1.5. Nội dung phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp
1.5.5. Phân tích các chỉ tiêu tài chính
Để đánh giá chính xác, có cơ sở khoa học tình hình tài chính của một doanh nghiệp bao giờ cũng cần xây dựng hệ thống chỉ tiêu phù hợp bao gồm các
chỉ tiêu tổng hợp và các chỉ tiêu cụ thể. Các chỉ tiêu đó phản ánh được sức sản xuất, suất hao phí cũng như sức sinh lợi của từng yếu tố, từng loại vốn (kể cả tổng số và phần gia tăng).
1.5.5.1. Phân tích chỉ tiêu thanh toán
Liên quan đến nhóm chỉ tiêu thanh toán bao gồm các chỉ tiêu về tình hình công nợ: các khoản phải thu và tình hình thu nợ, các khoản phải trả và khả năng chi trả.
Hệ số khả năng thanh toán hiện hành: Là một chỉ số tổng quát về khả năng chi trả nợ của một doanh nghiệp, nó cho biết doanh nghiệp có bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn để đảm bảo cho một đồng nợ ngắn hạn phải trả. Hệ số này càng cao thì khả năng thanh toán của doanh nghiệp ngày càng được tin tưởng và ngược lại. Trị số của chỉ tiêu này thông thường được chấp nhận là 1, nghĩa là nếu lớn hơn 1 thì doanh nghiệp đảm bảo khả năng thanh toán, còn nếu càng nhỏ hơn 1 thì doanh nghiệp càng mất dần khả năng thanh toán.
Hệ số khả năng thanh toán nhanh: Tài sản ngắn hạn không phải lúc nào cũng dễ dàng chuyển đổi thành tiền, khả năng thanh toán của doanh nghiệp có thể bị ảnh hưởng nhiều nếu giá trị hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn và nhiều khả năng không thể bán lấy tiền mặt hoặc tỷ lệ khoản phải thu cao. Hệ số khả năng thanh toán nhanh phản ánh khả năng của doanh nghiệp trong việc thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn.
Nếu chỉ tiêu này lớn hơn 0,5 thì doanh nghiệp được coi là có đủ khả năng thanh toán.
Nếu trị số của chỉ tiêu này nhỏ thì doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong việc thanh toán công nợ.
Hệ số thanh toán tức thời: Chỉ số này giúp đánh giá sát sao nhất khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Độ lớn của chỉ số phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh và kì hạn thanh toán của món nợ phải thu, phải trả trong kì. Nếu chỉ số này > 0,5 thì chứng tỏ tình hình thanh toán của doanh nghiệp là tương đối khả quan. Nếu chỉ số này < 0,5 thì doanh nghiệp đang găp khó khăn trong việc thanh toán trả nợ, có thể bán hàng hoá, tài sản để trả nợ vì không đủ tiền mặt để thanh toán. Tuy nhiên, chỉ số này lại phản ánh một tình hình không tốt vì vốn bằng tiền lớn, vòng quay tiền chậm dẫn đến làm giảm hiệu quả sử dụng vốn.
ả ờ ề ươ ươ ề ợ ạ
Hệ số khả năng thanh toán lãi vay: Hệ số khả năng thanh toán lãi vay cho biết mức độ lợi nhuận đảm bảo khả năng trả lãi như thế nào. Nếu công ty quá yếu về mặt này, các chủ nợ có thể đi đến gây sức ép lên công ty, thậm chí dẫn tới phá sản công ty.
14
Chỉ số này càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn càng cao, lợi nhuận tạo ra được sử dụng để trả nợ vay và tạo phần tích lũy cho doanh nghiệp. Chỉ tiêu này nhỏ hơn hoặc bằng 1 chứng tỏ vốn sử dụng không có hiệu quả và doanh nghiệp phải sử dụng vốn chủ sở hữu để trả lãi vay.
1.5.5.2. Hệ số về cơ cấu tài chính và tình hình đầu tư
Hệ số nợ trên tổng tài sản: Hệ số này cho biết 1 đồng tài sản của doanh nghiệp được tài trợ bằng bao nhiêu đồng nợ.
Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu: Hệ số này đo lường tương quan giữa nợ và vốn chủ sở hữu của một doanh nghiệp, phản ánh tỷ lệ vốn vay trong nguồn vốn chủ sở hữu.
Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu đo lường sự góp vốn của chủ doanh nghiệp so với số nợ vay. Các chủ nợ rất ưa thích hệ số này vừa phải. Hệ số này càng thấp chứng món nợ của họ càng được đảm bảo thanh toán trong trường hợp doanh nghiệp bị phá sản. Khi hệ số này cao có nghĩa doanh nghiệp chỉ góp một phần vốn nhỏ trong tống số vốn thì rủi ro kinh doanh chủ yếu do chủ nợ gánh chịu.
