Phân tích rủi ro môi trường

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất những nội dung chính của quy hoạch bảo vệ môi trường trong quy hoạch lâm nghiệp phù hợp với luật quy hoạch (Trang 55 - 73)

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.2. Đánh giá tác động môi trường hoạt động phát triển và quy hoạch lâm nghiệp 43 1. Đánh giá tác động môi trường của việc khai thác và phát triển rừng

3.2.2. Phân tích rủi ro môi trường

Quy hoạch lâm nghiệp đặc biệt chú trọng và quan tâm tới việc trồng và phát triển rừng. Do vậy việc đánh giá về chỉ số tỉ lệ che phủ rừng thay đổi hàng năm có thể đƣa ra đƣợc hiện trạng về tài nguyên rừng và đánh giá sự bền vững môi trường trong phát triển lâm nghiệp. Có rất nhiều nguyên nhân ảnh hưởng tới

sự thay đổi của tỉ lệ che phủ rừng hàng năm nhƣ hiện trạng cơ chế chính sách trong sử dụng đất đai, sự tác động của các hoạt động con người như trồng rừng, chặt phá rừng trái phép, đốt rừng làm nương rẫy, tình trạng đói nghèo.

Vận dụng phương pháp nghiên cứu đã trình bày ở chương 2 đề tài tiến hành thu thập số liệu về tỉ lệ đói nghèo và tỉ lệ che phủ với quy mô cấp quốc gia để xây dựng mối tương quan giữa hai yếu tố này.

Bảng 3.8. Tỉ lệ nghèo đói và tỉ lệ che phủ rừng tại Việt Nam giai đoạn 2011-2018

Năm Tỉ lệ nghèo đói (%) Tỉ lệ che phủ rừng (%)

2008 13,4 38,7

2009 14,2 39,5

2011 12,6 39,7

2012 11,1 40,7

2013 9,8 41,0

2014 8,4 40,4

2015 7,0 40,8

2016 5,8 41,2

2017 7,0 41,5

2018 5,4 41,7

(Nguồn: Niên giám thống kê 2008-2018 – Tổng cục thống kê) Mối tương quan về tỉ lệ nghèo đói và tỉ lệ che phủ rừng được thể hiện trong hình 3.6 dưới đây.

Hình 3.6. Biểu đồ mối tương quan giữa tỉ lệ nghèo đói và tỉ lệ che phủ rừng

Mối tương quan giữa tỉ lệ đói nghèo và tỉ lệ che phủ rừng được thể hiện qua phương trình tuyến tính y = -0,26x + 42,982 với R2 = 0,8.

Phương trình tương quan thể hiện hệ số âm, mối quan hệ giữa hai yếu tố này là nghịch đảo của nhau: tỉ lệ nghèo đói càng cao thì tỉ lệ che phủ rừng càng giảm. Điều này cho thấy chƣa đúng với nghiên cứu của Mulle đã chỉ ra khi ở Việt Nam nghèo đói thường tập trung ở các vùng dân số thiểu số tại các vùng núi xa xôi nơi có diện tích rừng lớn và tỉ lệ che phủ rừng cao. Nhƣ vậy khi xây dựng mối tương quan giữa hai yếu tố này ở cấp quốc gia thì khả năng chính xác chưa cao.

Do vậy, đề tài tiến hành phân tích số liệu của năm 2016 về tỉ lệ đói nghèo và tỉ lệ che phủ rừng ở phạm vi cấp tỉnh. Để đánh giá và so sánh giữa các khu vực địa phương có sự tương quan như thế nào. Số liệu được trình bày trong phụ lục 1 và xây dựng mối tương quan như trong hình 3.7 dưới đây.

a) b)

c) d)

Hình 3.7. Tương quan giữa tỉ lệ nghèo đói và tỉ lệ che phủ rừng tại các vùng địa phương năm 2016 e) f)

Khi xây dựng mối tương quan cho phạm vi cấp tỉnh tại các vùng sinh thái có thể thấy các vùng có giá trị tương quan cao đó là vùng Đồng Bằng sông Hồng, vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, vùng Đông Nam Bộ khi tỉ lệ đói nghèo càng cao thì tỉ lệ che phủ rừng lớn.

