Phân tích sự biến động và kết cấu tài sản

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành Tài chính: Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần vật tư xăng dầu Hải Dương thông qua các báo cáo tài chính (Trang 31 - 36)

2.2. Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần vật tư xăng dầu Hải Dương

2.2.1. Phân tích bảng cân đối kế toán

2.2.1.1. Phân tích sự biến động và kết cấu tài sản

Tài sản của doanh nghiệp là kết quả của quá trình phân bổ nguồn vốn để phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh. Phân tích cơ cấu tài sản sẽ giúp nhà quản trị có cái nhìn chính xác về tình hình sử dụng vốn tại doanh nghiệp, qua đó có nhận xét về tính hợp lý của việc sử dụng vốn đó và dự đoán được ảnh hưởng của những biến động đến quá trình hoạt động của doanh nghiệp.

Bảng 2.1. Kết cấu tài sản ba năm 2010-2012

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm

2010

Năm 2011

Năm 2012

So sánh 2011-2010 So sánh 2012-2011 Số

tiền

Tăng giảm (%)

Số tiền

Tăng giảm (%) Tài sản ngắn hạn 90.841 150.894 153.661 60.053 66,11 2.767 1,83 Tài sản dài hạn 40.760 59.063 60.726 18.303 44,9 1.663 2,81 Tổng tài sản 131.602 209.957 214.388 78.355 59,54 4.431 2,11

(Nguồn: Số liệu tính được từ bảng cân đối kế toán) Đồ thị 2.1. Đồ thị kết cấu tài sản ba năm 2010-2012

(Nguồn: Số liệu tính được từ bảng cân đối kế toán) Nhìn vào bảng số liệu ta thấy tổng tài sản tăng qua ba năm chứng tỏ công ty đang ngày càng mở rộng quy mô sản xuất. Năm 2011, tổng tài sản là 209.957 triệu đồng, tăng 78.355 triệu đồng so với năm 2010, tương ứng với tốc độ tăng 59,54% do tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn đều tăng với tốc độ cao, nhất là tài sản ngắn hạn. Năm 2011 tài sản ngắn hạn tăng với tốc độ 66,11% và tài sản dài hạn tăng với tốc độ 44,9%

so với năm 2010 cho thấy quy mô kinh doanh của công ty trong năm này đã tăng lên nhiều. Năm 2012, tổng tài sản là 214.388 triệu đồng, tăng 4.431 triệu đồng so với năm 2011 tốc độ tăng 2,11%. Tổng tài sản tăng là do sự tăng lên của tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn. Trong hai năm 2010 – 2011, tỷ trọng của tài sản ngắn hạn so với tổng tài sản tăng còn tỷ trọng của tài sản dài hạn so với tổng tài sản giảm cho thấy tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn cao hơn so với tốc độ tăng của tài sản dài hạn. Cụ thể, tỷ trọng tài sản ngắn hạn trên tổng tài sản tăng từ 69,03% năm 2010 lên 71,87% năm 2011, tỷ trọng tài sản dài hạn trên tổng tài sản giảm từ 30,97% năm 2010 xuống còn 28,13%

năm 2011. Sang năm 2012, tỷ trọng tài sản ngắn hạn so với tổng tài sản lại giảm xuống còn 71,67%, đồng thời tỷ trọng tài sản dài hạn so với tổng tài sản lại tăng lên mức 28,33% nhưng sự tăng giảm ở đây rất nhỏ, không đáng kể. Cả ba năm 2010 – 2012 thì

69, 03

% 30,

97

%

Năm 2010

71, 87

% 28,

13

%

Năm 2011

71,67%

28,33%

Năm 2012

Tài sản ngắn hạn Tài sản dài hạn

24

tài sản ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản của công ty (chiếm trên 69% trong tổng tài sản) thể hiện rõ qua đồ thị kết cấu tài sản, điều này cho thấy công ty chủ yếu tập trung vào các khoản đầu tư ngắn hạn, giúp cho việc tạo vốn cho hoạt động kinh doanh đồng thời giải quyết nhanh khâu thanh toán cũng như trả nợ vay.

