2.2. Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần vật tư xăng dầu Hải Dương
2.2.3. Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là cơ sở để dự đoán các dòng tiền của doanh nghiệp, giúp nhà quản lý đánh giá thời cơ kinh doanh của doanh nghiệp để ra các quyết định kịp thời.
Bảng 2.12. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ ba năm 2010-2012
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm
2010
Năm 2011
Năm 2012
So sánh 2011-2010 So sánh 2012-2011
Số tiền
Tăng giảm (%)
Số tiền
Tăng giảm (%) Lưu chuyển tiền thuần
từ hoạt động kinh doanh
18.553 (2.925) (30.597) (21.478) (115) (27.672) (946) Lưu chuyển tiền thuần
từ hoạt động đầu tư (6.461) (15.643) (12.425) (9.182) (142) 3.218 20,6 Lưu chuyển tiền thuần
từ hoạt động tài chính (9.997) 17.507 31.047 27.504 275 13.540 77,3 Lưu chuyển tiền thuần
trong năm 2.095 (1.060) (12.026) (3.155) (150,6) (10.966) (1034) Tiền và tương đương
tiền đầu năm 14.149 16.224 15.163 2.075 14,66 (1.061) (6,54) Tiền và tương đương
tiền cuối năm 16.224 15.163 3.136 (1.061) (6,54) (12.027) (79,3) (Nguồn: Số liệu được tính từ báo cáo lưu chuyển tiền tệ) Theo bảng số liệu ta thấy lưu chuyển tiền thuần trong năm ở cả ba năm giảm mạnh. Năm 2010 lưu chuyển tiền thuần trong năm là 2.095 triệu đồng, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh đạt mức cao là 18.553 triệu đồng nên đã bù đắp được sự giảm sút của dòng tiền từ hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính. Năm 2011, lưu chuyển tiền thuần giảm xuống mức âm 1.060 triệu đồng tương ứng tốc độ giảm 150,6% so với năm 2010, năm 2012 là âm 12.026 triệu đồng giảm 1034% so với năm 2011. Nguyên nhân là dòng tiền lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh và hoạt động đầu tư đều âm, tuy dòng tiền từ hoạt động tài chính dương nhưng không đủ để bù đắp. Lưu chuyển tiền thuần các năm giảm nên tiền và tương đương tiền cuối kỳ cũng giảm theo, công ty giảm lưu trữ tiền mặt để đầu tư cho các hoạt động kinh doanh.
40
Đồ thị 2.3. Dòng tiền trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ ba năm 2010-2012
(Nguồn: Số liệu được tính từ báo cáo lưu chuyển tiền tệ) Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh:
Theo bảng số liệu và đồ thị ta thấy lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh liên tục giảm qua ba năm. Dòng tiền vào trong hoạt động kinh doanh bao gồm tiền thu từ bán hàng, thu từ các khoản nợ phải thu và thu từ hoạt động kinh doanh khác.
Dòng tiền vào là các khoản chi để trả người bán, chi phí trả trước, lãi vay đã trả, thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp. Năm 2010 lưu chuyển tiền thuần kinh doanh chịu ảnh hưởng chính từ các khoản phải trả và tiền lãi vay. Trong năm này các khoản phải trả là 23.088 triệu đồng, lãi vay đã trả là 8.512 triệu đồng (Trích phụ lục Báo cáo lưu chuyển tiền tệ năm 2010), các khoản mục khác tăng giảm không đánh kể dẫn đến lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh là 18.553 triệu đồng, mang dấu dương có nghĩa luồng tiền vào lớn hơn luồng tiền ra. Năm 2011 công ty chiếm dụng vốn của người bán nhiều hơn nên các khoản phải trả tăng lên đáng kể ở mức 65.675 triệu, trong khi đó các khoản phải thu giảm còn 54.910 triệu đồng, lãi vay đã trả là 13.624 triệu đồng (Trích phụ lục Báo cáo lưu chuyển tiền tệ năm 2011) dẫn đến lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh là mang dấu âm. Điều này thể hiện luồng tiền ra của công ty trong hoạt động kinh doanh lớn hơn luồng tiền vào. Sang năm 2012, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh tiếp tục mang dấu âm với giá trị là 30.597 triệu đồng.