Vùng Trung du miền núi phía Bắc đói nghèo tăng từ khoảng 6% đến 8%

thì tỉ lệ che phủ rừng cũng tăng lên đáng kể, tỉ lệ này lại giảm xuống trong khoảng từ 20% đến 27%. Nhƣ vậy cũng cho thấy những khu vực vùng núi cao nhƣ Điện Biên, Lai Châu có tỉ nghèo đói cao những độ che phủ rừng không cao có thể do tình trạng chặt phá rừng hoặc cháy rừng xảy ra thường xuyên tại các khu vực vùng núi phía Bắc với tình trạng thời tiết hanh khô và vùng biên giới thì khả năng bảo vệ rừng chƣa thực sự tốt.

Vùng Tây Nguyên mối tương quan theo hai mức: tỉ lệ đói nghèo từ 4%

đến khoảng 10% thì tỉ lệ che phủ rừng giảm, tăng cao khi tỉ lệ đói nghèo tăng từ 10% đến 16%. Thể hiện được mối tương gần đúng. Còn lại Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long mối tương quan này là âm khi tỉ lệ đói nghèo cao thì tỉ lệ che phủ rừng giảm dần. Do khu vực này thuộc vào vùng biển nên tỉ lệ đói nghèo sẽ tập trung tại các tỉnh miền biển nhiều hơn.

Như vậy có thể khẳng định tỉ lệ đói nghèo có khả năng ảnh hưởng tới tỉ lệ che phủ rừng có thể sẽ liên quan tới những rủi ro xảy ra trong quản lý và phát triển rừng.

3.2.2.1. Cháy rừng

Theo số liệu thống kê của Cục Kiểm lâm trong vòng 40 năm qua từ năm 1963 đến năm 2002, tổng số vụ cháy rừng trên 47.000 vụ, diện tích thiệt hại khoảng 633.000 ha, thiệt hại về tiền ƣớc tính hàng trăm tỷ đồng mỗi năm; Ngoài ra còn làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái cùng với đó là những thiệt hại do lũ lụt gây ra, bên cạnh vùng hạn hán thiếu nước trầm trọng, ảnh hưởng đến sản xuất, tác động không nhỏ đến đời sống của con người.

Theo số liệu thống kê của tổng cục thống kê về diện tích rừng bị cháy từ năm 2011-2016. Số liệu được tổng hợp bằng biểu đồ dưới đây.

Bảng 3.9. Diện tích rừng bị cháy tại các vùng sinh thái từ năm 2011-2016 Đơn vị: ha Vùng sinh thái 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016

Cả nước 6723,3 1745 1324,9 1156 3148,5 1989,9 3320,8 Ðồng bằng sông

Hồng 104,0 33,2 114,8 45,6 186,3 50,4 67,1 Trung du và

miền núi phía Bắc

4085,4 157,2 569,9 230,4 1302 677,6 2259,9

Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền

Trung

1200,5 693,0 597 219,3 1599,9 685,9 621,5

Tây Nguyên 255,6 834,6 20,1 475,3 24,2 363,4 157,3 Ðông Nam Bộ 69,1 15,8 1,7 139,8 26,7 29,9 175,7 Ðồng bằng sông

Cửu Long 1008,7 11,2 21,4 45,6 9,4 182,7 39,3 (Nguồn: Tổng cục thống kê)

Hình 3.8. Biểu đồ về diện tích rừng bị cháy từ năm 2008 - 2016

Từ bảng số liệu 3.9 và hình 3.8 có thể thấy diện tích rừng bị cháy luôn thay đổi trong giai đoạn năm 2008 – 2016. Trong đó có năm 2014 và năm 2016 diện tích rừng bị cháy tăng mạnh. Trong năm 2014, 2016 cháy rừng diễn ra chủ yếu ở các vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền trung và Vùng Trung du miền

