Hiện trạng tài nguyên rừng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất những nội dung chính của quy hoạch bảo vệ môi trường trong quy hoạch lâm nghiệp phù hợp với luật quy hoạch (Trang 43 - 48)

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Đánh giá hiện trạng phát triển lâm nghiệp

3.1.2. Hiện trạng tài nguyên rừng

Hiện trạng tài nguyên rừng giai đoạn 2011-2018 đƣợc thống kê trong bảng 3.2 dưới đây.

Diện tích (ha)

Vùng

Bảng 3.2. Thống kê hiện trạng tài nguyên rừng từ năm 2011-2018 Đơn vị tính: triệu ha Năm Diện tích có rừng Rừng tự nhiên Rừng trồng

2011 13,515 10,285 3,229

2012 13,862 10,424 3,438

2013 13,954 10,398 3,556

2014 13,796 10,100 3,696

2015 14,062 10,175 3,886

2016 14,378 10,242 4,135

2017 14,415 10,236 4,179

2018 14,491 10,256 4,235

(Nguồn: Tổng cục thống kê) Từ bảng thống kê 3.2 có thể cho thấy tổng diện tích tài nguyên rừng tăng đều từ năm 2011-2018 tăng từ 13,515 triệu ha lên đến 14,491 triệu ha (tăng khoảng 1,07%). Trong đó diện tích rừng tự nhiên giảm dần và giảm nhiều nhất vào năm 2013-2014 ( từ 10,398 triệu ha còn 10,1 triệu ha) cùng với đó diện tích rừng trồng tăng lên rõ rệt từ năm 2013-2016 (từ 3,556 triệu ha đến 4,135 triệu ha).

Hình 3.3. Biểu đồ diện tích rừng thay đổi trong giai đoạn 2011-2018 Theo quyết định 1187/QĐ-BNN-TCLN của Bộ Nông nghiệp và PTNT về công bố hiện trạng tài nguyên rừng năm 2017 đƣa ra kết quả về diện tích 3 loại rừng phân theo mục đích sử dụng là rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất được trình bày trong bang 3.3 dưới đây.

Năm Diện tích (triệu ha)

Bảng 3.3: Cơ cấu diện tích 3 loại rừng phân theo mục đích sử dụng Đơn vị: ha

Phân loại rừng Tổng cộng

Thuộc quy hoạch 3 loại rừng Ngoài quy hoạch 3 loại rừng Đặc dụng Phòng hộ Sản xuất

(1) (2) (3) (4) (5) (6)

TỔNG DIỆN TÍCH CÓ

RỪNG 14.415.381 2.141.324 4.567.106 6.765.936 941.015 I. RỪNG PHÂN THEO

NGUỒN GỐC 14.415.381 2.141.324 4.567.106 6.765.936 941.015 1. Rừng tự nhiên 10.236.415 2.057.932 3.913.584 3.905.504 359.395 2. Rừng trồng 4.178.966 83.392 653.522 2.860.432 581.620 II. RỪNG PHÂN THEO

ĐIỀU KIỆN LẬP ĐỊA 14.415.381 2.141.324 4.567.106 6.765.936 941.015 1. Rừng trên núi đất 13.211.790 1.829.527 3.969.044 6.542.948 870.272 2. Rừng trên núi đá 943.880 278.504 463.959 153.166 48.251 3. Rừng trên đất ngập

nước 213.142 32.832 116.797 54.509 9.004

4. Rừng trên cát 46.569 462 17.306 15.313 13.488 III. RỪNG TỰ NHIÊN

PHÂN THEO LOÀI CÂY

10.236.415 2.057.932 3.913.584 3.905.504 359.395 1. Rừng gỗ 8.838.168 1.861.413 3.461.812 3.228.813 286.131 2. Rừng tre nứa 240.925 28.803 63.300 133.706 15.117 3. Rừng hỗn giao gỗ và

tre nứa 1.152.864 167.608 388.249 540.104 56.903

4. Rừng cau dừa 4.457 109 223 2.881 1.245

(Nguồn: Bộ NN&PTNT năm 2017)

