoạch phù hợp.
- Cập nhật những văn bản luật đã sửa đổi mới nhất cho các nội dung quy hoạch.
- Các văn bản luật chính áp dụng cho quy hoạch bảo vệ môi trường trong quy hoạch lâm nghiệp:
+ Luật quy hoạch số 21/2017/QH14 + Luật lâm nghiệp số 16/2017/QH14
+ Luật bảo vệ môi trường số: 55/2014/QH13
+ Luật đất đai số 45/2013/QH13
- Bên cạnh đó là các hệ thống văn bản về quy chuẩn, tiêu chuẩn chất lượng môi trường. Dưới đây là các quy chuẩn cơ bản cho quy hoạch môi trường.
Tùy thuộc vào từng hoạt động khai thác việc áp dụng luật cần cụ thể hơn.
+ QCVN 08:2015 /BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lƣợng nước mặt
+ QCVN 09:2015 /BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lƣợng nước ngầm
+ QCVN 05:2013 /BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lƣợng không khí xung quanh
+ QCVN 03:2015 /BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số kim loại nặng trong đất
- Một số các văn bản kỹ thuật cần quan tâm trong quá trình quy hoạch là:
+ Chiến lƣợc, quy hoạch phát triển tổng thể ngành lâm nghiệp.
+ Quy tổng thể phát triển kinh tế xã hội.
+ Chiến lược bảo vệ môi trường.
+ Định hướng quy hoạch sử dụng đất quốc gia.
Giải pháp nâng cao năng lực
- Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các cấp các ngành về tác động của biến đổi khí hậu trong lâm nghiệp, tăng cường phổ biến kiến thức cho cộng đồng người dân về các giải pháp ứng phó.
- Xây dựng chương trình/đề án tăng cường đội ngũ cán bộ khuyến lâm cơ sở;
Xây dựng chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ cán bộ khuyến lâm cơ sở; Xây dựng chính sách hỗ trợ vật tƣ kỹ thuật thiết yếu; Đẩy mạnh xây dựng, phổ biến sổ tay kỹ thuật cho từng vùng, quan tâm tới đối tƣợng là hộ dân; Phát triển khuyến lâm có sự tham gia thực sự của người dân; Có đề án nghiên cứu đổi mới nội dung chương trình, hình thức, tài liệu đào tạo sát với nhu cầu thực tiễn; Có chương trình và chính sách tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ cấp cơ sở và dạy nghề cho dân.
- Tập huấn xây dựng phương án quản lý rừng bền vững và tự giám sát, đánh giá.
- Đào tạo đánh giá/kiểm định viên về quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng.
- Xây dựng trang web và chuyên sâu về kinh tế xanh và phát triển bền vững lâm nghiệp.
Tăng cường phát triển lĩnh vực khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế - Nghiên cứu cơ cấu cây trồng phù hợp với các vùng và kịch bản của BĐKH
- Xây dựng hướng dẫn kỹ thuật cho từng vùng.
- Xây dựng các chương trình KHCN tổng hợp theo chuỗi giá trị.
- Tăng cường nghiên cứu mang tính đột phá, đặc biệt là giống, quản lý rừng, khai thác, chế biến lâm sản để làm gia tăng giá trị của sản phẩm lâm nghiệp và đóng góp cho hấp thụ, giảm phát thải khí nhà kính, chống ô nhiễm môi trường.
- Đẩy mạnh áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều tra tài nguyên.
- Tăng cường phối hợp thực hiện các cam kết đa phương về môi trường liên quan tới BĐKH nhƣ Công ƣớc chống sa mạc hóa của Liên hợp quốc (UNCCD), Công ƣớc đa dạng sinh học, Công ƣớc RAMSAR, CITES…
- Lồng ghép vấn đề kinh tế xanh hướng tới phát triển bền vững trong các chương trình dự án hợp tác quốc tế đang và sẽ triển khai về lâm nghiệp.
- Tăng cường hợp tác kỹ thuật, trao đổi chuyên gia.
Phát triển nguồn lực tài chính
- Nghiên cứu đa dạng hóa các nguồn tài chính cho QLRBV gắn với biến đổi khí hậu.
- Triển khai hiệu quả hoạt động của Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng ở các cấp.
- Xây dựng cơ chế tài chính mới bền vững gắn BĐKH, QLRRBV - Xây dựng cơ sở khoa học để đàm phán tham gia thị trường các bon.
- Lồng ghép việc thực hiện kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, chương trình, dự án khác trên cùng địa bàn để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực và lợi ích tổng hợp về kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường, bảo đảm an ninh, quốc phòng.
- Bảo đảm kinh phí cho việc bảo vệ và phát triển rừng, đặc biệt ƣu tiên cho các xã vùng biên giới, ven biển; tăng mức khoán bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh
rừng; tăng mức đầu tƣ cho trồng mới rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và hỗ trợ trồng rừng sản xuất ở địa bàn khó khăn. Có chính sách ƣu đãi về vay vốn tín dụng trồng rừng sản xuất...
- Phân tích chi phí lợi ích của các giá trị rừng khi chuyển đổi mục đích sử dụng và khai thác rừng.