Năm Diện tích (ha)

núi phía bắc. Do diễn biến thời tiết phức tạp, nắng nóng xảy ra ở hầu khắp các tỉnh thành trong cả nước, đồng thời một số khu vực nắng nóng cục bộ, nhiệt độ tăng cao đã làm khô nỏ vật liệu cháy nguy cơ cháy rừng rất cao; đặc biệt trong những năm 2014, 2016. Ngoài ra do ảnh hưởng của đợt rét đậm, rét hại kỷ lục đã xuất hiện hiện tƣợng băng giá, đóng tuyết ở hầu hết các khu rừng của các tỉnh Sơn La, Yên Bái, Điện Biên, Lai Châu, Hà Giang… đã làm cho thảm thực vật rừng bị chết, gãy đổ hàng loạt, tạo lớp vật liệu cháy khổng lồ trong rừng. Sau thời điểm này là mùa đốt nương làm rẫy của đồng bào sinh sống trong và gần rừng tại các tỉnh phía Bắc. Do vậy đã xảy ra cháy rừng trên diện rộng.

Phương án bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng của một số địa phương và chủ rừng xây dựng chưa sát thực tế, nên khi tình huống cháy rừng xảy ra, công tác huy động lực lƣợng, chỉ huy chữa cháy rừng còn lúng túng, bị động, chƣa nắm chắc đƣợc địa hình, đặc điểm hiện trạng khu vực và điều kiện lập địa vùng trọng điểm cháy; công tác hậu cần, y tế hạn chế, vì vậy, đã có những vụ cháy rừng kéo dài trong nhiều ngày mới đƣợc dập tắt, gây thiệt hại lớn về tài nguyên rừng (tỉnh Điện Điên, Sơn La…);

Cháy rừng do tập hợp bởi rất nhiều nguyên nhân gây ra nhƣ các yếu tố từ tự nhiên: Nhiệt độ, lƣợng mƣa, địa hình,…và các yếu tố từ hoạt động của con người như chính sách giao đất giao rừng, chính sách quy hoạch chuyển đổi mục đích sử dụng đất, tình trạng đói nghèo tại các vùng dân tộc thiểu số,…

a) Yếu tố tự nhiên

Các nhân tố cần thiết để xảy ra cháy là sự có mặt của các vật liệu dễ cháy và nguồn lửa. Các nguồn lửa gây ra cháy có thể bắt nguồn từ tự nhiên (nhƣ giông sét) hoặc do con người. Tuy nhiên, những nguyên nhân cháy tự nhiên chưa phải là mối quan tâm lớn của nghiên cứu cháy rừng. Tại Việt Nam đã có rất nhiều các nghiên cứu liên quan tới các ảnh hưởng của yếu tố tự nhiên tới cháy rừng như độ ẩm, lƣợng mƣa, nhiệt độ. Các nhà nghiên cứu đã xây dựng đƣợc các mô hình tương quan giữa các điều kiện khí tượng và dự báo khả năng xảy ra cháy rừng [1,2].

Tình hình diễn biến thời tiết ngày càng phức tạp và khó lường ở Việt Nam, đang làm cho nguy cơ tiềm ẩn về cháy rừng lớn ngày càng nghiêm trọng.

Điều kiện thời tiết và các nhân tố khí tƣợng là các tác nhân cho sự phát sinh, phát

triển của một đám cháy rừng bao gồm nhiệt độ, độ ẩm, gió [19]. Nhiệt độ là yếu tố gây ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình cháy rừng như làm khô, nỏ vật liệu cháy; làm độ ẩm không khí giảm và bề mặt đất nóng lên…;Độ ẩm bao gồm độ ẩm không khí, độ ẩm vật liệu cháy và độ ẩm bề mặt đất; Gió là nhân tố ảnh hưởng rất nhiều đến cháy rừng, gió thúc đẩy nhanh quá trình làm khô vật liệu cháy; làm bùng phát ngọn lửa và đẩy nhanh tốc độ đám cháy; mang theo tàn lửa gây ra các đám cháy khác, làm đám cháy phát triển nhanh và lan rộng [1,2,12].

