Phân tích sự biến động và kết cấu nguồn vốn

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành Tài chính: Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần vật tư xăng dầu Hải Dương thông qua các báo cáo tài chính (Trang 36 - 43)

2.2. Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần vật tư xăng dầu Hải Dương

2.2.1. Phân tích bảng cân đối kế toán

2.2.1.2. Phân tích sự biến động và kết cấu nguồn vốn

Để hình thành tài sản thì doanh nghiệp cần có cơ cấu tài trợ bao gồm nguồn vốn chủ sở hữu và nợ phải trả. Tùy thuộc đặc điểm kinh doanh của từng ngành nghề mà ta có tỷ trọng của nguồn tài trợ này khác nhau. Từ bảng cân đối kế toán của công ty ta lập được bảng phân tích kết cấu nguồn vốn như sau:

Bảng 2.4. Kết cấu nguồn vốn ba năm 2010-2012

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

So sánh 2011- 2010

So sánh 2012- 2011 Số

tiền

Tăng giảm (%)

Số tiền

Tăng giảm (%) Nợ phải trả 107.279 185.764 178.937 78.485 73,16 (6.827) (3,67) Vốn chủ sở hữu 24.322 24.193 35.450 (129) (0,53) 11.257 46,53 Tổng nguồn vốn 131.602 209.957 214.388 78.355 59,54 4.431 2,11

(Nguồn: Số liệu tính được từ bảng cân đối kế toán)

28

Đồ thị 2.2. Kết cấu nguồn vốn ba năm 2010-2012

(Nguồn: Số liệu tính được từ bảng cân đối kế toán) Qua bảng số liệu phân tích ta thấy trong ba năm qua thì nguồn vốn liên tục tăng đồng thời nợ phải trả luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn. Năm 2011, tổng nguồn vốn là 209.957 triệu đồng tăng 78.355 triệu đồng so với năm 2010 với tốc độ tăng khá cao là 59,54%. Năm 2012 tổng nguồn vốn của công ty là 214.388 triệu đồng tăng 4.431 triệu đồng so với năm 2011 tương ứng tốc độ tăng 2,11%. Nguyên nhân tăng tổng nguồn vốn là do nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu tăng lên. Tỷ trọng nợ phải trả trong tổng nguồn vốn tăng lên từ 81,52% năm 2010 lên 88,48% năm 2011 và giảm xuống còn 83,46% năm 2012. Tỷ trọng vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn giảm từ 18,48% năm 2010 xuống còn 11,52% năm 2011 và lại tăng lên thành 16,53%

năm 2012. Như vậy công ty đã cố tăng nguồn vốn chủ sở hữu nhưng chưa đủ để đáp ứng nhu cầu kinh doanh nên tình hình nợ phải trả vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn. Đây là điều không tốt vì công ty đang đi chiếm dụng vốn đồng thời nguồn vốn này chiếm chi phí cao nên ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. Vì vậy công ty cần có biện pháp huy động vốn hiệu quả để giảm bớt chi phí hoạt động nâng cao lợi nhuận của công ty.

81, 52

% 18,

48

%

Năm 2010

88,4 8%

11,5 2%

Năm 2011

83,46%

16,53%

Năm 2012

Nợ phải trả Vốn chủ sở hữu

Bảng 2.5. Tình hình nợ phải trả ba năm 2010-2012

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh 2011- 2010

So sánh 2012- 2011

Số tiền

Tỷ trọng

(%)

Số tiền

Tỷ trọng

(%)

Số tiền

Tỷ trọng

(%)

Số tiền

Tăng giảm (%)

Số tiền

Tăng giảm (%) Nợ phải trả 107.279 81,52 185.764 88,48 178.937 83,46 78.485 73,16 (6.826) (3,67) I. Nợ ngắn

hạn 90.672 68,9 170.657 81,28 167.231 78 79.985 88,21 (3.426) (2) 1. Vay ngắn

hạn 53.793 40,87 67.759 32,27 90.763 42,33 13.966. 25,96 23.004 33,95 2. Phải trả

người bán 36.763 27,93 102.530 48,83 57.536 26,84 65.767 178,9 (44.994) (43,88) II. Nợ dài

hạn 16.606 12,62 15.106 7,19 11.706 5,46 (1.500) (9,03) (3.400) (22,5) Tổng

nguồn vốn 131.602 100 209.957 100 214.388 100 78.355 59,54 4431 2,11 (Nguồn: Số liệu tính được từ bảng cân đối kế toán)

