Lý thuyết triển vọng

Một phần của tài liệu Sự ưa thích rủi ro, nhận thức, hành vi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và sức khỏe của người trồng lúa ở đồng bằng sông cửu long (Trang 42 - 45)

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.2. Cơ sở lý thuyết về đo lường sự ưa thích rủi ro

2.2.2. Lý thuyết triển vọng

Lý thuyết triển vọng (prospect theory) được đề xuất bởi D.Kahneman và A.Tversky (1979), là lý thuyết nghiên cứu hành vi của con người đối với rủi ro trong thực tế. Lý thuyết này bổ sung thay thế một số vấn đề mới so với lý thuyết lợi ích kỳ vọng, cụ thể là: i) Theo quan điểm của lý thuyết triển vọng, một người không phải lúc nào cũng e ngại rủi ro mà nó tùy thuộc vào triển vọng được lựa chọn đó là như thế nào. Các nghiên cứu cho thấy con người có xu hướng lựa chọn sự chắc chắn trong các tình huống triển vọng tích cực (trong miền nhận được), lựa chọn rủi ro trong các triển vọng tiêu cực (trong miền mất mát); ii) Cảm xúc của con người là khác nhau đối với cùng một giá trị trong hai phạm vi là mất mát và nhận được, cảm xúc của cá nhân sẽ mạnh hơn trong khi xảy ra mất mát so với trường hợp nhận được. Vì vậy, con người ngại rủi ro; iii) Cá nhân đánh giá phần nhận được và mất mát trong hoàn cảnh cụ thể; iv) Hàm lợi ích triển vọng là một hàm lõm ở phần nhận được và lồi ở phần mất mát, phần mất mát có độ dốc lớn hơn (Hình 2.2)

Nguồn: D.Kahnemari và A. Tversky (1979) NHẬN ĐƯỢC

GIÁ TRỊ

MẤT MÁT

Hình 2.2 Hàm giá trị giả thuyết

Trong lý thuyết triển vọng, trọng số ra quyết định π được suy ra từ sự lựa chọn giữa các triển vọng nhưng nó không phải là xác suất. Trọng số ra quyết định π không tuân theo các quy luật của xác suất và cũng không được hiểu là sự đo lường khả năng hay độ tin cậy. Dạng hàm của trọng số là phi tuyến tính dạng lồi (convex) trong khoảng (0;1), và độ dốc của nó trong khoảng (0;1) được xem như sự đo lường độ nhạy cảm của sở thích rủi ro với sự thay đổi xác suất (Hình 2.3).

Nguồn: D.Kahnemari và A. Tversky (1979) Biểu diễn theo công thức toán học, gọi hàm π(p) là hàm thể hiện tác động của xác suất ρ bao gồm tất cả các giá trị của triển vọng và v(x) là giá trị của kết quả đó mang lại. Chúng ta sẽ có phương trình cơ bản của lý thuyết được thể hiện:

U(x,p;y,q)= π(p)v(x) + π(q)v(y) với xy<0 (2.3) U(x,p;y,q) = v(y) + π (p)[v(x)-v(y)] với xy>0 (2.4) Trong đó:

v(x) = ¿ (2.5)

và π(p) = e¿¿

Với x và y là các khoản tiền đầu ra chi trả trong trò chơi xổ số, p và q là các xác suất tương ứng để nhận được số tiền x và y. Hệ số σ thể hiện độ lõm của hàm lợi ích, trong đó cá nhân được xem là ưa thích rủi ro nếu σ <0, trung lập với

Trọng số quyết định π(p) 1.0

0.5

0 0.5 1.0

Xác suất P

Hình 2.3 Hàm trọng số lý thuyết

rủi ro nếu σ = 0 và e ngại rủi ro nếu σ > 0. λ phản ánh sự e ngại mất mát (miền mất mát), giá trị λ càng cao chứng tỏ cá nhân người đó càng ghét mất mát. α thể hiện cho trọng số xác suất. nếu α <1 thì hàm trọng số xác suất sẽ có dạng chữ S ngược, ngược lại nếu α>1 thì hàm trọng số xác suất sẽ có dạng hình chữ S.

Các hệ số λ, σ, α được tính trên việc chuyển đổi từ phương án A sang phương án B của người chơi trong trò chơi xổ số (xem thiết kế trò chơi xổ số trong Tanaka và cộng sự (2010)). Người chơi sẽ chọn phương án A nếu lợi ích của phương án A lớn hơn lợi ích của phương án B và ngược lại với hàm lợi ích theo lý thuyết triển vọng được thể hiện ở Phương trình 2.3 và 2.4. Lưu ý rằng λ thể hiện cho sự e ngại mất mát nên sẽ được ước tính dựa vào sự lựa chọn của người chơi ở cả miền được nhận và miền mất mát.

Mặc dù lý thuyết triển vọng của D.Kahneman và Tversky (1979) đã giải thích được hành vi của con người đối với rủi ro mà các lý thuyết trước đó không lý giải hết được và có tính đến lựa chọn khác nhau của người chơi trong hai miền nhận được và mất mát nhưng ở luận án này này, hàm lợi ích kỳ vọng được sử dụng để xây dựng trò chơi và tính toán hệ số sự ưa thích rủi ro, bởi các lý do sau:

Thứ nhất, phạm vi nghiên cứu này đo lường sự ưa thích rủi ro liên quan đến kết quả sản xuất, tức là xem xét sự thay đổi trong sản lượng lúa tăng lên hay giảm xuống khi sử dụng thuốc BVTV. Kết quả phỏng vấn chuyên gia (những người phụ trách về công tác BVTV tại huyện, xã, nông dân tiêu biểu) tại 3 tỉnh nghiên cứu cho thấy nông dân chủ yếu dùng thuốc BVTV để đảm bảo năng suất lúa, họ sợ sâu bệnh làm giảm sản lượng lúa. Điều này có nghĩa là nghiên cứu chỉ xem xét ở miền nhận được chứ không xem xét so sánh cả nhận được và mất mát. Thứ hai, việc thiết kế trò chơi dễ dàng và ngắn gọn hơn, không gây khó khăn cho người chơi vì chỉ thiết kế một phần là nhận được tiền nhiều hay tiền ít mà không thiết kế trò chơi xổ số phần người nông dân bị mất tiền như trong trò chơi của Tanaka và cộng sự (2010). Cuối cùng, có thể hạn chế được những người không chịu tham gia trò chơi vì họ sợ bị mất tiền.

Một phần của tài liệu Sự ưa thích rủi ro, nhận thức, hành vi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và sức khỏe của người trồng lúa ở đồng bằng sông cửu long (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)