Bảng 2.2. Tình hình tài sản ngắn hạn ba năm 2010-2012

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh 2011- 2010

So sánh 2012-2011 Số

tiền

Tỷ trọng

(%)

Số tiền

Tỷ trọng

(%)

Số tiền

Tỷ trọng

(%)

Số tiền

Tăng giảm (%)

Số tiền

Tăng giảm (%) Tài sản ngắn

hạn 90.841 69,03 150.894 71,87 153.661 71,67 60.052 66,11 2.767 1,83 I. Tiền 16.224 12,33 15.163 7,22 3.136 1,46 (1.061) (6,54) (12.027) (79,3) II. Các khoản

phải thu 48.946 37,2 111.603 53,16 121.221 56,54 62.657 128,01 9.618 8,62 III. Hàng tồn kho 16.776 12,74 21.456 10,22 27.708 12,92 4.680 27,9 6.252 29,13 IV. Tài sản ngắn

hạn khác 8.894 6,76 2.670 1,27 1.594 0,75 (6.224) (69,9) (1.076) (40,3) Tổng tài sản 131.602 100 209.957 100 214.388 100 78.355 59,54 4.431 2,11

(Nguồn: Số liệu tính được từ bảng cân đối kế toán) Tài sản ngắn hạn: Theo bảng phân tích, tài sản ngắn hạn năm 2010 là 90.841 triệu đồng, chiếm 69,03% trong tổng tài sản. Năm 2011 là 150.894 triệu đồng chiếm 71,87%, sang năm 2012 là 153.661 triệu đồng chiếm 71,67% tổng tài sản. So sánh giữa năm 2011 và 2010, tài sản ngắn hạn tăng 60.052 triệu đồng, tốc độ tăng là 66,11%.

Năm 2012 tăng 2.767 triệu đồng so với năm 2011, tốc độ tăng 1,83%. Ta thấy công ty đang tăng vốn lưu động để mở rộng quy mô hoạt động, sự thay đổi của tài sản ngắn hạn là do sự biến động của các thành phần sau:

Tiền và các khoản tương đương tiền: Năm 2010, vốn bằng tiền của công ty là 16.224 triệu đồng, chiếm 12,33% tổng tài sản. Năm 2011 giảm xuống còn 15.163 triệu đồng, chiếm 7,22% tổng tài sản. Năm 2012 tiếp tục giảm xuống còn 3.136 triệu đồng, chiếm 1,46% tổng tài sản. Nguyên nhân giảm là do giá xăng dầu tăng, để thu hút và giữ chân được khách hàng thì công ty phải thực hiện chính sách bán chịu cho khách hàng là đại lý và tổng đại lý của công ty nên tiền và các khoản tương đương tiền giảm.

Cũng trong thời gian này, công ty có xu hướng đầu tư nhiều vào hàng tồn kho, điều

này có thể làm cho khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn bị ảnh hưởng nhưng bên cạnh đó giúp cho công ty luôn có lượng hàng ổn định phòng ngừa khi giá xăng dầu trên thế giới tăng. Lượng tiền trong thời điểm hiện tại được giữ nhằm mục đích thanh toán các khoản chi phí phát sinh tức thời, đáp ứng mục đích giao dịch cũng như các khoản nợ phải trả khi chủ nợ yêu cầu. Công ty cần xem xét để bố trí tiền mặt một cách hợp lý vì nếu vốn bằng tiền quá thấp sẽ không đủ khả năng thanh toán cho những lần nhập khẩu xăng dầu tiếp theo và những khoản vay tới hạn của công ty.