Nợ phải trả: Nợ phải trả tăng mạnh từ 107.279 triệu đồng năm 2010 lên 185.764 triệu đồng năm 2011 tương ứng tốc độ tăng 73,16%, nhưng năm 2012 lại giảm xuống còn 178.937 triệu đồng. Nợ phải trả tăng giảm qua các năm là do chịu ảnh hưởng của các khoản mục sau:

Nợ ngắn hạn: Là nguồn tài trợ nhanh nhất cho doanh nghiệp khi nguồn vốn không xoay vòng kịp, tuy nhiên khi sử dụng nợ ngắn hạn nhiều sẽ dẫn đến mất an toàn cho hoạt động của công ty khi các khoản nợ này đến hạn mà công ty không thanh toán được. Trong ba năm qua thì nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao nhất trong nợ phải trả và trong tổng nguồn vốn. Năm 2010 nợ ngắn hạn là 90.672 triệu đồng chiếm 68,9% trong tổng nguồn vốn. Năm 2011 là 170.657 triệu đồng chiếm 81,28% tổng nguồn vốn, tăng 79.985 triệu đồng so với năm 2010 với tốc độ tăng 88,21%. Nợ ngắn hạn tăng cho thấy công ty đang gặp khó khăn về nguồn vốn kinh doanh. Năm 2012 nợ ngắn hạn là 167.231 triệu đồng chiếm 78% tổng nguồn vốn, giảm 3.426 triệu đồng so với năm 2011 tương ứng tốc độ giảm là 2% nhưng vẫn cao hơn nhiều so với năm 2010.

Vay ngắn hạn: Năm 2010 vay ngắn hạn là 53.793 triệu đồng chiếm 40,87%

trong tổng nguồn vốn, đến năm 2011 là 67.759 triệu đồng chiếm 32,27% tổng ngồn

30

vốn, tăng 25,96% so với năm 2010. Năm 2012 vay ngắn hạn lại tăng lên thành 90.763 triệu đồng, chiếm 42,33% tổng nguồn vốn với tốc độ tăng 33,95%. Các khoản vay ngắn hạn tiếp tục tăng qua các năm là do công ty đang mở rộng quy mô nên cần rất nhiều nguồn vốn mà chủ sở hữu hiện không đáp ứng đủ nhu cầu của công ty.

Phải trả người bán: Phải trả người bán biến động tăng giảm không ổn định từ 36.763 triệu đồng năm 2010 chiếm 27,93% tổng nguồn vốn, tăng lên thành 102.530 triệu đồng năm 2011 chiếm 48,83% tổng nguồn vốn với tốc độ tăng 178,9%. Do năm 2011 công ty nhập khẩu một lượng lớn xăng dầu nhưng việc tiêu thụ giảm do giá tăng đồng thời lượng hàng tồn kho tăng mạnh nên công ty chưa có tiền để trả người bán.

Năm 2012 phải trả người bán giảm xuống còn 57.536 triệu đồng tứng với tốc độ giảm 43,88% cho thấy trong năm này công ty đã giải quyết được một phần nợ của mình, đồng thời cũng do một số nhà cung cấp gặp khó khăn về tài chính nên đã thắt chặt chính sách tín dụng. Ngoài ra khoản mục này còn phụ thuộc vào chính sách bán hàng của đối tác và việc thỏa thuận thanh toán tiền hàng hay mối quan hệ giữa công ty và nhà cung cấp.

Nợ dài hạn: Là nguồn tài trợ cho doanh nghiệp khi thiếu hụt vốn, có tính an toàn cao hơn nợ ngắn hạn, công ty có thể sử dụng nguồn vốn này để tài trợ cho tài sản cố định.

Nợ dài hạn giảm dần trong ba năm trong đó khoản vay và nợ dài hạn chiếm phần lớn trong nợ dài hạn. Năm 2010 vay và nợ dài hạn là 16.500 triệu đồng chiếm 12,54%

tổng nguồn vốn, sang năm 2011 là 15.000 triệu đồng chiếm 7,14% tổng nguồn vốn giảm 1.500 triệu đồng so với năm 2010, tốc độ giảm 9,09%. Đến năm 2012 vay và nợ nợ dài hạn giảm xuống còn 11.600 triệu đồng chiếm tỷ trọng 5,41% trong tổng nguồn vốn, tốc độ giảm 22,67%. Nguyên nhân giảm là do công ty dùng tiền thu được từ kinh doanh và trích một khoản tiền trong quỹ khấu hao để trả nợ cho các ngân hàng. Việc giảm được khoản nợ dài hạn đối với công ty là hoàn toàn tốt vì công ty đã giảm bớt được một phần gánh nặng nợ của mình.