Hệ số tự tài trợ: Là chỉ tiêu tài chính đo lường sự góp vốn của chủ sở hữu trong tổng số vốn hiện có của doanh nghiệp. Từ tỷ số này ta thấy được mức độ độc lập hay phụ thuộc của doanh nghiệp đối với các chủ nợ, mức độ tài trợ của doanh nghiệp đối với vốn kinh doanh của mình. Tỷ số này càng lớn chứng tỏ doanh nghiệp có nhiều vốn tự có, tính độc lập cao so với các chủ nợ, do đó không bị ràng buộc hoặc bị sức ép của các khoản nợ vay. Nếu hệ số tự tài trợ càng thấp, chứng tỏ mức độ độc lập về tài chính của doanh nghiệp càng thấp, hầu hết tài sản của doanh nghiệp đều được tài trợ bằng số vốn đi chiếm dụng.
Hệ số tự tài trợ tài sản dài hạn: Là chỉ tiêu phản ánh khả năng trang trải tài sản dài hạn bằng vốn chủ sở hữu. Nếu trị số của chỉ tiêu này càng lớn hơn 1, số vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp càng có thừa khả năng để trang trải tài sản dài hạn và do vậy, doanh nghiệp sẽ ít gặp khó khăn trong thanh toán các khoản nợ dài hạn đến hạn.
Tỷ suất đầu tƣ: Là chỉ tiêu phản ánh mức độ đầu tư của tài sản dài hạn trong tổng số tài sản, nó phản ánh cấu trúc tài sản của doanh nghiệp. Trị số này phụ thuộc rất lớn vào ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp.
1.5.5.3. Phân tích nhóm chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động
Hiệu quả hoạt động hay hiệu quả sử dụng vốn là vấn đề then chốt gắn liền với sự tồn tại của doanh nghiệp. Nó là chỉ tiêu được sự quan tâm đặc biệt của chủ sở hữu và là thước đo năng lực nhà quản trị doanh nghiệp. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn có tác dụng đánh giá chất lượng công tác quản lý các loại tài sản sử dụng vào mục đích sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Vòng quay các khoản phải thu (vòng): Phản ánh tốc độ biến đổi các khoản phải thu thành tiền mặt của doanh nghiệp. Vòng quay càng lớn, chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu nhanh, doanh nghiệp không phải đầu tư nhiều các khoản phải thu.
Kỳ thu tiền trung bình (ngày): Đo lường hiệu quả quản lý các khoản phải thu của một doanh nghiệp. Tỷ số này phản ánh thời gian của một vòng luân chuyển các khoản phải thu, nghĩa là bình quân phải mất bao nhiêu ngày để thu hồi một khoản phải thu.
Vòng quay các khoản phải trả: Phản ánh khả năng chiếm dụng vốn của doanh nghiệp đối với nhà cung cấp. Chỉ số vòng quay các khoản phải trả quá thấp có thể ảnh hưởng không tốt đến xếp hạng tín dụng của doanh nghiệp. Chỉ số vòng quay các khoản phải trả năm nay nhỏ hơn năm trước chứng tỏ doanh nghiệp chiếm dụng vốn và thanh toán chậm hơn năm trước. Ngược lại, nếu chỉ số vòng quay các khoản phải trả năm nay lớn hơn năm trước chứng tỏ doanh nghiệp chiếm dụng vốn và thanh toán nhanh hơn năm trước. Nếu chỉ số vòng quay các khoản phải trả quá nhỏ (các khoản phải trả lớn), sẽ tiềm ẩn rủi ro về khả năng thanh khoản. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý việc chiếm dụng khoản vốn này có thể sẽ giúp doanh nghiệp giảm được chi phí về vốn, đồng thời thể hiện uy tín về quan hệ thanh toán đối với nhà cung cấp và chất lượng sản phẩm đối với khách hàng.
16
Kỳ thanh toán tiền trung bình: Cho thấy khoảng thời gian trung bình của một công ty trong việc thanh toán các khoản nợ với nhà cung cấp. Sự gia tăng kỳ thanh toán tiền trung bình qua các năm là dấu hiệu của việc thiếu hụt vốn đầu tư dài hạn hoặc khả năng quản lý tài sản lưu động yếu kém, đó là kết quả của việc gia tăng các khoản phải trả nhà cung cấp, gia tăng hạn mức thấu chi tại ngân hàng.
Vòng quay hàng tồn kho: Đây là chỉ tiêu khá quan trọng bởi việc xác định qui mô hàng tồn kho như thế nào để đạt doanh thu vào lợi nhuận cao nhất, điều này phụ thuộc vào sự kết hợp của nhiều yếu tố: thời gian trong năm và loại hình kinh doanh.
Một phương pháp để đo lường tính chất hợp lý và cân đối của hàng tồn kho và so sánh hàng tồn kho với mức tiêu thụ trong năm để tính tỷ số luân chuyển hàng tồn kho. Số vòng quay hàng tồn kho càng lớn thì tốc độ luân chuyển hàng tồn kho càng nhanh, hàng tồn kho tham gia vào luân chuyển được nhiều vòng hơn và ngược lại.
