CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.2. Tổng quan về quy hoạch môi trường
Thuật ngữ Quy hoạch môi trường ra đời những năm 70 và phổ biến rộng rãi vào những năm 90 của thế kỷ trước.
Theo Susan Buckingham - Hatfield & Bob Evans (1962) thuật ngữ QHMT có thể hiểu rất rộng là quá trình hình thành, đánh giá và thực hiện các chính sách môi trường [18].
Trong từ điển về môi trường và phát triển bền vững (Dictionary of Environment and Sustainable Development) Alan Gilpin (1996) QHMT đƣợc định nghĩa là "sự xác định các mục tiêu mong muốn về KTXH đối với môi trường tự nhiên và tạo ra các chương trình, quy trình quản lý để đạt được mục tiêu đó" [23]
Theo ADB (Asian Development Bank) trong quy hoạch nhằm phát triển vùng, các thông số môi trường cần được đa vào quy hoạch ngay từ đầu và sản phẩm cuối cùng là phát triển bền vững kinh tế xã hội vùng, với những cân nhắc cần thiết tới nhu cầu PTBV bằng cách nhất thể hóa với quản lý tài nguyên môi trường [10].
Tại Việt Nam, Theo Đặng Trung Thuận (2002), Quy hoạch môi trường là sắp xếp, tổ chức không gian và sử dụng các thành phần môi trường cũng như các yếu tố tài nguyên phù hợp với chức năng môi trường và điều kiện tự nhiên &
KTXH của vùng lãnh thổ theo định hướng PTBV [3].
Mặc dù có nhiều cách diễn giải khác nhau về Quy hoạch môi trường, nhƣng trong những nghiên cứu ứng dụng của nhiều quốc gia trên thế giới vẫn có nhiều điểm chung là trong Quy hoạch môi trường phải xem xét các yếu tố tài nguyên và môi trường, các mục tiêu phát triển phải gắn với mục tiêu BVMT.
Do vậy, Quy hoạch môi trường được hiểu như sau: "Quy hoạch môi trường là việc xác lập mục tiêu môi trường mong muốn, đề xuất và lựa chọn phương án , giải pháp để bảo vệ môi trường, cải thiện hoặc phát triển một/các môi trường thành phần hay tài nguyên của môi trường nhằm tăng cường một cách tốt nhất năng lực, chất lƣợng của chúng theo mục tiêu đã đề ra."
1.2.2. Mục tiêu quy hoạch môi trường
Quy hoạch môi trường không phải dạng quy hoạch độc lập với quy hoạch phát triển bởi vì quy hoạch môi trường có liên quan tới nhiều lĩnh vực khác nhau nhƣ tự nhiên, kinh tế, xã hội, chính sách, thể chế,… và trong quá trình quy hoạch đòi hỏi trước hết phải tóm lược các vấn đề mấu chốt về môi trường, tài nguyên và sức khỏe cộng đồng trong vùng, tỉnh, thành quy hoạch.
Quy hoạch môi trường phải đảm bảo đáp ứng sự phát triển, không mâu thuẫn với các dự kiến phát triển ở tầm vĩ mô và hoạt động bảo vệ môi trường hiện tại (nếu có), đồng thời đảm bảo các hoạt động phát triển không cẩn trở lẫn nhau, các tác động tới hệ sinh thái, môi trường.
Quy hoạch môi trường phải được xác định ranh giới không gian. Quy mô không gian thường bao phủ một vùng rộng lớn với địa hình, khí hậu, điều kiện kinh tế xã hội có sự phân dị lớn trong vùng.
Mục tiêu chung:
Xây dựng hệ thống các chính sách, giải pháp, biện pháp về môi trường nhằm sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, định hướng, phối hợp điều chỉnh các hoạt động phát triển đảm bảo phát triển bền vững.
Mục tiêu cụ thể:
- Nâng cao vai trò quản lý nhà nước, nâng cao ý thức, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc bảo vệ môi trường.
- Điều phối quan hệ giữa các cơ quan phát triển kinh tế với cơ quan quản lý môi trường.
- Tổ chức quản lý môi trường theo khu vực quy hoạch, tạo cơ sở cho việc lựa chọn địa điểm phù hợp nhất về môi trường cho các dự án. Đảm bảo chất lượng môi trường phù hợp với từng đơn vị không gian chức năng môi trường.