Bảng 2.6. Tình hình vốn chủ sở hữu ba năm 2010-2012

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh 2011-2010

So sánh 2012- 2011

Số tiền

Tỷ trọng

(%)

Số tiền Tỷ trọng

(%)

Số tiền

Tỷ trọng

(%)

Số tiền

Tăng giảm (%)

Số tiền

Tăng giảm (%) Vốn chủ sở

hữu 24.322 18,48 24.193 11,52 35.450 16,53 (129) (0,53) 11.257 46,53 I. Vốn chủ sở

hữu 24.117 18,32 24.058 11,45 35.354 16,49 (59) (0,25) 11.296 46,95 II. Quỹ khen

thường, phúc lợi

204 0,15 135 0,06 95 0,04 (69) (33,8) (40) (29,6) Tổng nguồn

vốn 131.602 100 209.957 100 214.388 100 78.355 59,54 4431 2,11 (Nguồn: Số liệu tính được từ bảng cân đối kế toán) Nguồn vốn chủ sở hữu là nguồn tài trợ quan trọng và an toàn nhất quyết định tính tự chủ của doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh. Theo bảng trên ta thấy nguồn này chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ so với tổng nguồn vốn chứng tỏ công ty vẫn còn thiếu vốn hoạt động và đang chiếm dụng vốn của đơn vị khác. Nguồn vốn chủ sở hữu của công ty được cấu thành từ hai khoản mục chính là vốn chủ sở hữu và quỹ khen thưởng, phúc lợi, trong đó vốn chủ sở hữu chiếm phần lớn.

Vốn chủ sở hữu: Năm 2010 vốn chủ sở hữu là 24.117 triệu đồng chiếm 18,32%

tổng nguồn vốn. Năm 2011 là 24.058 triệu đồng chiếm 11,52% tổng nguồn vốn, giảm nhẹ so với năm 2010 tốc độ giảm 0,53%. Sang năm 2012 vốn chủ sở hữu là 35.354 triệu đồng chiếm 16,53% trong tổng nguồn vốn, tăng 11.296 triệu đồng so với năm 2011 tương ứng tốc độ tăng 46,95%. Sự tăng này chủ yếu do vốn đầu tư của chủ sở hữu tăng, từ 23.572 triệu đồng năm 2011 lên thành 35.010 triệu đồng năm 2012 ứng với tốc độ tăng 48,52%. Việc tăng này cho thấy khả năng độc lập về tài chính của công ty trong năm 2012 là tương đối tốt.

Quỹ khen thường, phúc lợi: Năm 2010 quỹ khen thưởng phúc lợi là 204 triệu đồng, năm 2011 giảm xuống còn 135 triệu đồng tốc độ giảm 33,75%, năm 2012 tiếp tục giảm còn 95 triệu đồng với tốc độ giảm 29,44%. Việc giảm xuống của nguồn này

32

cho thấy tình hình hoạt động cũng như tài chính của công ty không được tốt nên đã cắt giảm các khoản thưởng và trợ cấp.

Nhận xét chung:

Nợ phải trả của công ty tăng qua ba năm đặc biệt là nợ ngắn hạn cho thấy công ty đang gặp khó khăn về tài chính, công ty phải chịu thêm gánh nặng về khoản thanh toán nợ. Công ty cần xem xét để giảm bớt các khoản nợ vay và các khoản chiếm dụng vốn của người khác. Đồng thời tỷ trọng của nợ phải trả so với tổng nguồn vốn vẫn rất cao trong khi công ty đang mở rộng hoạt động kinh doanh cho thấy công ty chưa thể chủ động trong nguồn vốn kinh doanh của mình.

Nguồn vốn chủ sở hữu tăng chứng tỏ công ty đang dần chủ động hơn trong hoạt động kinh doanh nhưng xét về mặt tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu còn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng nguồn vốn. Điều này cho thấy công ty đang thiếu nguồn vốn kinh doanh nên cần tìm nguồn vốn từ bên ngoài.

