CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.4. Đề xuất mô hình nghiên cứu
Luận văn thạc sĩ: “Ảnh hưởng của văn hóa công ty đến sự cam kết gắn bó với tổ chức của nhân viên làm việc trong các doanh nghiệp ở Tp. HCM” của tác giả Đỗ Thụy Lan Hương, năm 2008, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. Đề tài đã sử dụng mô hình lý thuyết của Ricardo và Jolly (1997) trong nghiên cứu,sử dụng 8 thang đo, bao gồm:
(1) Giao tiếp trong tổ chức, (2) Đào tạo và Phát triển, (3) Phần thưởng và Sự công nhận, (4) Hiệu quả trong việc ra quyết định, (5) Chấp nhận rủi ro bởi sáng tạo và cải tiến, (6) Định hướng về kế hoạch tương lai, (7) Làm việc nhóm, (8) Sự công bằng và nhất quán trong các chính sách quản trị. Kết quả cho thấy những nhân viên làm việc trong các doanh nghiệp ở thành phố Hồ Chí Minh – mức độ cam kết gắn bó với doanh nghiệp của họ thực ự chịu ảnh hưởng bởi VHDN. Những doanh nghiệp xây dựng nền VHDN tốt tạo dựng
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
được mức độ cam kết gắn bó, hay nói cách khác là tạo dựng được lòng trung thành trong cán bộ nhân viên cao hơn hẳn so với doanh nghiệp khác.
Luận văn tốt nghiệp của đai học của K41 Marketing trường đại học Kinh tế Huế
“Mối liên hệ giữa văn hóa công ty với lòng trung thành của nhân viên đối với công ty cổ phần thương mại Nghệ An”. Đề tài cũng sử dụng mô hình lý thuyết của Recardo và Jolly trong nghiên cứu, kết quả nghiên cứu khẳng định: giữa văn hóa công ty và lòng trung thành của nhân viên có mối quan hệ mật thiết với nhau. Các thang đo được sử dụng trong mô hình nghiên cứu đều đảm bảo độ tin cậy cao và có thể được sử dụng thích hợp cho các nghiên cứu về cùng một vấn đề trên đối tượng khác.
Đề tài nghiên cứu sự hài lòng của người lao động Việt Nam dựa trên chỉ số mô tả công việc (Job Discriptive Index – JDI) của Smith at al (1969) của tác giả PGS.TS.
Trần Kim Dung (2005) bao gồm: bản chất công việc, đào tạo thăng tiến, lãnh đạo, đồng nghiệp, tiền lương, phúc lợi, môi trường làm việc – là các yếu tố thuộc văn hóa doanh nghiệp nhưng tác động mạnh mẽ đến sự hài lòng của người lao động nói chung, cán bộ nhân viên nói riêng về doanh nghiệp mình. Mặc khác, chính sự hài lòng là yếu tố chính tác động đến sự cam kết gắn bó với doanh nghiệp của cán bộ nhân viên. Hay nói cách khác, nó là một trong số các chỉ số quyết định đến lòng trung thành của cán bộ nhân viên.
Như vậy, thông qua các đề tài nghiên cứu trên có thể kết luận chung rằng giữa văn hóa doanh nghiệp và lòng trung thành của cán bộ nhân viên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. VHDN thực sự là một trong các yếu tố tác động trực tiếp đến lòng trung thành của nhân viên. Chính VHDN tạo nên sự cam kết gắn bó của nhân viên với công ty thông qua mức độ kỳ vọng và mức độ được thỏa mãn của họ.
Dựa vào các công trình nghiên cứu mà tôi đã tham khảo như đã đề cập ở trên;
mặt khác, sau khi nghiên cứu định tính bằng phương pháo phỏng vấn chuyên sâu một số nhân viên tại VCB Huế, tôi nhận thấy rằng mô hình của hai tác giả Recardo và Jolly khá phù hợp với thực trạng và quy mô của đề tài. Do đó, tôi quyết định chọn mô hình của Recardo và Jolly làm mô hình nghiên cứu trong đề tài này.
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
Sơ đồ 1: Mô hình nghiên cứu về Sự cam kết gắn bó với tổ chức của nhân viên 1.5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Hiện tại trên thị trường Việt Nam nói chung hay thị trường Thừa Thiên Huế nói riêng có rất nhiều Ngân hàng xuất hiện và cạnh tranh lẫn nhau. Muốn tồn tại và phát triển, ngoài việc thực hiện các chính sách thu hút khách hàng thì doanh nghiệp cần phải định vị hình ảnh của mình trong tâm trí của khách hàng bằng văn hóa doanh nghiệp thông qua nhân viên. Để làm được điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải xây dựng và duy trì một nề nếp văn hóa đặc thù phát huy được năng lực và thúc đẩy sự đóng góp của toàn thể nhân viên vào việc đạt được các mục tiêu chung của tổ chức.
Đề tài “Ảnh hưởng của các yếu tố văn hóa doanh nghiệp đến sự cam kết gắn bó với tổ chức của nhân viên tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương – Chi nhánh Huế” nhằm đưa ra những giải pháp và kiến nghị để giúp cho Ngân hàng VCB Huế xây dựng nền văn hóa doanh nghiệp tốt, thu hút nguồn lao động chất lượng và
Sự công bằng và nhất quán trong các chính sách quản trị
Làm việc nhóm
Hiệu quả trong việc ra quyết định Phần thưởng và Sự công nhận Đào tạo và Phát triển
Chấp nhận rủi ro bởi sáng tạo và cải tiến Giao tiếp trong tổ chức
Định hướng về Kế hoạch tương lai
S ự cam kết g ắn bó với t ổ chức của
nhân viên
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
Xác định được các yếu tố trong VHDN có ảnh hưởng đến sự cam kết gắn bó của nhân viên tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương-Chi nhánh Huế;
Xác định mức độ ảnh hưởng và chiều hướng tác động của các nhân tố tới sự cam kết gắn bó của nhân viên với tổ chức tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương – Chi nhánh Huế;
Đưa ra những kiến nghị giúp xây dựng văn hóa doanh nghiệp tốt hơn.
Tóm tắt chương 1
Chương 1 đã trình bày khái quát các khái niệm cơ bản liên quan đến Văn hóa doanh nghiệp, bao gồm các khái niệm, đặc điểm, các yếu tố cấu thành và vai trò của Văn hóa doanh nghiệp. Bên cạnh đó là các khái niệm về sự cam kết gắn bó của nhân viên với tổ chức. Đồng thời cũng giới một số mô hình Văn hóa doanh nghiệp phổ biến.
Mô hình nghiên cứu được sử dụng dựa trên tám khía cạnh của văn hóa công ty được phát triển bởi hai nhà nghiên cứu Ricardo và Jolly (1997), bao gồm: Giao tiếp trong tổ chức, đào tạo và phát triển, phần thưởng và sự công nhận, hiệu quả trong việc ra quyết định, chấp nhận rủi ro bởi sáng tạo và cải tiến, định hướng về kế hoạch tương lai, làm việc nhóm và sự công bằng và nhất quán trong các chính sách quản trị.
Trong chương tiếp theo, nội dung chính của đề tài, tôi sẽ đánh giá và phân tích ảnh hưởn của văn hóa doanh nghiệp đến sự cam kết gắn bó của nhân viên với tổ chức.
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế