CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Đánh giá hiện trạng phát triển lâm nghiệp
3.1.3. Thực trạng cơ chế chính sách trong quy hoạch lâm nghiệp
Kể từ khi đất nước giành độc lập, ngành Lâm nghiệp đã trải qua những thay đổi căn bản, trong đó bao gồm những thay đổi về cơ chế quản lý tài nguyên rừng. Ngay sau khi giành độc lập, Chính phủ đã thực hiện quốc hữu hóa tài nguyên rừng trong toàn quốc. Vài nét thay đổi căn bản trong thể chế lâm nghiệp giai đoạn từ năm 1950 cho đến nay được trình bày trong bảng 3.3 dưới đây. Giai đoạn từ năm 1986 đến nay ngành Lâm nghiệp nước ta đã có những chuyển biến rất tốt về hoạt động quản lý bảo vệ rừng, đã nhìn nhận và lƣợng hóa giá trị môi trường rừng để từ đó có những giải pháp bảo vệ rừng chặt chẽ hơn. Thể chế ngành lâm nghiệp đã có những thay đổi quan trọng, thể hiện trong cả 3 khía cạnh cơ bản: (i) về hệ thống tổ chức quản lý Nhà nước về lâm nghiệp, (ii) về hệ thống tổ chức sản xuất kinh doanh và dịch vụ lâm nghiệp, va (iii) cơ chế chính sách đối với từng thời kỳ.
Bảng 3.4. Những thay đổi căn bản trong thể chế lâm nghiệp từ 1950 đến nay [9]
Giai đoạn
Hệ thống tổ chức quản lý
Hệ thống tổ chức sản xuất kinh doanh dịch vụ
Các cơ chế, chính sách căn bản
1955- 1975
Thành lập Bộ Canh nông cấp Trung Ƣơng.
Thành lập Ty Canh nông và hệ thống các Lâm trường tại các cấp địa phương.
Thành lập Kiểm lâm Nhân dân (1973)
Quản lý lâm nghiệp cấp địa phương, đặc biệt là cấp xã rất lỏng lẻo
Khai thác lâm sản (chủ yếu là gỗ) phục vụ cho chiến tranh và xây dựng đất nước.
Xóa bỏ hoàn toàn doanh nghiệp tƣ nhân tham gia vào chế biến gỗ.
Hợp tác xã kết hợp với lâm trường quốc doanh tham gia vào khai thác gỗ.
Quốc hữu hóa tài nguyên rừng.
Hạn chế canh tác nương rẫy
Thực hiện định canh định cƣ kết với Hợp tác xã hóa.
Cuối giai đoạn bắt đầu có sự chuyển dịch từ khai thác sang bảo vệ rừng.
1976- 1986
Thành lập Bộ lâm nghiệp .
Tăng cường lực lượng Kiểm lâm.
Khai thác gỗ vẫn tiếp tục nhằm xuất khẩu và phục vụ tái thiết đất nước.
Tài nguyên rừng (gỗ)
Tiếp tục thực hiện Định canh định cƣ.
Chính sách di cƣ từ miền xuôi lên vùng núi,
Bộ và UBND tỉnh quản lý các lâm trường.
Có sự chồng chéo về quản lý và hoạt động giữa lâm trường và Kiểm lâm.
Ngành lâm nghiệp bị khủng hoảng, nhiều lâm trường không hoạt động, nguồn vốn thu từ rừng và ngân sách cho lâm nghiệp giảm nghiêm trọng do không có nguồn thu.
cạn kiệt do khai thác quá mức.
Đât lâm nghiệp bị chuyển sang mục đích nông nghiệp, hình thành các vùng kinh tế mới.
xây dựng vùng kinh tế mới.
Tiếp tục có sự chuyển dịch sang bảo vệ rừng.
1986 đến nay
Bộ NN&PTNT thống nhất nhà nước về lâm nghiệp.
Thành lập các BQL Rừng phòng hộ, rừng đặc dụng để quản lý rừng đặc dụng và rừng phòng hộ.
Lâm trường quốc doanh (Công ty lâm nghiệp) quản lý rừng sản xuất.