Các khoản phải thu: Đây là khoản mục có vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu thanh toán sau tiền và các khoản tương đương tiền. Khoản phải thu năm 2010 là 48.946 triệu đồng, chiếm 37,2% tổng tài sản. Năm 2011 tăng lên thành 111.603 triệu đồng, chiếm 53,16% tổng tài sản. So sánh năm 2011 với năm 2010, khoản phải thu tăng 62.656 triệu đồng, tương ứng tốc độ tăng 128,01%. Năm 2012, các khoản phải thu tiếp tục tăng thành 121.221 triệu đồng, chiếm 56,54% tổng tài sản. Khoản phải thu khách hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất và là nguyên nhân làm tăng các khoản phải thu.

Cụ thể, tỷ trọng khoản phải thu khách hàng trong tổng tài sản năm 2010 là 36,81%, năm 2011 là 52,43% và năm 2012 là 56,13%. Điều này phản ánh chính sách nới lỏng tín dụng của công ty trong giai đoạn nền kinh tế đang gặp khó khăn nhằm thu hút khách hàng. Các khoản phải thu khác chiếm tỷ trọng nhỏ trong các khoản phải thu, chủ yếu là lãi phải thu từ các khoản đầu tư. Năm 2011, các khoản phải thu khác là 1.521 triệu đồng, tăng 1.019 triệu đồng so với năm 2010 do kinh tế khó khăn, giá xăng tăng, doanh nghiệp làm ăn yếu kém, Nhà nước phải bù lỗ. Nhưng đến năm 2012, công ty có kết quả kinh doanh tốt hơn nên không còn nguồn thu từ việc bù lỗ xăng dầu của Nhà nước, các khoản phải thu khác giảm xuống còn 0 đồng.

Hàng tồn kho: Hàng tồn kho là khoản mục có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh được liên tục và có thể giải quyết tình trạng thanh khoản của đơn vị khi cần thiết. Hàng tồn kho bao gồm nguyên vật liệu, thành phẩm, hàng hóa, chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Hàng tồn kho của công ty quá lớn và tăng lên trong ba năm. Năm 2010, giá trị hàng tồn kho là 16.776 triệu đồng, chiếm 12,74 tổng tài sản. Năm 2011 tăng 4.680 triệu đồng so với năm 2010, tương ứng tốc độ tăng 27,9%. Sang năm 2012, hàng tồn kho là 27.708 triệu đồng, chiếm 12,92%

tổng tài sản với tốc độ tăng là 29,13%. Hàng tồn kho tăng cao trong ba năm do giá xăng dầu trên thế giới không ổn định, tùy thuộc từng thời điểm giá xăng dầu rẻ thì nhập nhiều. Với sự biến động mạnh của giá dầu trên thế giới thì việc dự trữ nhiều là điều rất cần đối với công ty. Tuy nhiên, việc hàng tồn kho quá nhiều là không tốt vì đây là mặt hàng rất dễ bị hao hụt và chi phí bảo quản nhiều do đó công ty cần có biện pháp để hạn chế hàng tồn kho và đảm bảo rằng nó vẫn đáp ứng nhu cầu thị trường.

26

Tài sản ngắn hạn khác: Trong ba năm, tài sản ngắn hạn khác của công ty giảm và chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng tài sản. Năm 2010 là 8.894 triệu đồng chiếm 6,76%

tổng tài sản, năm 2011 là 2.670 triệu đồng chiếm 1,27% tổng tài sản, năm 2012 là 1.594 triệu đồng chiếm 0,75 tổng tài sản. Khoản mục này giảm là do sự giảm của các khoản như thuế giá trị gia tăng được khấu trừ và các khoản thuế phải thu Nhà nước.