- Điều chỉnh các hoạt động phát triển kinh tế xã hội và quản lý chất thải, đảm bảo cho các hoạt động này không vƣợt quá khả năng chịu tải của hệ sinh thái, đảm bảo sự phát triển phù hợp hài hòa của 3 hệ thống: Kinh tế, xã hội-nhân văn và sinh thái – tự nhiên.
- Đảm bảo sự khai thác, sử dụng hợp lý các dạng tài nguyên, nâng cao hiệu quả sử dụng các dạng tài nguyên, bảo vệ và thúc đẩy sự tái tạo của tài nguyên tái tạo.
- Đảm bảo các điều kiện thực hiện quy hoạch môi trường. Trình độ, năng lực đội ngũ cán bộ môi trường, cơ sở vật chất, trang thiết bị, đầu tư.
- Tăng cường khả năng phối hợp ứng với các số liệu, thông tin cơ sở của huyện và tạo nên mạng lưới quan trắc trên địa bàn huyện có hiệu quả, tính tổng hợp.
1.2.3. Nội dung chính quy hoạch môi trường a) Đánh giá điều kiện và tác động môi trường
- Đánh giá các điều kiện môi trường: tương tự như việc đánh giá “hiện trạng môi trường”. Hiện trạng môi trường ở thời điểm hiện tại cần được làm rõ nét thông qua việc thu thập các thông tin cần thiết (về điều kiện tự nhiên; đặc điểm kinh tế xã hội; bối cảnh phát triển khu vực; cơ quan điều hành hoạt động phát triển và các nhóm chia sẻ quyền lợi), điều tra môi trường, khảo sát thực địa.
- Đánh giá tác động môi trường của các dự án phát triển và dự báo các biến đổi môi trường.
Trong khuôn khổ QHMT, các tác động môi trường lớn và xu hướng biến đổi điều kiện môi trường cần được xem xét, dự báo và đánh giá. Tương tự như đánh giá “các tác động” trong ĐTM: ĐTM đƣợc hiểu là việc xác định, dự báo, phân tích và đánh giá các tác động có thể xảy ra do các dự án, các quy hoạch phát
triển hoặc các chương trình chính sách đối với môi trường và đề xuất các biện pháp giảm thiểu.
Mục đích ĐTM trước hết là khuyến khích việc xem xét các khía cạnh môi trường trong việc lập quy hoạch hoặc ra quyết định đối với các dự án, chương trình hay chính sách; các hoạt động phát triển để có thể lựa chọn, thực thi các chính sách, các dự án và hoạt động có lợi cho môi trường hơn.
Trong khu vực nghiên cứu có thể có nhiều quy hoạch, chương trình hay dự án đã được thông qua, dự kiến thực hiện. Việc xem xét đồng thời các ảnh hưởng môi trường, ảnh hưởng đến sức khoẻ và phúc lợi của con người, diễn biến môi trường khu vực (ĐTM tích hợp) là một trong các nội dung quan trọng của nghiên cứu QHMT.
ĐTM được xem là kỹ thuật quy hoạch môi trường cơ bản khi tiến hành quy hoạch dự án. Các kết luận của nó đƣợc nghiên cứu bổ xung trực tiếp vào các quá trình nghiên cứu dự án từ việc hình thành, lựa chọn địa điểm, đến nghiên cứu khả thi, thiết kế cũng nhƣ thi công và giám sát dự án. Ngoài ra ĐTM là công cụ kỹ thuật không thể thiếu đƣợc trong quá trình nghiên cứu, đánh giá các dự kiến phát triển trong vùng quy hoạch nhằm mục đích đƣa ra các nhận định về xu hưóng biến đổi điều kiện môi trường, làm cơ sở cho việc đưa ra các giải pháp thực tế trong xây dựng QHMT cho một vùng nào đó.
- Trong phân tích, đánh giá cần tập trung vào:
+ Các tác động, ảnh hưởng lớn, lâu dài; Các tác động tổng hợp & tích lũy do nhiều hoạt động trên khu vực, đặc biệt đối với những khu vực vốn đã bị tác động mạnh cần đƣợc hết sức chú ý.
+ ĐTM đối với các dự án quy hoạch xây dựng, các quy hoạch sử dụng đất, các chương trình giao thông có ý nghĩa quan trọng hàng đầu bởi vì các hoạt động này thường gây ra các biến đổi sâu sắc, khó đảo ngược. Kết quả dự báo cho thấy mức độ bị tác động theo không gian của những yếu tố tài nguyên, chất lƣợng môi trường và những hoạt động gây tác động chính.
