Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành Tài chính: Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần vật tư xăng dầu Hải Dương thông qua các báo cáo tài chính (Trang 43 - 47)

2.2. Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần vật tư xăng dầu Hải Dương

2.2.2. Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh sẽ cung cấp thông tin về việc quản lý, kinh doanh và đánh giá hiệu quả hoạt động của công ty.

Phân tích tình hình doanh thu

Tổng doanh thu của công ty là doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu hoạt động tài chính và các khoản thu nhập khác. Trong đó mang lại lợi nhuận chính cho công ty chủ yếu là doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ. Tổng doanh thu và các bộ phận tạo thành được trình bày trong bảng số liệu sau:

Bảng 2.9. Tình hình doanh thu ba năm 2010-2012

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh 2011-2010

So sánh 2012-2011 Số tiền TT

(%) Số tiền TT

(%) Số tiền TT

(%) Số tiền % Số tiền % Doanh thu bán

hàng và cung cấp dịch vụ

979.778 99,87 1.450.148 99,88 1.726.694 99,89 470.370 48 276.546 19 Doanh thu hoạt

động tài chính 574 0,06 1.038 0,07 1.061 0,06 464 81 23 2,2 Thu nhập khác 723 0,07 638 0,05 840 0,05 (85) (12) 202 32 Tổng doanh thu 981.076 100 1.451.824 100 1.728.596 100 470.748 48 276.772 19,1

(Nguồn: Số liệu được tính từ báo cáo kết quả kinh doanh) Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: tăng trong ba năm. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ chiếm phần lớn trong cơ cấu doanh thu của công ty, gần 100% nên khoản doanh thu này đóng góp rất lớn vào sự tăng trưởng tổng doanh thu.

Năm 2011 doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là 1.450.148 triệu đồng tăng 470.370 triệu đồng so với năm 2010, tốc độ tăng là 48%. Không dừng lại ở đó, doanh thu bán hàng tiếp tục tăng lên mức 1.726.694 triệu đồng với tốc độ tăng 19% trong năm 2012. Nguyên nhân là công ty triển khai nhiều biện pháp nhằm thu hút khách hàng, đồng thời ký kết được những hợp đồng bán buôn lớn với các đối tác nên tình hình tiêu thụ sản phẩm tăng. Tình hình kinh doanh thuận lợi, số lượng hàng bán được tăng cùng với giá xăng dầu tăng, một số thời điểm giá ở mức cao nên doanh thu bán hàng tăng cao.

Doanh thu hoạt động tài chính: Năm 2011 là 1.038 triệu đồng chiếm 0,07%

tổng doanh thu, tăng 463 triệu đồng so với năm 2010 tốc độ tăng là 81%. Năm 2012 tăng lên mức 1.061 triệu đồng chiếm 0,06% tổng doanh thu, tốc độ tăng so với năm 2011 là 2%. Tuy con số này rất nhỏ so với doanh thu từ hoạt động chính là bán hàng và cung cấp dịch vụ nhưng nó tăng lên cho thấy công ty đang mở rộng kinh doanh sang các lĩnh vực khác như đầu tư tài chính, mua bán ngoại tệ,… nhằm tận dụng mọi tiềm năng của công ty góp phần tăng thu nhập.

Thu nhập khác: Thu nhập khác năm 2010 là 723 triệu đồng chiếm 0,07% trong tổng doanh thu, năm 2011 là 638 triệu đồng giảm 12% so với năm 2010, năm 2012 là 840 triệu đồng tăng 32% so với năm 2011. Khoản thu này có được do công ty thu được khoản tiền do khách hàng vi phạm hợp đồng và thu từ việc thanh lý, nhượng bán lại một số tài sản cố định. Tỷ trọng của khoản thu nhập khác và doanh thu hoạt động tài chính chỉ chiếm phần nhỏ (dưới 1%), nên không ảnh hưởng đánh kể đến tổng doanh thu của công ty.