dù các khoản phải thu tăng lên là 16.539 triệu đồng (Trích phụ lục Báo cáo lưu chuyển tiền tệ năm 2012) nhưng việc đầu tư nhiều vào hàng tồn kho đã tiêu tốn nhiều tiền của công ty, làm trầm trọng thêm vấn đề thâm hụt. Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh năm 2011 và 2012 bị âm thể hiện tiền thu được từ bán hàng nhỏ hơn chi phí mà công ty bỏ ra, công ty làm ăn không có hiệu quả. Dòng tiền hoạt động không
18553
-2925
-30579 -6461
-15643
-12425 -9997
17507
31047
-40000 -30000 -20000 -10000 0 10000 20000 30000 40000
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Triệu đồng
Dòng tiền tuần kinh doanh
Dòng tiền thuần đầu tư Dòng tiền thuần tài chính
đủ để tài trợ cho các hoạt động đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh do đó công ty sẽ lệ thuộc vào nguồn vốn bên ngoài.
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư:
Phản ánh luồng tiền phát sinh từ các hoạt động mua sắm, xây dựng, thanh lý, nhượng bán các tài sản cố định, bất động sản đầu tư và các khoản đầu tư tài chính.
Dòng tiền vào từ hoạt động đầu tư của công ty xăng dầu Hải Dương chủ yếu là tiền thu từ thanh lý, nhượng bán tài sản cố định và dòng tiền ra là tiền chi mua sắm tài sản cố định và xây dựng cơ bản. Lưu chuyển tiền thuần hoạt động đầu tư năm 2010 là âm 6.461 triệu đồng, năm 2011 là âm 15.643 triệu đồng giảm 124% so với năm 2010.
Trong năm 2011, tiền thu được trong năm này giảm xuống trong khi công ty lại tăng cường mua sắm tài sản cố định để phục vụ hoạt động sản xuất nên tiền chi cho mua sắm tài sản cố định tăng cao. Năm 2012 lưu chuyển tiền thuần từ đầu tư là âm 14.245 triệu đồng tăng 20,6% so với năm 2011, tuy tiền thu được từ thanh lý tài sản tăng nhưng tiền chi dù giảm 2.638 triệu đồng nhưng vẫn ở mức rất cao. Nhìn chung, dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh trong ba năm đều mang dấu âm thể hiện công ty tạo ra được ít tiền hơn số tiền sử dụng cho các hoạt động đầu tư.
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính:
Phản ánh luồng tiền phát sinh từ các hoạt động tạo ra thay đổi về quy mô, kết cấu của vốn chủ sở hữu và vốn vay của doanh nghiệp. Trong hoạt động tài chính của công ty dòng tiền vào là các khoản thu từ phát hành cổ phiếu, nhận vốn góp của chủ sở hữu và tiền vay ngắn hạn, dài hạn công ty nhận được, còn dòng tiền ra là khoản tiền chi trả nợ gốc vay. Lưu chuyển tiền tuần hoạt động tài chính năm 2010 là âm 9.997 triệu đồng do các khoản chi trả nợ gốc vay cao hơn khoản thu từ vay nợ. Sang năm 2011 là 17.507 triệu đồng tăng 225% so với năm 2010 và năm 2012 là 31.047 triệu đồng tăng 148% so với năm 2011. Năm 2011 và 2012 lưu chuyển tiền thuần hoạt động tài chính dương do công ty thực hiện nhiều hoạt động huy động vốn nên thu thêm tiền từ phát hành cổ phiếu và nhận vốn góp, cả hai khoản tiền vay ngắn hạn dài hạn nhận được và tiền chi trả nợ gốc vay đều tăng nhưng giá trị của khoản tiền vay nhận được lớn hơn tiền chi trả nợ gốc vay.