+ Đối với các đề án phát triển KTXH đã lên kế hoạch, ĐTM cần đƣợc thực hiện một cách đầy đủ đối chiếu với các tiêu chuẩn môi trường thích hợp của nhà nước. Cần chỉ ra những khu vực có nguy cơ suy thoái môi trường và tài nguyên qúy giá vƣợt qua các tiêu chuẩn cho phép và các giải pháp khắc phục.
+ Các tác động xã hội cũng cần đƣợc xem xét một cách độc lập hoặc kết hợp trong các nghiên cứu về ĐTM. Các nhân tố chính cần xem xét trong các tác động xã hội là xu thế biến đổi về dân số và sự phân phối thu nhập; chương trình nhà ở cho người nghèo, thất nghiệp, văn hoá xã hội, sức khoẻ,an ninh. Phỏng đoán về dân số cần nhất quán với sự phát triển KT đã quy hoạch. Cần chú ý đồng thời đến các nhân tố sinh, tử, cấu trúc tuổi và cả việc di cƣ (đến và đi) do chiến lƣợc phát triển kinh tế.
b) Xác định mục tiêu môi trường
Khi xác định mục tiêu môi trường cần lưu ý:
- Trước hết cần tuân thủ theo pháp lý: cần lựa chọn những cơ sở pháp lý quan trọng nhất, gắn với ƣu tiên của quy hoạch;
- Cần cân đối với quy hoạch phát triển.
- Phải tính đến hiệu quả kinh tế.
- Phân biệt tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn trong quy hoạch
Mỗi loại quy hoạch có những vấn đề cần quan tâm khác nhau. Ta có thể xây dựng một danh mục các vấn đề môi trường cần quan tâm khi chú ý tới các mối đe dọa có thể có đối với sức khỏe dân cư (ví dụ nguồn nước sinh hoạt mất vệ sinh), các chất gây ô nhiễm hay các nguồn gây ô nhiễm (ví dụ thuốc trừ sâu sử dụng gần các giếng nước sinh hoạt, hay rò rỉ dầu từ các bể chứa) hay các tài nguyên thiên nhiên bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm.
c) Thiết kế quy hoạch
Thiết kế quy hoạch là việc thể hiện các ý tưởng quy hoạch một cách cụ thể bằng các giải pháp hợp lý, khoa học nhằm đạt tới mục tiêu môi trường. Có nhiều phương án để đạt được cùng một mục tiêu; Có nhiều mục tiêu khác nhau trong một quy hoạch cần thỏa mãn; và một phương án thiết kế rất khó thỏa mãn đúng tất cả các mục tiêu. Dựa trên các bước nghiên cứu trên, một bản phác thảo quy hoạch môi trường sẽ được đề xuất. Các nội dung hay thành phần trên được thực hiện thông qua các giải pháp kỹ thuật khác nhau: giải pháp không gian (Phân vùng quản lý chất lượng môi trường, phân chia, tổ chức quy hoạch sử dụng lãnh thổ theo mục tiêu phát triển bền vững; các giải pháp quản lý và có thể cả những giải pháp mang tính kỹ thuật).
d) Quản lý quy hoạch
Thực tế cho thấy, xây dựng QHMT chỉ là một phần trong toàn bộ quy trình. Công tác quản lý quy hoạch là một phần không thể thiếu đƣợc. Mục đích của hoạt động này là nhằm tạo ra một khung pháp lý và tổ chức cần thiết, tăng cường năng lực quản lý nhà nước, năng lực của các cơ quan, tổ chức xã hội, các điều kiện tài chính trong việc thực hiện các nội dung mà quy hoạch đã định hướng, bảo đảm thực hiện đúng quy hoạch đã đưa ra. Trong quá trình quản lý quy hoạch có thể hiệu chỉnh quy hoạch nhƣng với điều kiện phải tốt hơn, hợp lý hơn và đạt đƣợc tới mục tiêu. Thực hiện quá trình lặp để đạt đƣợc mục tiêu.
Các công cụ sử dụng trong quá trình quản lý quy hoạch là: công cụ đánh giá (đánh giá các phương án để đạt được phương án tốt nhất), công cụ pháp lý (hoàn thiện các cơ sở pháp lý nhƣ việc sửa đổi, ban hanh các quy chế, tiêu chuẩn quy định, phù hợp với địa phương trong khuôn khổ pháp luật hiện hành…), công cụ kỹ thuật (ĐTM).