Phân tích tình hình chi phí

Chi phí là một vấn đề mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng phải quan tâm vì nó ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận doanh nghiệp. Để phân tích tình hình chi phí của công ty xăng dầu Hải Dương, ta dựa vào bảng sau:

Bảng 2.10. Tình hình chi phí ba năm 2010-2012

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh 2011-2010

So sánh 2012-2011 Số tiền TT

(%) Số tiền TT

(%) Số tiền TT

(%) Số tiền % Số tiền % Giá vốn hàng

bán 963.377 98,2 1.423.555 98 1.697.668 98,2 460.177 48 274.113 19 Chi phí tài chính 8.512 0,88 13.624 0,94 15.610 0,9 5.112 60 1.986 15 Chi phí quản lý

kinh doanh 8.891 0,92 14.199 0,98 15.092 0,87 5.308 60 893 6

Chi phí khác 0 0 79 0,08 73 0,03 79 0 (6) (8)

Tổng chi phí 980.780 100 1.451.457 100 1.728.443 100 470.677 48 276.986 19,1 (Nguồn: Số liệu được tính từ báo cáo kết quả kinh doanh)

Từ bảng trên ta thấy tình hình chi phí của công ty qua các năm đều tăng, trong đó chi phí giá vốn hàng bán luôn chiếm tỷ trọng rất cao.

36

Giá vốn hàng bán: liên tục tăng qua ba năm, từ 963.377 triệu đồng năm 2010 lên 1.423.555 triệu đồng năm 2011 và 1.697.668 triệu đồng năm 2012. Tốc độ tăng năm 2011 so với năm 2011 là 48%, năm 2012 so với năm 2011 là 19%. Giá vốn tăng do giá xăng dầu trên thế giới luôn biến động tăng. Giá vốn hàng bán năm 2012 tăng với tốc độ thấp hơn năm 2011 vì công ty đã thực hiện việc tiết kiệm chi phí hạ giá thành, cụ thể là nhờ nắm bắt kịp thời về giá cả nên công ty đã có kế hoạch thu mua xăng dầu ngay từ lúc giá còn thấp để giảm bớt thiệt hại về thiếu hàng và biến động giá cả. Giá vốn tăng kéo theo giá bán xăng dầu cũng tăng nhưng doanh thu các năm vẫn giữ được tốc độ tăng vì xăng dầu là mặt hàng thiết yếu nên khi giá tăng lượng tiêu thụ không giảm nhiều.

Chi phí tài chính: Năm 2010 phần chi phí này là 8.512 triệu đồng chiếm tỷ trọng 0,88% trong tổng chi phí, năm 2011 là 13.624 triệu đồng chiếm tỷ trọng 0,94% và tốc độ tăng 60% so với năm 2010, năm 2012 là 15.610 triệu đồng chiếm tỷ trọng 0,9%, tốc độ tăng 15% so với năm 2011. Chi phí lãi vay chiếm 100% chi phí tài chính của doanh nghiệp. Chi phí tài chính cao hơn nhiều so với doanh thu từ hoạt động tài chính là do công ty thiếu vốn kinh doanh nên phải vay vốn ngân hàng, làm tăng khoản chi phí lãi vay, trong khi đó công ty cũng không có nhiều khoản vay tín dụng với lãi suất ưu đãi.

Chi phí quản lý kinh doanh: Đây là khoản mục chi phí ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động điều hành và quản lý của doanh nghiệp. Năm 2011 chi phí này là 14.199 triệu đồng, tăng 5.308 triệu đồng so với năm 2010, tốc độ tăng là 60%. Năm 2012 là 15.092 triệu đồng, tốc độ tăng so với năm 2011 là 6%. Chi phí này tăng là do chi phí đào tạo của công ty tăng, công ty đầu tư nâng cao chất lượng quản lý và trình độ chuyên môn cho cán bộ công nhân viên. Công ty đầu tư cơ sở vật chất cho quản lý như lắp đặt máy tính, sửa chữa phòng làm việc, tăng cường nhân viên quản lý, nên chi phí khấu hao tài sản cố định dùng trong quản lý cũng tăng. Công ty còn tốn khoản chi phí để quản lý điều hành giá xăng dầu.

Chi phí khác: Khoản này chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng chi phí. Năm 2010 công ty không có khoản chi phí khác, nhưng sang năm 2011 chi phí khác là 79 triệu đồng chiếm tỷ trọng 0,08%, năm 2012 là 73 triệu đồng chiếm tỷ trọng 0,03%.

Nguyên nhân là hai năm này công ty phát sinh các khoản chi phí thanh lý tài sản, chi phí hao hụt nguyên vật liệu.