Bảng 2.3. Tình hình tài sản dài hạn ba năm 2010-2012

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh 2011- 2010

So sánh 2012- 2011

Số tiền

Tỷ trọng

(%)

Số tiền

Tỷ trọng

(%)

Số tiền

Tỷ trọng

(%)

Số tiền

Tăng giảm (%)

Số tiền

Tăng giảm (%) Tài sản dài

hạn 40.760 30,97 59.063 28,13 60.726 28,33 18.303 44,9 1.663 2,81 I. Tài sản cố

định 21.851 16,6 40.154 19,12 41.816 19,51 18.30

3 83.73 1.662 4,14 II. Các khoản

đầu tư tài chính dài hạn

18.909 14,37 18.909 9,01 18.909 8,82 0 0 0 0 Tổng tài sản 131.602 100 209.957 100 214.388 100 78.355 59,54 4.431 2,11

(Nguồn: Số liệu tính được từ bảng cân đối kế toán) Tài sản dài hạn: Cùng với sự tăng tài sản ngắn hạn thì tài sản dài hạn cũng tăng qua ba năm. Năm 2010 là 40.760 triệu đồng chiếm 30,97% trong tổng tài sản. Năm 2011 con số này là 59.063 triệu đồng, tăng 18.303 triệu đồng so với năm 2010, tương ứng tốc độ tăng 44,9%. Năm 2012 tăng 1.662 triệu đồng, với tốc độ tăng chậm hơn là 2,81%. Việc tăng tài sản dài hạn chủ yếu là do sự tăng của khoản mục tài sản cố định.

Sau đây ta xét từng khoản mục:

Tài sản cố định: Năm 2010 tài sản cố định là 21.851 triệu đồng chiếm 16,6% tổng tài sản. Sang năm 2011, con số này là 40.154 triệu đồng chiếm 19,12% tổng tài sản.

Năm 2012 tăng lên 41.816 triệu đồng, chiếm 19,51% trong tổng tài sản. So với năm 2010 thì năm 2011 tăng 18.303 triệu đồng, tương ứng tốc độ tăng 83,73%. Vì công ty đang mở rộng hoạt động kinh doanh cần mua sắm sản phẩm nên tài sản cố định tăng.

Năm 2012 tài sản cố định chỉ tăng 1.662 triệu đồng so với năm 2011 với tốc độ tăng nhẹ là 4,14%. Việc đầu tư vào tài sản cố định cũng làm tăng khoản giá trị hao mòn. So sánh năm 2011 với 2010 thì giá trị hao mòn lũy kế tăng 3.321 triệu đồng ứng với tốc độ tăng

65,52%. Năm 2012 con số này tăng thêm 4.630 triệu đồng so với năm 2011, ứng với tốc độ tăng 55,18%. Với khoản mục chi phí xây dựng cơ bản dở dang, năm 2010 con số này là 3.307 triệu đồng, năm 2011 giảm xuống còn 596 triệu đồng ứng với mức giảm 81,96% so với năm 2010 và tụt xuống 0 đồng năm 2012. Điều này là do tài sản được xây dựng đã hoàn tất và đưa vào sử dụng nên không còn chi phí này nữa.

Đầu tư tài chính dài hạn: Hoạt động đầu tư tài chính là các hoạt động đầu tư vốn vào lĩnh vực kinh doanh khác, ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm mục đích mở rộng cơ hội thu lợi nhuận cao và hạn chế rủi ro trong kinh doanh. Trong ba năm, khoản mục này đều ở mức 18.909 triệu đồng chứng tỏ công ty không có thêm sự đầu tư dài hạn nào do công ty không có vốn nhàn rỗi.

Nhận xét chung:

Qua phân tích ta thấy tình hình tài chính của công ty tăng lên và tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn cao hơn tốc độ tăng của tài sản dài hạn cho thấy công ty đang mở rộng mạng lưới hoạt động. Về cơ cấu tài sản thì tài sản ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản. Đây là điều tốt vì nó phù hợp vơi tình hình của công ty hiện nay vì công ty đang cần có tài sản lưu động lớn cho những lần nhập khẩu xăng dầu đáp ứng nhu cầu kinh doanh đang phát triển. Tuy nhiên, tiền mặt của công ty quá ít, khoản mục khoản phải và hàng tồn kho khá cao, đây là dấu hiệu không tốt công ty cần có biện pháp khắc phục.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành Tài chính: Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần vật tư xăng dầu Hải Dương thông qua các báo cáo tài chính (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)