CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.3. Mối quan hệ giữa quy hoạch lâm nghiệp và quy hoạch môi trường
Rừng bảo vệ và ngăn chặn gió bão. Lƣợng đất xói mòn của vùng đất có rừng chỉ bằng 10% lƣợng đất xói mòn của vùng đất không có rừng. Rừng là nguồn gen vô tận của con người, là nơi cư trú của các loài động vật thực vật quý hiếm. Rừng đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc duy trì sự sống trên trái đất.
Rừng tự nhiên có vai trò vô cùng to lớn đã che phủ phần lớn diện tích mặt đất nhưng do tác động của con người như khai thác lâm sản, khai phá lấy đất làm nông nghiệp, xây dựng, đô thị hóa, … nên rừng tự nhiên bị mất đi đáng kể. Chỉ tính riêng trong giai đoạn năm 1990-1995 ở các nước đang phát triển, đã có hơn 65 triệu ha rừng bị mất. Hiện nay, mỗi tuần trên thế giới có khoảng 500.000 ha rừng tự nhiên bị mất hoặc bị thoái hóa. Một trong những nguyên nhân mất rừng và suy thoái rừng trong những năm qua là do năng lực quản lý và bảo vệ rừng
của nhiều chủ rừng còn hạn chế, công tác quy hoạch đất lâm nghiệp chƣa ổn định, ranh giới ba loại rừng chƣa đƣợc xác định và cắm mốc ở thực địa. Bên cạnh đó, nhu cầu thị yếu sử dụng gỗ và lâm sản ngày càng có xu hướng tăng lên, đời sống của nhân dân ở vùng có rừng còn gặp nhiều khó khắn dẫn đến tình trạng phá rừng để mưu sinh.
Do vậy việc quy hoạch lâm nghiệp cần đƣợc xem xét một cách tổng thể vấn đề môi trường trong phạm vi lưu vực bao gồm cả các hoạt động kinh tế xã hội. Công tác quy hoạch lâm nghiệp hiện nay ngoài việc kinh doanh lợi dụng nhất thiết phải quan tâm tới các khía cạnh khác gồm: Bảo vệ lưu vực, chống xói mòn, rửa trôi đất; Bảo tồn đa dạng sinh học và Tác động khí hậu. Tỉ lệ che phủ rừng là yếu tố quan trọng để đánh giá chỉ tiêu an ninh môi trường của một quốc gia, chỉ số tối ưu đạt >45% tổng diện tích. Ngày nay, nhiều nước tiên tiến trên thế giới đang quan tâm lồng ghép vấn đề quy hoạch môi trường trong công tác quy hoạch nông lâm nghiệp.
Lâm nghiệp môi trường tại Việt Nam [4]
Ngày 11/6/1994, hai năm sau hội nghị RIO, Việt Nam đã kí công ƣớc khung biến đổi khí hậu (UNFCCC) và ký nghị định thƣ Kyoto năm 1998 và đƣợc phê chuẩn năm 2002. Các hoạt động sau đó có vốn tài trợ từ mọi quốc tế và huy động sức dân như chương trình “phủ xanh đồi trọc”, Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng, Chiến lƣợc phát triển lâm nghiệp 2006-2020 và kế hoạch bảo vệ phát triển rừng giai đoạn 2011-2020. Tao đƣợc vốn rừng góp phần vào đa dạng sinh học, phòng hộ đầu nguồn, điều tiết nước và chống sa mạc hóa, giảm phát thải khí nhà kính biến đổi khí hậu.