Hình 3.4: Tỉ lệ diện tích rừng theo quy hoạch 3 loại rừng và ngoài quy hoạch

Tổng diện tích rừng trên diện tích đất lâm nghiệp của nước ta tính đến năm 2017 là trên 14,4 triệu ha chiếm 96,7% trong đó diện tích rừng đƣợc quy hoạch 3 loại rừng chiếm 93,47% tổng diện tích rừng cả nước, còn lại 6,53% diện tích rừng ngoài quy hoạch 3 loại rừng. Diện tích đất chƣa có rừng là 495.132 ha (chiếm 3,3%

diện tích đất quy hoạch cho lâm nghiệp). Tỉ lệ diện tích đất chƣa có rừng có thể là trong quá trình quy hoạch vẫn còn nhiều diện tích đất trống đồi núi trọc chƣa đƣợc sử dụng. Tuy nhiên con số này chiếm không đáng kể trong tổng diện tích đƣợc quy hoạch. Có thể thấy những năm gần đây nước ta đang tập trung chú trọng cho sự phát triển lâm nghiệp tốt hơn.

Trong tổng diện tích rừng cả nước thì tổng diện tích rừng trồng trên 4,1 triệu ha trong đó rừng sản xuất chiếm 68,5%, rừng đặc dụng chỉ chiếm gần 2% và rừng phòng hộ chiếm 15,6%, rừng trồng ngoài quy hoạch chiếm 1,4%. Điều đó cho thấy được nước ta đang tập trung vào phát triển rừng trồng cho sản xuất phục vụ nhu cầu gỗ ngày càng tăng.

Tại mỗi vùng địa phương có điều kiện tự nhiên và điều kiện phát triển kinh tế xã hội khác nhau thì diện tích rừng tự nhiên và rừng trồng cũng khác nhau. Số liệu cụ thể được thể hiện bằng biểu đồ hình 3.5 dưới đây.

Hình 3.5. Biểu đồ diện tích rừng tự nhiên và rừng trồng phân theo vùng sinh thái

Nhìn vào biểu đồ có thể thấy diện tích rừng tự nhiên và rừng trồng tập trung nhiều nhất tại 3 vùng nơi có địa hình đồi núi chiếm đa số trong tổng diện tích đất nước là vùng Trung du miền núi phía Bắc (trên 3,8 triệu ha), vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền trung (trên 3,7 triệu ha) và vùng Tây Nguyên (trên 2,2 triệu ha).

Còn lại các vùng Đồng Bằng sông Hồng, vùng Đông Nam Bộ và vùng Đồng Bằng sông Cửu Long diện tích rừng tự nhiên và rừng trồng rất ít.

Hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp khi làm quy hoạch thiếu chính xác (số liệu thực địa và bản đồ chênh lệch nhau). Không chú trọng đến hiện trạng canh tác đất nông nghiệp khi quy hoạch nên đã đƣa nhiều đất đang canh tác nông nghiệp ổn định, lâu dài của người dân vào quy hoạch ba loại rừng hoặc là hiện trạng thiếu chính xác nhƣ đã nói ở trên dẫn đến khó thực hiện quy hoạch trong thực tiễn sản xuất. Số liệu có sự không đồng nhất giữa các nguồn thu thập số liệu khác nhau về diện tích đất lâm nghiệp và diện tích rừng.

Đƣa nhiều đất chƣa có rừng vào quy hoạch lâm nghiệp dẫn đến thực tế phạm vi không gian quy hoạch lớn hơn số liệu quy hoạch.

Vì vậy để quản lý và thực hiện quy hoạch có hiệu quả, sát với thực tế thì bắt buộc số liệu quy hoạch phải xây dựng từ cơ sở dữ liệu số, tránh tình trạng thực tế sản xuất và số liệu báo cáo không đồng nhất.

Diện tích (ha) Vùng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất những nội dung chính của quy hoạch bảo vệ môi trường trong quy hoạch lâm nghiệp phù hợp với luật quy hoạch (Trang 43 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)