Phân tích chỉ tiêu thanh toán

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành Tài chính: Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần vật tư xăng dầu Hải Dương thông qua các báo cáo tài chính (Trang 50 - 54)

2.2. Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần vật tư xăng dầu Hải Dương

2.2.4. Phân tích các chỉ tiêu tài chính

2.2.4.1. Phân tích chỉ tiêu thanh toán

Khả năng thanh toán của công ty là một nội dung cơ bản của hoạt động tài chính, nhằm cung cấp thông tin cho các cấp quản lý đưa ra các quyết định đúng đắn cho công ty. Đó là những quyết định cho công ty vay bao nhiêu tiền, thời hạn bao nhiêu, có bán hàng chịu cho công ty không…

42

Bảng 2.2.4.1.Chỉ tiêu về khả năng thanh toán

Đơn vị tính: Lần

Chỉ tiêu Năm

2010

Năm 2011

Năm 2012

So sánh 2011-2010 So sánh 2012-2011 Mức Tỷ lệ (%) Mức Tỷ lệ (%) 1. Khả năng thanh

toán hiện hành 1,002 0,88 0,92 (0,112) (11,17) 0,04 4,54 2. Khả năng thanh

toán nhanh 0,82 0,76 0,75 (0,06) (7,3) (0,01) (1,3)

3. Khả năng thanh

toán tức thời 0,18 0,09 0,02 (0,09) (50) (0,07) (78)

4. Khả năng thanh

toán lãi vay 0,05 0,014 0,039 (0,036) (72) 0,025 64,1 (Nguồn: Số liệu tính được từ báo cáo tài chính) Khả năng thanh toán hiện hành

Hệ số thanh toán hiện hành là công cụ đo lường khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn, biểu thị sự cân bằng giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn. Hệ số này cho ta biết tại một thời điểm nhất định ứng với một đồng nợ ngắn hạn thì công ty có khả năng huy động bao nhiêu từ tài sản ngắn hạn để trả nợ. Cụ thể, năm 2010 hệ số khả năng thanh toán hiện hành là 1,002 lần, hệ số này lớn hơn 1 tức là tài sản lưu động lớn hơn nợ ngắn hạn, tình hình tài chính của công ty ổn định. Hệ số thanh toán hiện hành năm 2011 là 0,88 và 2012 là 0,92 đều nhỏ hơn 1, tức là tài sản lưu động nhỏ hơn nợ ngắn hạn, lúc này các tài sản ngắn hạn sẵn có nhỏ hơn nhu cầu ngắn hạn, vì thế công ty có khả năng không trả hết các khoản nợ ngắn hạn đúng hạn. Năm 2011 chỉ tiêu này giảm 0,112 lần so với năm 2010 tương ứng mức giảm 11,17%, nguyên nhân là khoản phải thu khách hàng của công ty gia tăng do chưa đòi được nợ. Trong khi đó mức nợ ngắn hạn của doanh nghiệp cũng tăng nhưng với tốc độ lớn hơn so với tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn, làm cho mức độ rủi ro trong kinh doanh của doanh nghiệp tăng. Sang năm 2012, hệ số thanh toán hiện hành tăng 0,04 lần, ứng với tốc độ tăng 4,54% so với năm 2011. Nguyên nhân do trong năm 2012, công ty áp dụng chính sách bán chịu cho khách hàng nên lượng tiền mặt thu vào giảm mạnh, khoản phải thu khách hàng có xu hướng tăng nhưng với tốc độ rất thấp. Đồng thời công ty đã trả một số khoản nợ cho nhà cung cấp khiến cho khoản phải trả người bán giảm từ 102.530 triệuđồng xuống còn 65.766 triệu đồng, tuy nhiên vay ngắn hạn lại tăng với tốc độ 33,95%. Kết hợp các

nhân tố tăng giảm thì tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn là 1,83%, còn nợ ngắn lại lại giảm 3,67%.

Khả năng thanh toán nhanh

Qua bảng phân tích và đồ thị ta thấy hệ số thanh toán nhanh của công ty đang có xu hướng giảm. Điều này là do ta đã loại bỏ lượng hàng tồn kho ra khỏi công thức tính nhưng hàng tồn kho lại chiếm tỷ trọng cao trong tài sản ngắn hạn. Cụ thể, năm 2010 hệ số này là 0,82 lần tức là không cần bán hàng tồn kho hay vay mượn gì thêm với 1 đồng nợ ngắn hạn công ty có thể đảm bảo thanh toán bằng 0,82 đồng tài sản ngắn hạn. Tuy vậy, với số liệu này, ta thấy khả năng thanh toán nhanh của công ty là chưa cao, tài sản thanh khoản chưa đủ để đáp ứng được nợ ngắn hạn. Đến năm 2011, hệ số này là 0,76 lần giảm 7,3% so với năm 2010 và năm 2012 tiếp tục giảm xuống còn 0,75 lần.