Thời gian luân chuyển kho trung bình: Cho biết trung bình 1 vòng quay hàng tồn kho từ lúc nhập hàng vào đến khi xuất hàng ra bán là bao nhiêu ngày.
Chu kỳ hoạt động: Cho biết thời gian một chu kỳ hoạt động của doanh nghiệp.
Vòng quay tiền: Là một thước đo được sử dụng trong phân tích tài chính của doanh nghiệp, để đánh giá khả năng quản lý dòng tiền của doanh nghiệp.Con số này càng cao, thì lượng tiền mặt của doanh nghiệp càng khan hiếm cho hoạt động sản xuất kinh doanh và cho các hoạt động khác như đầu tư. Nếu con số này nhỏ sẽ được coi là khả năng quản lý vốn lưu động tốt. Ngược lại, con số này lớn có thể được giải thích là:
doanh nghiệp phải thuê thêm vốn trong khi vẫn phải chờ khách hàng trả nợ tiền hàng cho mình. Quá trình sản xuất càng dài, lượng tiền mặt mà doanh nghiệp phải thuê thêm để đầu tư càng lớn. Tương tự, thời gian khách hàng thanh toán các hóa đơn càng lâu, thì giá trị của các hóa đơn càng giảm. Hay nói cách khác, tài khoản có thể thu hồi về được làm giảm vốn lưu động của doanh nghiệp.
Hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn: Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn. Tỷ số này cho biết bình quân trong năm một đồng tài sản dài hạn của doanh nghiệp sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Tỷ số này càng lớn có nghĩa hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn càng cao.
Hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn: Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn. Nó thể hiện một đồng tài sản ngắn hạn sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu.
Hiệu suất sử dụng tổng tài sản: Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sử dụng toàn bộ tài sản. Nó đo lường sự luân chuyển của toàn bộ tài sản. Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn bỏ ra sẽ tạo được bao nhiêu đồng doanh thu.
1.5.5.4. Chỉ tiêu về nợ phải thu và nợ phải trả
Hệ số nợ phải thu và tổng nguồn vốn: Chỉ tiêu này phản ánh với tổng nguồn vốn được huy động thì có bao nhiêu vốn thực chất không tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
Tỷ lệ nợ phải thu trên nợ phải trả: Bất kì một doanh nghiệp nào cũng có khoản vốn bị khách hàng chiếm dụng và lại chiếm dụng của doanh nghiệp khác. So sánh phần đi chiếm dụng và phần bị chiếm dụng sẽ cho biết thêm tình hình công nợ của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ các khoản phải thu nhiều hơn các khoản phải trả, khi đó doanh nghiệp có nguy cơ vốn bị chiếm dụng nhiều hơn vốn chiếm dụng, thường dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn giảm và ngược lại.
1.5.5.5. Nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lời
Hệ số lãi gộp: Lãi gộp là khoản chênh lệch giữa giá bán và giá vốn, hệ số lãi gộp biến động là nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng đến lợi nhuận. Nó thể hiện khả năng trang trải các chi phí hoạt động khác nhau như chi phí bán hàng và quản lý doanh
18
nghiệp… để đạt được lợi nhuận, tức là cho ta biết 1 đồng doanh thu có bao nhiêu đồng đóng góp cho chi phí hoạt động và lợi nhuận.
Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu – ROE: Được xác định bằng cách chia thu nhập sau thuế cho vốn chủ sở hữu. Nó phản ánh khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu và được các nhà đầu tư đặc biệt quan tâm khi quyết định bỏ vốn đầu tư vào doanh nghiệp.tăng mức doanh lợi vốn chủ sở hữu là một mục tiêu quan trọng nhất trong hoạt động quản lý tài chính doanh nghiệp.
Tỷ suất sinh lời của tài sản – ROA: Đây là một chỉ tiêu tổng hợp nhất được dùng để đánh giá khả năng sinh lợi của một đồng vốn đầu tư. Tùy thuộc vào tình hình cụ thể của doanh nghiệp được phân tích và phạm vi so sánh mà người ta lựa chọn thu nhập trước thuế và lãi hoặc thu nhập sau thuế để so sánh với tổng tài sản.
Tỷ suất sinh lời của tài sản dài hạn: Chỉ tiêu này nói lên một đồng vốn cố định tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.
Tỷ suất sinh lời của tài sản ngắn hạn: Chỉ tiêu này nói lên một đồng vốn lưu động tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.
Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu – ROS: Chỉ tiêu này phản ánh một đồng doanh thu mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế từ hoạt động sản xuất kinh doanh, hay nó phản ánh về sự biến động của hiệu quả. Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu càng cao chứng tỏ hiệu quả càng lớn, lợi nhuận sinh ra càng nhiều từ doanh thu, cho thấy doanh nghiệp càng thành công trong lĩnh vực của mình.