Theo cơ quan khí tƣợng, bên cạnh nguyên nhân trực tiếp là áp thấp nóng phía Tây kết hợp với gió Lào, nhiệt độ tăng cao, cháy rừng còn là hệ quả của hiện tƣợng biến đổi khí hậu toàn cầu. Tại Việt Nam đã có nhiều các công trình dự báo cháy rừng dựa vào các yếu tố tự nhiên tuy nhiên cháy rừng vẫn diễn ra với cường độ mạnh do những yếu tố tác động trực tiếp của con người.

b) Yếu tố con người

Hầu hết các vụ cháy đều do hoạt động của con người và đó cũng chính là trọng tâm cho những nghiên cứu trong thời gian gần đây [21]. Các nguyên nhân gây cháy do con người có thể được phân chia gồm nguyên nhân trực tiếp gây cháy do phương pháp canh tác nương rẫy truyền thống và nguyên nhân gián tiếp [20,21,22] là các hoạt động của con người nhằm đem lại lợi ích kinh tế song lại có khả năng làm tăng nguy cơ cháy nhƣ khai thác gỗ, đốt tổ ong lấy mật, phát triển đường bộ, tái định cư, làm nương rẫy. Hầu hết các vùng rừng có tiếp giáp với khu dân cư và sản xuất nông nghiệp thì nạn đốt nương làm rẫy sẽ ít được kiểm soát chặt chẽ, hoặc trong rừng có nhiều đường mòn đi lại, có các điểm du lịch sinh thái trong rừng thì việc quản lý nguồn lửa là hết sức khó khăn.

Việc phân tích sự cố cháy rừng do con người gây ra đòi hỏi phải đánh giá toàn diện, tích hợp vào một khung biến không gian rõ ràng liên quan đến các hoạt động của con người.

Mật độ dân số và diện tích khu vực cháy đã được xây dựng mối tương quan thông qua mô hình tuyến tính hồi quy không gian địa lý đã đƣa ra kết quả tại khu vực Châu Á với mật độ dân số càng tăng thì diện tích khu vực cháy tăng [11]. Vận dụng nghiên cứu trên, đề tài thu thập các số liệu về mật độ dân số và diện tích cháy rừng tại Việt Nam giai đoạn 2005-2018 để xây dựng phương trình tương quan đơn giản được thể hiện trong hình 3.9.

Hình 3.9. Mối tương quan giữa mật độ dân số và diện tích cháy rừng giai đoạn 2005-2018

Mối tương quan giữa mật độ dân số và diện tích cháy rừng được xây dựng theo phương pháp bình phương tối thiểu đơn giản thể hiện bằng công thức y = 2,7361x2 – 1574,4x + 227832 với R2 = 0,3. Kết quả phân tích cho thấy mối tương quan này là âm có tác động tích cực khi mật độ dân số tăng lên thì diện tích rừng bị cháy giảm dần. Điều này rất phù hợp với điều kiện địa hình tại Việt Nam khi dân số tập trung đông tại các khu vực thành thị, thƣa thớt ở vùng nông thôn. Diện tích rừng tại Việt Nam chủ yếu tập trung tại các vùng miền núi (hình 3.4) mà những khu vực này lại có mật độ dân số thấp chủ yếu là các vùng dân tộc thiểu số. Cháy rừng cao ở những khu vực mật độ thấp điều đó có thể cho thấy mật độ dân số càng cao thì các hoạt động của con người sẽ gây tác động tới rừng nhiều hơn như đốt rừng làm nương rẫy, hoạt động vui chơi giải trí,…

Từ sự liên quan giữa mật độ dân số thấp ảnh hưởng tới cháy rừng có thể sẽ liên quan tới tình trạng đói nghèo của người dân. Đề tài thực hiện xây dựng mối tương quan giữa tỉ lệ cháy rừng và tỉ lệ đói nghèo giai đoạn 2008-2016.