2.1.3. Phân tích mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn Bảng 2.7. Các chỉ tiêu về tài sản và nợ

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Tài sản ngắn hạn 90.841 150.894 153.661

Tài sản dài hạn 40.760 59.063 60.726

Nguồn ngắn hạn 90.672 170.657 167.231

Nguồn dài hạn 40.927 39.299 47.115

Vốn lưu động ròng 169 (19.763) (13.570)

(Nguồn: Số liệu tính được từ bảng cân đối kế toán) Năm 2010, vốn lưu động ròng của công ty là 169 triệu đồng. Vốn lưu động ròng lớn hơn 0 tức là nguồn vốn dài hạn đầu tư vào tài sản cố định được dư ra và phần dư thừa đó đầu tư vào tài sản ngắn hạn. Đồng thời, tài sản ngắn hạn lớn hơn nợ ngắn hạn nên khả năng thanh toán của công ty trong năm này là tốt. Năm 2011 vốn lưu động ròng giảm mạnh xuống âm 19.763 triệu đồng và năm 2012 giảm còn âm 13.570 triệu đồng.

Tuy tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn đều tăng qua ba năm nhưng mức tăng của nợ ngắn hạn cao hơn mức tăng của tài sản ngắn hạn nên vốn lưu động ròng hai năm 2011 và 2012 bị âm. Vốn lưu động ròng nhỏ hơn 0 chứng tỏ sự mất cân đối giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn, cũng như nguồn dài hạn không đủ để tài trợ cho tài sản dài hạn. Để mở rộng kinh doanh công ty phải sử dụng các khoản nợ vay ngắn hạn cho đầu tư tài sản cố định, trong khi nguồn vốn chủ sở hữu không tăng kịp tương ứng tốc độ đầu tư tài sản cố

định. Nếu để con số âm kéo dài, công ty sẽ gặp áp lực về thanh toán ngắn hạn và có nguy cơ phá sản nếu không thanh toán đúng hạn.

Tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh:

Bảng 2.8. Tình hình đảm bảo nguồn vốn ba năm 2010-2012

Đơn vị tính: Lần

Chỉ tiêu Năm

2010

Năm 2011

Năm 2012

Hệ số tài trợ thường xuyên 0,31 0,19 0,22

Hệ số tài trợ tạm thời 0,69 0,81 0,75

Hệ số vốn chủ sở hữu so với nguồn tài trợ thường xuyên 0,59 0,62 0,75 (Nguồn: Số liệu tính được từ Báo cáo tài chính) Hệ số tài trợ thường xuyên: Hệ số này cho biết so với tổng nguồn vốn của doanh nghiệp, nguồn tài trợ thường xuyên chiếm mấy phần. Năm 2010, hệ số tài trợ thường xuyên là 0,31 lần, năm 2011 giảm xuống còn 0,19 lần và năm 2012 tăng lên 0,22 lần. Hệ số này rất thấp chứng tỏ nguồn tài trợ phần lớn là bằng nợ ngắn hạn, áp lực về thanh toán các khoản nợ vay rất lớn.

Hệ số tài trợ tạm thời: Hệ số tài trợ tạm thời cho biết so với tổng nguồn vốn thì tổng nguồn tài trợ tạm thời chiếm mấy phần. Hệ số này qua ba năm đều ở mức khá cao, cụ thể năm 2010 là 0,69 lần, sang năm 2011 tăng lên thành 0,81 lần nguyên nhân do quy mô công ty tăng cao. Năm 2011 tổng tài sản tăng 59,54% so với năm 2010 trong khi vốn chủ sở hữu giảm 0,53% nên công ty phải huy động một lượng vốn từ ngân hàng và tổ chức khác làm các khoản nợ ngắn hạn tăng. Hệ số này càng tăng thì công ty sẽ gặp khó khăn trong thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Nhưng năm 2012 hệ số này giảm xuống còn 0,78 lần, mức giảm rất ít nhưng vẫn chứng tỏ công ty đã có biện pháp phát triển kinh doanh, tăng vốn chủ sở hữu làm giảm áp lực về các khoản nợ.

Hệ số vốn chủ sở hữu so với nguồn tài trợ thường xuyên: Chỉ tiêu này cho biết nguồn vốn chủ sở hữu chiếm bao phần trong tổng nguồn tài trợ thường xuyên. Năm 2010 chỉ tiêu này là 0,59 lần có nghĩa cứ 1 đồng nguồn tài trợ thường xuyên thì nguồn vốn chủ sở hữu chiếm 0,59 đồng. Năm 2011 chỉ tiêu này là 0,62 lần, năm 2012 là 0,75 lần. Trị số của chỉ tiêu này tăng qua ba năm nhưng vẫn nhỏ hơn 1 chứng tỏ công ty gặp khó khăn trong việc tự chủ và độc lập về tài chính.

34

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành Tài chính: Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần vật tư xăng dầu Hải Dương thông qua các báo cáo tài chính (Trang 36 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)