Nguyên nhân là nợ phải trả của công ty tăng cao, đồng thời tiền và các khoản tương đương tiền cũng giảm. Đây là một tín hiệu xấu và mang lại nhiều rủi ro cho công ty khi khả năng thanh toán nhanh của công ty không đủ để thanh toán nợ. Vì vậy công ty cần phải tăng lượng tiền dự trữ lên đến mức cho phép và phần nợ ngắn hạn xuống đến giới hạn cần thiết để có thể đáp ứng được ngay những nhu cầu về thanh toán.

Khả năng thanh toán tức thời

Cũng như hệ số khả năng thanh toán nhanh, sau khi loại bỏ những tài sản ngắn hạn khác để xem xét khả năng thanh toán tức thời thì ta thấy rằng hệ số này là quá thấp so với nợ ngắn hạn luôn gia tăng qua các năm. Cụ thể năm 2011 hệ số này là 0,09 lần giảm 0,09 lần so với năm 2010, sang năm 2012 nó chỉ còn 0,02 lần giảm 0,07 lần so với năm 2011. Nguyên nhân do vốn bằng tiền của công ty giảm mạnh từ 16.224 triệu đồng năm 2010 xuống 15.163 triệu đồng, đến năm 2012 giảm còn 3.136 triệu đồng.

Việc lượng tiền dự trữ không đủ đáp ứng khả năng chi trả sẽ dẫn đến nhiều rủi ro cho công ty trong việc các nhà cung cấp, cũng như các tổ chức tín dụng bất ngờ thu hồi lại các khoản nợ nhưng việc này lại có khả năng rất thấp. Nên việc sử dụng vốn đi chiếm dụng để gia tăng hiệu quả của lợi nhuận là một biện pháp tốt, cũng như sử dụng tiền trong việc thúc đẩy nhanh quá trình xoay vòng vốn cho công ty. Nhưng công ty cũng không nên chủ quan mà phải có hướng đề phòng những rủi ro không đáng có trong những năm tới.

Khả năng thanh toán lãi vay

Chỉ tiêu này nói lên lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh có đủ để chi trả lãi vay không. Năm 2010 công ty phải chịu khoản lãi vay không cao nên hệ số thanh toán lãi vay là 0,05 lần tức là cứ mỗi một đồng chi phí lãi vay thì công ty có 0,05 đồng lợi nhuận trong kinh doanh để trả lãi. Năm 2011 hệ số này giảm còn 0,014 lần do lãi vay

44

năm 2010 là 8.512 triệu tăng lên 13.624 triệu đồng năm 2011, nhưng lợi nhuận trước thuế và lãi vay lại giảm từ 427 triệu đồng năm 2010 xuống còn 193 triệu đồng năm 2011. Sang năm 2012, hệ số này lại tăng lên thành 0,039 lần. Hệ số thanh toán lãi vay của công ty có hướng tăng vào năm 2012 cho thấy công ty bắt đầu kinh doanh có lãi.

Tuy nhiên có thể nhận thấy rằng hệ số thanh toán lãi vay của công ty rất nhỏ chứng tỏ rằng áp lực thanh toán lãi vay của công ty lớn, rủi ro tài chính cao, do đó công ty cần cân nhắc giảm mức nợ vay hiện có để giảm rủi ro tài chính.

2.2.4.2. Hệ số về cơ cấu tài chính và tình hình đầu tư Bảng 2.2.4.2. Chỉ tiêu về cơ cấu

Chỉ tiêu Đơn

vị

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Chênh lệch 2011/2010

(%)

2012/2011 (%) 1. Hệ số nợ trên tổng tài sản Lần 0,82 0,88 0,83 7,32 (5,68) 2. Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu Lần 4,41 7,68 5,05 74,15 (34,24)

3. Hệ số tự tài trợ % 18,48 11,52 16,53 (37,66) 43,49

4. Hệ số tự tài trợ tài sản dài hạn % 59,67 40,96 58,37 (31,35) 42,5

5. Tỷ suất đầu tư % 30,97 28,13 28,33 (9,17) 0,71

(Nguồn: Số liệu tính được từ báo cáo tài chính) Hệ số nợ trên tổng tài sản: Hệ số này cho biết mức độ vững chắc của tài sản. Hệ số nợ trên tổng tài sản qua ba năm đều lớn hơn 0,5. Năm 2010 hệ số này là 0,82 lần, năm 2011 là 0,88 lần và năm 2012 giảm xuống còn 0,83 lần. Trong ba năm qua tài sản của công ty được tài trợ bằng vốn vay chiếm tỷ lệ cao cho thấy phần lớn nguồn vốn hoạt động của công ty là đi vay. Đây là điều không tốt vì công ty còn phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn từ bên ngoài. Do vậy, công ty càng có ít cơ hội để tiếp nhận các khoản vay do nhà đầu tư không mấy mặn mà với các công ty có hệ số nợ trên tổng tài sản cao.

Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu: Hệ số này cho biết khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ của vốn chủ sở hữu. Năm 2010 chỉ tiêu này là 4,41 tức là với mỗi đồng bỏ ra của doanh nghiệp thì chủ nợ cung cấp cho doanh nghiệp 4,41 đồng. Năm 2011 hệ số này tăng lên thành 7,68 lần, ứng với tốc độ tăng 74,15% do nợ phải trả tăng với tốc độ 73,16%. Chỉ số này tăng cao chứng tỏ khả năng tự tài trợ của công ty rất kém và khó có thể chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Năm 2012 công ty tăng vốn chủ sở hữu nên hệ số này xuống còn 5,05 lần, lượng vốn vay cần thiết để kinh doanh giảm giúp công ty ít phụ thuộc vào những nguồn tài trợ bên ngoài hơn.

Hệ số tự tài trợ: Phản ánh mức độ tự làm chủ về mặt tài chính của công ty trong quá trình hoạt động. Năm 2010 hệ số tự tài trợ là 14,84% tức là trong 100 đồng vốn thì số vốn được tài trợ từ bản thân công ty là 14,84 đồng. Năm 2011 hệ số này giảm xuống còn 11,52% với tốc độ giảm 37,66% cho thấy khả năng tự chủ về tài chính của công ty giảm do vốn chủ sở hữu tăng rất ít trong khi tổng nguồn vốn tăng cao với tốc độ 59,54%. Năm 2012 hệ số tự tài trợ tăng lên 16,53% do công ty đã tăng một lượng lớn vốn chủ sở hữu. Tuy công ty đã tăng vốn chủ sở hữu nhưng khoản mục này vẫn còn chiếm tỷ lệ khiêm tốn trong tổng nguồn vốn, nghĩa là công ty vẫn còn phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn vay, chi phí lãi vay tăng làm giảm chi trả cổ tức cho cổ động, đồng thời do độ rủi ro tài chính của công ty cao nên sẽ gặp khó khăn khi tìm kiếm các nguồn tài trợ bên ngài.

Hệ số tự tài trợ tài sản dài hạn: Biểu hiện mối quan hệ giữa nguồn vốn chủ sở hữu với tài sản dài hạn của doanh nghiệp. Năm 2010 hệ số này là 59,67%, năm 2011 giảm xuống còn 40,96% do tài sản dài hạn tăng lên với tốc độ 44,9% nhưng vốn chủ sở hữu lại giảm với tốc độ 0,53%. Năm 2012 hệ số tự tài trợ tài sản dài hạn lại tăng lên mức 58,37% tương ứng tốc độ tăng 42,5% do tài sản dài hạn chỉ tăng với tốc độ rất thấp là 2,81%, trong khi vốn chủ sở hữu tăng cao với tốc độ 46,52%. Cả ba năm hệ số tự tài trợ tài sản dài hạn đều rất lớn thể hiện tài sản của công ty được tài trợ chủ yếu từ nguồn vốn vay.

Tỷ suất đầu tƣ: Năm 2010 cứ 100 đồng tài sản của doanh nghiệp thì có 30,97 đồng là tài sản dài hạn. Năm 2011 tỷ suất này giảm xuống còn 28,13% và năm 2012 là 2,33%. Tuy tài sản dài hạn và tổng tài sản đều tăng qua các năm nhưng trong năm 2011 tốc độ tăng của tài sản dài hạn lại thấp hơn tốc độ tăng tổng tài sản, vì vậy tỷ suất đầu tư năm 2011 giảm xuống so với năm 2010. Năm 2012 tốc độ tăng của tài sản dài hạn cao hơn tổng tài sản nhưng đều rất thấp nên tỷ suất đầu tư năm này chỉ tăng với tốc độ 0,71% so với năm 2011. Hệ số này tăng trong năm 2012 phần nào phản ánh tình hình mở rộng kinh doanh của công ty đã tốt hơn trước.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành Tài chính: Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần vật tư xăng dầu Hải Dương thông qua các báo cáo tài chính (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)