Diện tích (ha)

Mật độ dân số (người/km2)

Hình 3.10. Tương quan giữa tỉ lệ nghèo đói và diện tích rừng bị cháy giai đoạn 2008-2018

Khi xây dựng mối tương quan giữa tỉ lệ nghèo đói và diện tích rừng bị cháy bằng phương pháp tuyến tính với phạm vi cấp quốc gia cho thấy mối tương quan âm và phản ứng tiêu cực. Tỉ lệ đói nghèo càng cao thì diện tích khu vực cháy giảm, giá trị tương quan chưa thực sự chính xác. Do vậy, đề tài tiến hành thu thập số liệu về diện tích cháy và số lượng hộ nghèo tại các tỉnh trong cả nước vào năm 2016 (phụ lục 2) để xây dựng khả năng tương quan với nhau. Kết quả được trình bày trong hình dưới đây.

Tỉ lệ nghèo đói (%) Diện tích (ha)

a) b)

c) d)

Hình 3.11. Tương quan giữa tổng hộ nghèo và diện tích cháy rừng tại các địa phương năm 2016

Từ hình 3.11 có thể thấy khi xây dựng mối tương quan giữa tổng số hộ nghèo và diện tích cháy rừng ở phạm vi cấp tỉnh thì mức độ tương quan dương:

số lƣợng hộ nghèo tăng lên thì diện tích khu vực cháy cũng tăng. Vùng Trung du miền núi phía Bắc và vùng Bắc Trung Bộ sự tương quan chưa cao, vùng có diện tích cháy cao nhất lên tới hơn 800ha nhƣng số lƣợng hộ nghèo là 500 hộ trong khi vùng có hộ nghèo khoảng 700 hộ thì diện tích cháy rừng chỉ khoảng 50 ha.

Có thể giải thích rằng với diện tích cháy rừng lớn thường xảy ra ở những vùng phía Tây Bắc nhƣ Điện Biên, Sơn La thì nhân tố nhiệt độ nắng nóng kéo dài góp phần vào khả năng xảy ra cháy cao hơn.

Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long khả năng tương quan cũng lớn hơn so với hai vùng còn lại tuy nhiên diện tích cháy rừng ở khu vực này ở mức độ rất thấp do tỉ lệ che phủ rừng của khu vực thấp hơn nhiều so với các vùng khác.

Nhƣ vậy, có thể khẳng định tình trạng đói nghèo có liên quan tới khả năng cháy rừng của khu vực nhưng mức độ tương quan chưa cao. Do vậy, yếu tố về đói nghèo chỉ là một trong những nhân tố tác động của con người tới khả năng xảy ra cháy rừng nhưng không phải là nhân tố chính có sự tương quan mạnh mẽ.

c) Trồng rừng

Diện tích rừng ở nước ta có thể thấy tăng lên nhưng chất lượng rừng lại có chiều hướng suy giảm (bảng 3.2). Rừng nguyên sinh chỉ còn khoảng 7%, trong khi rừng thứ sinh nghèo kiệt chiếm gần 70% tổng diện tích rừng trong cả nước, đây là loại rừng rất dễ xảy ra cháy. Việc quy hoạch trồng rừng có khả năng ảnh hưởng tới xác suất xảy ra cháy rừng do các loài cây khác nhau sẽ có đặc tính sinh vật học, thành phần hóa học khác nhau do đó tính chất của vật liệu cháy cũng nhƣ khả năng bén lửa và cháy của chúng cũng khác nhau. Những loài cây dễ cháy thường có đặc tính như chứa dầu, nhựa, lá kim, lá mịn, tầng thảm mục khô, độ ẩm thấp,…

