2.2. Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần vật tư xăng dầu Hải Dương
2.2.4. Phân tích các chỉ tiêu tài chính
2.2.4.3. Chỉ tiêu về nợ phải thu và nợ phải trả
Bảng 2.2.4.4. Chỉ tiêu về nợ phải thu và nợ phải trả
Chỉ tiêu Đơn
vị
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
Chênh lệch 2011/2010
(%)
2012/2011 (%) Hệ số nợ phải thu trên tổng
nguồn vốn % 37,19 53,16 56,54 42,94 6,36
Tỷ lệ nợ phải thu trên nợ
phải trả Lần 1,33 1,08 1,58 (18,8) 46,3
(Nguồn: Số liệu tính được từ báo cáo tài chính) Đồ thị 2.4. Hệ số nợ phải thu trên tổng nguồn vốn
(Nguồn: Số liệu tính được từ báo cáo tài chính) Hệ số nợ phải thu trên tổng nguồn vốn: Từ đồ thị ta thấy, chỉ tiêu này liên tục tăng qua ba năm. Điều này chứng tỏ nguồn vốn bị chiếm dụng tăng lên, tỷ lệ vốn thực chất tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh giảm xuống. Năm 2010 tỷ lệ khoản phải thu trên tổng nguồn vốn là là 37,19% nghĩa là cứ 100 đồng vốn được huy động thì có 37,19 đồng không tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Năm 2011 chỉ tiêu này tăng lên 53,16% ứng với tốc độ 42,94%, năm 2012 tăng lên 56,54% với tốc độ tăng 6,36%. Nguyên nhân tăng là các khoản nợ nhất là phải thu khách hàng tăng cao, từ 48.443 triệu đồng năm 2010 lên 110.081 triệu đồng năm 2011 và đồng 121.221 triệu đồng năm 2012, trong khi đó tổng nguồn vốn cũng tăng nhưng tăng với tốc độ ít hơn. Có thể thấy trong hai năm 2011 và 2012 chính sách thu hồi nợ của công ty chưa tốt, công ty cần có chính sách hợp lý để giảm bớt chỉ tiêu này, tăng nguồn vốn để đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
48443
111603 121221
131602
209957 214388
37,19%
53,16%
56,54%
0,00%
10,00%
20,00%
30,00%
40,00%
50,00%
60,00%
0 50000 100000 150000 200000 250000
2010 2011 2012
Triệu đồng
Tổng giá trị khoản phải thu Tổng nguồn vốn Tỷ lệ
50
Đồ thị 2.5. Hệ số nợ phải thu và nợ phải trả
(Nguồn: Số liệu tính được từ báo cáo tài chính) Hệ số nợ phải thu và nợ phải trả: Từ đồ thị ta thấy hệ số nợ phải thu và nợ phải trả giảm từ năm 2010 sang năm 2011 nhưng đến năm 2012 lại có xu hướng tăng, Cụ thể năm 2010 chỉ tiêu này là 1,33 lần, năm 2011 giảm còn 1,08 lần do tổng các khoản phải trả tăng cao gần xấp xỉ tổng các khoản phải thu. Năm 2012 chỉ tiêu này lại tăng lên thành 1,58 lần do công ty đã trả được một phần nợ cho người bán nên khoản phải trả giảm mạnh trong khi khoản phải thu vẫn tiếp tục tăng. Trong ba năm tỷ lệ giữa khoản thu và khoản phải trả đều lớn hơn 1 chứng tỏ các khoản phải thu lớn hơn các khoản phải trả, nghĩa là vốn bị chiếm dụng nhiều hơn phần vốn đi chiếm dụng của doanh nghiệp khác. Điều này sẽ dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn giảm, ảnh hưởng đến khả năng chi trả cũng như tình hình kinh doanh của công ty.
