Kết quả hồi quy mô hình

Một phần của tài liệu Sự ưa thích rủi ro, nhận thức, hành vi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và sức khỏe của người trồng lúa ở đồng bằng sông cửu long (Trang 142 - 146)

CHƯƠNG 5. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

5.5. Tác động của thuốc BVTV đến chi phí sức khỏe của người nông dân

5.5.6. Kết quả hồi quy mô hình

Kết quả hồi quy mô hình cho thấy Prob>F = 0,0000 cho thấy các hệ số của các biến đưa vào phương trình không đồng thời bằng 0. Bên cạnh đó kết quả phân tích tương quan giữa các biến cho thấy không có hệ số tương quan nào giữa các biến độc lập có hệ số tương quan lớn hơn 0,5 cho thấy mức độ đa cộng tuyến giữa các biến độc lập trong mô hình là chấp nhận được (xem Phụ lục 2). Để khắc phục hiện tượng phương sai sai số thay đổi trong mô hình hồi quy tác giả tiến hành chạy mô hình hồi quy Tobit với tùy chọn robust. Đồ thị phân phối phần dư cũng cho thấy phần dư có phân phối chuẩn (Phụ lục 2). Như vây kết quả hồi quy của mô hình Tobit là đáng tin cậy.

Bảng 5.43 Kết quả hồi quy mô hình chi phí sức khỏe

Tên biến Ký hiệu Kết quả ước lượng Tác động

Hệ số ước biên lượng

Sai số chuẩn Thuốc BVTV và mức độ tiếp xúc

Thuốc sâu PES1 2,130*** (0,249) 0,854

Thuốc bệnh PES2 0,960** (0,388) 0,385

Thuốc khác PES3 0,758*** (0,113) 0,304

Diện tích canh tác ARE 112,477** (56,375) 45,109

Số vụ NUM 33,940 (380,798) 13,612

Đặc điểm người tiếp xúc

Hút thuốc SMO 4,798 (28,493) 1,924

Uống rượu DRI1 0,923*** (0,331) 0,370

Uống bia DRI2 0,983*** (0,283) 0,394

Tuổi AGE 14,490 (21,525) 5,811

Tham gia IPM IPM -472,646 (618,539) -189,557

Các biện pháp bảo vệ PRO -223,039** (90,902) -89,451

An Giang -1.663,896*

-1.258,355

(946,006) -667,316

Kiên Giang (935,919) -504,671

Ghi chú: N = 166, * là mức ý nghĩa 10% ( p<0.1), ** là mức ý nghĩa 5% (p<0.05), ***

là mức ý nghĩa 1% (p<0.01). Biến khu vực, tỉnh tham chiếu là Vĩnh Long

Nguồn: Kết quả hồi quy từ stata 14 Lượng thuốc BVTV gồm thuốc sâu, thuốc bệnh và thuốc khác ảnh hưởng đến chi phí sức khỏe với mức ý nghĩa 1% và 5% với dấu dương cho thấy khi lượng thuốc BVTV tăng lên thì chi phí sức khỏe của người tiếp xúc sẽ tăng lên (Bảng 5.18). Việc tiếp xúc với thuốc BVTV làm cho người nông dân có nguy cơ bị bệnh cao hơn, dẫn đến chi phí sức khỏe tăng lên. Dù phương pháp hồi quy khác nhau, kết quả này trùng với kết quả của Nguyễn Hữu Dũng (2007), khẳng định ảnh hưởng tiêu cực của việc tiếp xúc với thuốc BVTV đối với sức khỏe con người. Do đó, việc hạn chế sử dụng thuốc BVTV không cần thiết không chỉ giúp cho nông dân tránh lãng phí, tăng lợi nhuận, mà còn góp phần hạn chế ảnh hưởng của thuốc BVTV lên sức khỏe.