Những loài cây ưa sáng, có nhiều dầu nhựa thường dễ cháy. Ngược lại, những loài cây vỏ và lá dày chứa nhiều nước thì khó cháy. Việc trồng hỗn giao các loài cây đặc biệt là hỗn giao giữa lá rộng và lá kim còn làm mặt đất đƣợc che phủ nhiều hơn ngăn cản sự xâm lấn của cây bụi thảm tươi. Vì vậy, rừng thuần loài thường dễ xảy ra cháy hơn và cháy mạnh hơn rừng hỗn loài trong cùng một điều kiện.

Cấu trúc tầng thứ của rừng có ảnh hưởng hai mặt tới cháy rừng. Với rừng tầng thứ mật độ thưa, khả năng tỉa cành mạnh thì thảm tươi cây bụi sẽ phát triển mạnh, nên thường xảy ra cháy mặt đất. Trong khi đó, rừng hỗn giao có nhiều tầng có độ khép tán hạn chế sự phát triển của lớp thảm tươi cây bụi nhưng khi bị cháy mặt đất thì sẽ dễ chuyển thành cháy tán. Do vậy việc lựa chọn cách trồng và loại thực vật phù hợp với điều kiện từng khu vực là rất quan trọng.

d) Ảnh hưởng của chính sách

Công tác điều hành, quản lý của các cấp liên quan tới công tác phòng chống cháy rừng. Công tác phòng cháy, chữa cháy rừng đã có hệ thống văn bản chỉ đạo, điều hành đƣợc củng cố và hoàn thiện tới cấp xã và đã triển khai mạnh mẽ các hoạt động về phòng cháy, chữa cháy rừng, xây dựng phương án phòng cháy, chữa cháy rừng ở các cấp. Tuy nhiên, việc kiểm soát cháy rừng và hiệu quả chữa cháy rừng chưa cao do các nhân tố ảnh hưởng sau:

+ Thiếu hệ thống quản lý chặt chẽ từ Trung ƣơng xuống cơ sở về lĩnh vực PCCCR.

+ Công tác chỉ đạo, điều hành chậm do không nắm bắt đƣợc thông tin kịp thời và chính xác, thiếu phương tiện, trang thiết bị chỉ đạo, chỉ huy.

+ Không có lực lƣợng chữa cháy rừng chuyên trách, trong khi Luật phòng cháy, chữa cháy có quy định.

Nhiều địa phương kinh phí đầu tư cho công tác PCCCR rất hạn chế;

phương tiện, trang thiết bị vừa thô sơ, lạc hậu, vừa thiếu, chỉ có một số máy bơm công suất nhỏ và chủ yếu là dụng cụ chữa cháy thủ công nhƣ: cuốc, xẻng, dao phát,… Sự phối hợp giữa các lực lƣợng tham gia chữa cháy rừng chƣa nhịp nhàng, chƣa thống nhất, kém hiệu quả, lúng túng trong chỉ đạo điều hành, không phân định rõ cơ chế chỉ đạo, điều hành và cơ chế phối hợp. Chế độ đãi ngộ với lực lƣợng tham gia chữa cháy chƣa cụ thể, rõ ràng nên chƣa động viên, khuyến khích mọi lực lƣợng tham gia công tác phòng cháy và chữa cháy rừng một cách chủ động và tích cực

3.2.2.2. Xói mòn đất

Nguyên nhân xảy ra xói mòn đất do các yếu tố tự nhiên (lƣợng mƣa, cường độ mưa, địa hình, độ dốc,…) và các yếu tố con người (chặt phá rừng, quy hoạch canh tác không đúng kĩ thuật,…)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất những nội dung chính của quy hoạch bảo vệ môi trường trong quy hoạch lâm nghiệp phù hợp với luật quy hoạch (Trang 55 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)