Hộ gia đình, cá nhân cộng đồng tham gia quản lý sử dụng đất rừng sản xuất
Nhấn mạnh vào giá trị dịch vụ môi trường của rừng, giá trị của tài nguyên đa dạng sinh học
Giá trị của rừng đã thay đổi từ giá trị kinh tế đơn thuần (ví dụ đất đai cho phát triển sản xuát sang các giá trị dịch vụ.
Ƣu tiên bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học thông qua các cơ chế chính sách quản lý RPH, RĐD. Thực hiện cơ chế thị trường nhằm khai thác dịch vụ môi trường rừng (PES, REDD+).
Đẩy mạnh việc phân quyền, thông qua việc đẩy mạnh tiếp cận đất đai cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng (Luật đất đai, luật Lâm nghiệp, chiến lƣợc phát triển lâm nghiệp, thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia về bảo vệ rừng.
- Ngày 15/11/2017, tại kỳ họp thứ 4, Quốc Hội khóa XIV đã thông qua Luật Lâm nghiệp gồm 12 chương, 108 điều. So với Luật Bảo vệ và Phát triển rừng 2004
thì Luật Lâm nghiệp bổ sung 4 chương mới, phù hợp với sự vận động của thực tiễn gồm: chế biến, thương mại lâm sản; khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế về lâm nghiệp; định giá rừng, đầu tư, tài chính trong lâm nghiệp; quản lý nhà nước về lâm nghiệp và kiểm lâm. Điểm đối mới quan trọng nhất của Luật Lâm nghiệp là việc coi lâm nghiệp là ngành kinh tế - xã hội liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm lâm nghiệp, từ quản lý, bảo vệ, phát triển đến sử dụng rừng, chế biến và thương mại lâm sản.
Việc mở rộng phạm vi điều chỉnh theo hướng liên kết theo chuỗi các hoạt động lâm nghiệp nhằm tạo ra rừng, sản xuất và cung ứng lâm sản đáp ứng cho nền kinh tế quốc dân và đời sống xã hội, đảm bảo chế biến và xuất khẩu lâm sản có trách nhiệm.
Luật Lâm nghiệp chính thức đi vào cuộc sống từ 01/01/2019, tạo hành lang pháp lý và thời cơ, vận hội mới cho lâm nghiệp Việt Nam.
- Thông tƣ 28/2018/TT-BNNPTNT về quy định quản lý rừng bền vững.
Trong thông tư đã đưa ra những phương án và mục tiêu về quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất.
Một số thách thức trong quản lý rừng
Theo đánh giá của Chính phủ, việc khai thác rừng trái phép, cháy rừng, xâm lấn rừng, chống người thi hành công vụ xảy ra nghiêm trọng ở một số địa phương, gây bức xúc trong dư luận xã hội.
- Chính sách giao đất giao rừng còn mâu thuẫn với quy hoạch sử dụng đất đai tại một số địa phương. Giao đất giao rừng ưu tiên cho các công ty lâm nghiệp và ban quản lý làm mất cơ hội tiếp cận với nguồn đất sản xuất. Hộ thiếu đất sản xuất là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến mâu thuẫn đất đai giữa người dân và công ty lâm nghiệp và ban quản lý tại nhiều địa phương và mâu thuẫn giữa các hộ sản xuất. Đất nương rẫy của các hộ gia đình được chia nhỏ đã ảnh hưởng tiêu cực đến hình thức sở hữu cộng đồng theo kiểu truyền thống từ đó làm phát sinh mâu thuẫn giữa các hộ sản xuất trong cộng đồng.
- Thiếu chính sách hỗ trợ phát triển chế biến và thị trường cho sản phẩm rừng trồng ở địa bàn vùng sâu vùng xa. Chƣa có chính sách ƣu tiên phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật lâm sinh. Thiếu chính sách hỗ trợ vật tƣ kỹ thuật thiết yếu, xây dựng các mô hình tham quan cho dân.
- Chƣa quan tâm thoả đáng đến công nghệ khai thác và chế biến, đặc biệt là chế biến theo chiều sâu để nâng cao giá trị sản phẩm, tiết kiệm nguyên liệu.
- Nội dung chương trình đào tạo nói chung lỗi thời, không theo kịp với tiến bộ khoa học công nghệ. Hình thức đào tạo còn nghèo nàn, xa thực tiễn. Đối tƣợng và cơ cấu đào tạo chƣa phù hợp với yêu cầu của tổ chức, quản lý và phát triển lâm nghiệp.