Kết quả tính tác động biên của mô hình hồi quy cho thấy, việc tăng lượng sử dụng thuốc BVTV ở mức 1 gam a.i. làm tăng chi phí sức khỏe là 0,854 ngàn đồng đối với thuốc trừ sâu; 0,385 ngàn đồng đối với thuốc trừ bệnh, và 0,304 ngàn đồng đối với các loại thuốc khác. Như vậy trong ba loại thuốc BVTV thì thuốc trừ sâu tác động mạnh nhất đến chi phí sức khỏe, tiếp đến là thuốc bệnh và cuối cùng là thuốc khác. Thuốc trừ sâu tác động mạnh nhất tới chi phí sức khỏe của người nông dân vì nó có độc tính cao hơn so với các loại thuốc khác nên có thể làm cho mức độ bệnh của người nông dân trầm trọng hơn. Do đó các cơ quan quản lý cần khuyến cáo đối với các hộ nông dân chuyển dịch việc lựa chọn sử dụng thuốc BVTV theo hướng sử dụng thuốc BVTV sinh học, an toàn hơn, đặc biệt đối với nhóm thuốc sâu.

Việc sử dụng các biện pháp bảo vệ có ảnh hưởng đến chi phí sức khỏe với mức ý nghĩa 5%, đúng với dấu kỳ vọng dấu âm. Khi người dân áp dụng các biện pháp bảo vệ nhiều hơn sẽ giúp chi phí sức khỏe giảm xuống. Kết quả này trùng với kết quả nghiên cứu của Okello & Swinton (2011). Thực tế khảo sát cho thấy, nhiều người vẫn không thực hiện đầy đủ các biện pháp bảo vệ. Khi mang bao tay, khẩu trang, đồ bảo hộ hoặc đồ bảo vệ khác, nông dân cảm thấy không quen, nóng nực, khó chịu và họ thấy không cần thiết. Do đó, cơ quan quản lý cần thông tin cho người dân thấy được tầm quan trọng của việc sử dụng các biện pháp bảo vệ đối với sức khỏe của chính bản thân họ, giúp họ có ý thức hơn trong việc bảo vệ bản thân.

Ngoài ra, việc uống rượu, uống bia có ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, đặc biệt là đối với những người sử dụng thuốc BVTV. Khi lượng uống rượu bia tăng lên thì chi phí sức khỏe cũng tăng lên và có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Kết quả này cũng trùng với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Hữu Dũng (2007) và Okello & Swinton (2011); Như vậy, bên cạnh việc hạn chế tiếp xúc với thuốc BVTV thì người nông dân cũng cần hạn chế sử dụng rượu bia để có thể bảo vệ được sức khỏe của bản thân mình. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy hút thuốc lá không có ý nghĩa thống kê. Kết quả này cũng trùng với kết quả nghiên cứu của

Pingali và cộng sự (1994), Okello & Swinton (2011), Quiao và cộng sự (2012) và Dung (2007).

Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy không có sự khác biệt về CPSK giữa các hộ nông dân thực hiện IPM và không thực hiện IPM. Kết quả này trùng với kết quả nghiên cứu của Atreya và cộng sự (2012) tuy nhiên lại khác với nghiên cứu của Dung (2007). Theo Dung (2007) thì những hộ có tham gia IPM có chi phí sức khỏe thấp hơn so với những hộ không tham gia IPM. Theo kết quả khảo sát năm 2019 cho thấy chỉ có 20,48% tổng số mẫu thực hiện IPM, điều này cho thấy việc triển khai IPM không được thực hiện rộng rãi, đây cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến không có sự khác biệt về chi phí sức khỏe đối với các hộ tham gia IPM và không tham gia IPM. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy có sự khác biệt về chi phí sức khỏe giữa An Giang và Vĩnh Long với mức ý nghĩa 10%, nhưng không có ý nghĩa thống kê với biến Kiên Giang.

Một phần của tài liệu Sự ưa thích rủi ro, nhận thức, hành vi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và sức khỏe của người trồng lúa ở đồng bằng sông cửu long (Trang 142 - 146)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)