2.2.4.5. Nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lời
Ta có bảng tổng hợp các chỉ tiêu về khả năng sinh lời như sau:
48946
111603 121221
36878
102895
76465 1,33
1,08
1,58
0 0,2 0,4 0,6 0,8 1 1,2 1,4 1,6 1,8
0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 140000
2010 2011 2012
Lần Triệu đồng
Tổng nợ phải thu Tổng nợ phải trả Tỷ lệ
Bảng 2.2.4.5. Các chỉ tiêu về khả năng sinh lời
Đơn vị tính: %
Chỉ tiêu Năm
2010
Năm 2011
Năm 2012
So sánh 2011-2010 So sánh 2012-2011 Mức Tỷ lệ Mức Tỷ lệ
Hệ số lãi gộp 1,67 1,83 1,68 0,16 9,58 (0,15) (8,2)
Tỷ suất sinh lời của vốn
chủ sở hữu 0,91 1,13 0,35 0,22 2,2 (0,78) (69)
Tỷ suất sinh lời của tài
sản 0,17 0,46 0,06 0,29 170 (0,4) (87)
Tỷ suất sinh lời của tài
sản dài hạn 0,54 0,46 0,2 (0,08) (14,8) (0,26) (56)
Tỷ suất sinh lời của tài
sản ngắn hạn 0,24 0,18 0,08 (0,06) (25) (0,1) (55)
Tỷ suất sinh lời trên
doanh thu 0,02 0,018 0,007 (0,002) (10) (0,011) (61)
(Nguồn: Số liệu tính được từ báo cáo tài chính) Hệ số lãi gộp: Năm 2010 hệ số lãi gộp là 1,67% tức là trong 100 đồng doanh thu có 1,67 đồng đóng góp vào chi phí hoạt động và lợi nhuận. Năm 2011 hệ số này tăng thành 1,83% do lợi nhuận gộp tăng từ 16.400 triệu đồng năm 2010 lên 26.593 triệu đồng năm 2011 ứng với tốc độ tăng 62%, trong khi đó doanh thu thuần tăng với tốc độ thấp hơn là 48%. Đến năm 2012 hệ số lãi gộp giảm xuống còn 1,68%, nguyên nhân là trong năm này tốc độ tăng của lợi nhuận gộp là 9%, còn tốc độ tăng của doanh thu thuần lại cao hơn là 19%.
Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu – ROE: ROE năm 2010 là 0,91% và 2011 là 1,13% đều ở mức cao. Điều này cho thấy trong năm 2011 công ty hoạt động kinh doanh có hiệu quả do mở rộng quy mô kinh doanh và đề ra các chính sách hợp lý, nên doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh và doanh thu từ hoạt động tài chính đều tăng. ROE năm 2012 là 0,35%, giảm 69% so với năm 2011 có nghĩa là cứ 100 đồng bỏ vào sản xuất kinh doanh thì công ty thu về được 0,35 đồng. Nguyên nhân do trong
52
năm 2012 doanh thutăng rất ít. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ chỉ tăng 19%, doanh thu tài chính tăng 2% so với năm 2011, nhưng chi phí tài chính công ty phải trả vẫn ở mức cao là 15.610 triệu đồng. Hệ số ROE giảm mạnh cho thấy thấy rằng tốc độ sinh lời của vốn chủ sở hữu là khá thấp, chứng tỏ công ty chưa cân đối hài hòa giữa vốn chủ sở hữu và vốn đi vay, ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của mình trong quá trình huy động vốn phục vụ cho mục đích mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh. Trong thời gian tới công ty cần có biện pháp quản lý chi phí một cách có hiệu quả hơn nữa, kết hợp đẩy mạnh dịch vụ cung cấp phục vụ tốt cho các hoạt động bán hàng, nhằm làm giảm chi phí, tăng lợi nhuận. Điều này sẽ giúp công ty nâng cao được hệ số ROE từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Tỷ suất sinh lời của tài sản – ROA: Chỉ tiêu này phản ánh cứ 100 đồng bỏ vào sản xuất kinh doanh trong kỳ thì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả kinh doanh càng lớn. Ta thấy tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản biến động tăng giảm không đồng đều. Năm 2011, cứ 100 đồng tài sản đầu tư vào công ty tạo ra được 0,46 đồng lợi nhuận sau thuế, tăng 0,29 đồng so với năm 2010. Sang năm 2012, hệ số này giảm xuống còn 0,06% tương ứng tốc độ giảm 87% so với năm 2011. Nguyên nhân là do tổng tài sản tăng từ 209.957 triệu đồng năm 2011 lên 214.388 triệu đồng năm 2012 nhưng lợi nhuận sau thuế lại giảm từ 274 triệu đồng xuống còn 124 triệu đồng. Hệ số này thấp và có xu hướng giảm chứng tỏ công ty đang có kế hoạch và xu hướng khai thác sử dụng tài sản chưa hiệu quả. Vì vậy trong thời gian tới công ty cần có những biện pháp khai thác năng lực sản xuất của tài sản hiện có, đồng thời làm tốt công tác quản lý vốn lưu động nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn thì càng có điều kiện tăng khả năng sinh lời.