Phân tích tình hình lợi nhuận

Bảng 2.11. Tình hình lợi nhuận ba năm 2010-2012

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm

2010

Năm 2011

Năm 2012

So sánh 2011- 2010

So sánh 2012- 2011 Số tiền % Số tiền % Lợi nhuận thuần về

hoạt động kinh doanh (427) (193) (616) 234 54,8 (423) (219)

Lợi nhuận khác 723 558 767 (165) (22,8) 209 37,4

Lợi nhuận trước thuế 295 365 150 70 23,7 (215) (58,9)

Lợi nhuận sau thuế 221 274 124 53 24 (150) (54,7)

(Nguồn: Số liệu được tính từ báo cáo kết quả kinh doanh) Lợi nhuận thuần về hoạt động kinh doanh: Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của công ty được tạo thành từ các nhân tố là doanh thu thuần, giá vốn hàng bán, doanh thu hoạt động tài chính, chi phí tài chính, chi phí quản lý doanh nghiệp. Ta có thể thấy lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của công ty trong ba năm đều âm do các khoản chi phí tăng cao so với doanh thu nhận được, nhất là chi phí giá vốn hàng bán. Năm 2010 mức lợi nhuận này là âm 427 triệu đồng, năm 2011 là âm 193 triệu đồng, tăng 54,8%

so với năm 2010. Sự tăng lợi nhuận này là do doanh thu tài chính tăng với tốc độ 81%, còn chi phí tài chính và chi phí quản lý đều tăng ít hơn với tốc độ 60%. Tuy doanh thu tài chính tăng cao hơn so với chi phí tài chính nhưng các khoản chi phí vẫn rất cao nên chưa thể kéo lợi nhuận thuần ra khỏi mức âm. Lợi nhuận thuần về hoạt động kinh doanh năm 2012 là âm 616 triệu đồng, giảm 423 triệu đồng so với năm 2011, ứng với tốc độ giảm 219%. So với năm 2011, doanh thu hoạt động tài chính chỉ tăng với tốc độ rất thấp là 2% trong khi chi phí tài chính và chi phí quản lý tăng với tốc độ lần lượt là 15% và 6% nên lợi nhuận thuần giảm mạnh.

Lợi nhuận khác: Năm 2010 lợi nhuận khác là 723 triệu đồng, năm 2011 là 558 triệu đồng, giảm 23% so với năm 2010. Nguyên nhân là trong năm 2011, khoản thu nhập khác bị giảm do thu nhập từ thanh lý tài sản giảm, đồng thời công ty phát sinh các chi phí thanh lý tài sản và chi phí hao hụt nguyên vật liệu. Năm 2012 lợi nhuận khác tăng lên 767 triệu đồng với mức độ tăng 37% so với năm 2011 do thu nhập khác tăng với tốc độ 32% và chi phí khác lại giảm với tốc độ 8%. Ta thấy rằng trong ba năm hoạt động khác không mấy hiệu quả, dù có thu được lãi nhưng vẫn rất thấp sẽ gây ảnh hưởng đến tổng lợi nhuận.

38

Lợi nhuận trước thuế: Năm 2011 lợi nhuận trước thuế là 365 triệu đồng, tăng 24% so với năm 2010 cho thấy chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong năm 2011 đã tốt hơn. Sang năm 2012 lợi nhuận trước thuế là 150 triệu đồng, giảm 58,9% so với năm 2011. Dù lợi nhuận thuần âm nhưng lợi nhuận từ thanh lý, nhượng bán tài sản lớn nên tổng lợi nhuận trước thuế vẫn dương. Điều này cho thấy lợi nhuận khác có ảnh hưởng nhiều đến lợi nhuận trước thuế của công ty, dù lợi nhuận dương nhưng vì đây là nhờ hoạt động không thường xuyên nên phần nào khoản lợi nhuận này không bền vững.

Lợi nhuận sau thuế: Là khoản cuối cùng mà công ty quan tâm, phản ánh hiệu quả kinh doanh của công ty. Lợi nhuận sau thuế năm 2010 là 221 triệu đồng, năm 2011 là 274 triệu đồng, tốc động tăng 24%. Nhưng sang năm 2012, lợi nhuận sau thuế lại giảm xuống còn 124 triệu đồng với tốc độ giảm 55%. Đây là khoản lợi nhuận sau khi đã trừ đi thuế thu nhập doanh nghiệp nên chịu ảnh hưởng từ lợi nhuận trước thuế.

Sau khi phân tích bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ta thấy tình hình tăng lên của doanh thu, cùng với đó là sự tăng lên của các khoản chi phí nhất là chi phí tài chính và chi phí quản lý kinh doanh. Do đó, công ty cần có biện pháp để nâng cao doanh thu và lợi nhuận đồng thời giảm chi phí hoạt động.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành Tài chính: Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần vật tư xăng dầu Hải Dương thông qua các báo cáo tài chính (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)