Ngày nay việc giảm phát thải từ mất rừng và suy thoái rừng đƣợc đƣa ra ở các nước đang phát triển và vai trò của bảo tồn, quản lý rừng bền vững, tăng cường trữ lượng cacbon rừng (REDD+). Kết quả thực hiện chương trình REDD+: 19 tỉnh đã phê duyệt kế hoạch hành động REDD+ (PRAP) đến năm 2020, còn lại 11 tỉnh cập nhật PRAP cho phù hợp với chương trình quốc gia về REDD+ đến năm 2030. 12 tỉnh đã có ban chỉ đạo REDD+ cấp tỉnh và ban hành thí điểm chia sẻ lợi ích trong khuôn khổ UN-REDD+ giai đoạn 2016-2018. Các hoạt động chia sẻ lợi ích trong khuôn khổ bao gồm: Quản lý, bảo vệ rừng, khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh các hoạt động trồng rừng phòng hộ.
Cơ chế phát triển sạch CDM là một trong 3 cơ chế linh hoạt của nghị định thư Kyoto, trong đó cho phép các nước phát triển đạt được chỉ tiêu về giảm phát thải khí nhà kính. Là một trong những nước tham gia công ước khung, Việt Nam nhanh chóng chứng tỏ cam kết quốc tế. CDM là cơ hội để những người làm nghề rừng có thể bán đƣợc cacbon. Từ quang hợp ánh sáng mặt trời, cây xanh đã hấp thu một lượng lớn khí CO2 và người ta tính toán rằng, nếu tăng trưởng của rừng đạt được 15 m3/ha/tấn, tổng sinh khối tươi và chất hữu cơ của rừng sẽ đạt được xấp xỉ 10 tấn/ha/năm, tương đương với 17,23 tấn CO2/ha/năm.
Quy hoạch môi trường rừng
Rừng và môi trường rừng có mối quan hệ chặt chẽ qua lại với nhau. Sự tồn tại của rừng chịu sự ràng buộc của môi trường đồng thời rừng cũng không ngững ảnh hưởng tới môi trường, khiến cho môi trường phát sinh và biến đổi.
Sau “Hội nghị môi trường Liên hợp quốc” họp tại Stockholm năm 1972 đến nay, môi trường rừng đã trở thành chủ đề hấp dẫn được quan tâm nhiều bởi cộng đồng quốc tế. Tuy nhiên tình trạng suy thoái môi trường toàn cầu vẫn không giảm. Vấn đề môi trường rừng là do hoạt động của con người dẫn tới rừng bị suy thoái, chất lƣợng rừng giảm sút khiến cho chức năng và tác dụng của rừng đối với môi trường sinh thái bị hủy hoại từ đó gây ra nhiều vấn đề môi trường có ảnh hưởng xấu tới cuộc sống, sản xuất và sức khỏe con người. Chúng ta coi những vấn đề môi trường này là vấn đề môi trường rừng và quy hoạch môi trường rừng là một nhiệm vụ cấp bách mở ra hướng đi mới trong quản lý rừng bền vững.
Quy hoạch môi trường rừng là sự sắp xếp hợp lý các tác động sử dụng rừng và quản lý ảnh hưởng của những tác động này tới môi trường, bảo vệ và phát triển môi trường nhằm bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên rừng đi đôi với phát triển hài hòa kinh tế ở những địa điểm cho trước, Quy hoạch môi trường rừng là một bộ phận cấu thành của quản lý bền vững cũng nhƣ của quy hoạch phát triển kinh tế xã hội.
Quy hoạch môi trường rừng có vai trò chỉ đạo việc thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường có thể chỉ dẫn thực hiện đầu tư ít nhất trong khi vẫn đạt được hiệu quả môi trường tốt nhất. Do quy hoạch môi trường rừng và quy hoạch sinh thái của một khu vực hợp thành một thể thống nhất nên quy hoạch môi trường
rừng là chủ thế của quy hoạch sinh thái. Vì vậy quy hoạch môi trường rừng có ý nghĩa kinh tế và sinh thái quan trọng, nó lồng ghép các hoạt động bảo vệ môi trường với kế hoạch phát triển rừng và kinh tế xã hội có vai trò quan trọng cho việc bảo vệ môi trường sinh thái và phát triển kinh tế xã hội.
CHƯƠNG 2