Tỷ suất sinh lời của tài sản dài hạn: Trong ba năm tỷ suất sinh lời của tài sản dài hạn đều giảm. Năm 2010 cứ 100 đồng tài sản dài hạn tạo ra được 0,54 đồng lợi nhuận, năm 2010 giảm xuống còn 0,46 đồng lợi nhuận và năm 2012 giảm còn 0,2 đồng lợi nhuận. Ta thấy tỷ suất sinh lời trên tài sản dài hạn thấp chứng tỏ công ty quản lý và sử dụng tài sản dài hạn không hiệu quả. Tỷ số này giảm vì công ty đang đầu tư mua sắm tài sản cố định để mở rộng hoạt động kinh doanh.
Tỷ suất sinh lời của tài sản ngắn hạn: Tỷ suất sinh lời của tài sản ngắn hạn thấp hơn so với tài sản dài hạn. Năm 2010 cứ 100 đồng tài sản ngắn hạn đầu từ vào công ty sẽ thu được 0,24 đồng lợi nhuận, năm 2011 giảm xuống còn 0,18 đồng lợi nhuận và năm 2012 giảm còn 0,08 đồng lợi nhuận. Nguyên nhân do tài sản ngắn hạn qua các năm đều tăng với tốc độ cao hơn tốc độ tăng của lợi nhuận, hơn nữa trong năm 2012 lợi nhuận còn bị giảm xuống với tốc độ 55%.
Tỷ suất sinh lời trên doanh thu – ROS: Đây là tỷ suất quan trọng đối với các nhà quản trị vì nó phản ánh tính hiệu quả của quá trình hoạt động kinh doanh. Ta thấy tỷ số này giảm qua ba năm, đây là dấu hiệu không tốt vì nó nói lên hiệu quả quản lý vốn không tốt, chi phí hoạt động tăng nhanh hơn doanh thu. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu trong năm 2010 là 0,02% có nghĩa là cứ 100 đồng doanh thu thì đem lại 0,02 đồng lợi nhuận, hệ số này vào năm 2010 là thấp nhưng lại cao nhất trong 3 năm.
Sang năm 2011 tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu giảm xuống còn 0,018%, giảm xuống 0,002 đồng lợi nhuận so với năm 2010. Năm 2011 tỷ suất này là 0,007%, giảm xuống 0,011 đồng lợi nhuận so với năm 2011. Nguyên nhân là do mức tăng doanh thu các năm nhỏ hơn mức tăng của các khoản chi phí và giá vốn hàng bán, mức thu nhập nhận được là rất nhỏ so với số vốn bỏ ra, hiệu quả sinh lờiở mức thấp. Tỷ suất này cho thấy công ty đang kinh doanh kém hiệu quả nên cần có những biện pháp tích cực nhằm đẩy mạnh doanh thu tiêu thụ.
Tóm lại, thông qua phân tích hiệu quả sinh lời của công ty có thể nhận thấy rằng hiệu quả quản lý tài sản, nguồn vốn và cân đối chi phí của công ty kém. Điều này kéo theo khả năng sinh lời của công ty ở mức thấp. Do đó, trong những năm tới công ty cần tăng cường quản lý tài sản, nguồn vốn kết hợp với các biện pháp tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm để tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh tạo điều kiện phát triển bền vững.