Lý thuyết hành vi người nông dân

Một phần của tài liệu Sự ưa thích rủi ro, nhận thức, hành vi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và sức khỏe của người trồng lúa ở đồng bằng sông cửu long (Trang 45 - 48)

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.3. Lý thuyết hành vi người nông dân

2.3.1. Người nông dân với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận

Lý thuyết hành vi người sản xuất đã cho thấy các nhà sản xuất luôn lựa chọn các đầu vào với mục đích tối đa hóa lợi nhuận của mình. Trong sản xuất nông nghiệp cũng như vậy, việc quyết định sử dụng bao nhiêu đầu vào để sản xuất dựa trên cơ sở tối đa hóa lợi nhuận mà họ nhận được. Để đạt được tối ưu hóa các nguồn lực, cần thỏa mãn điều kiện là giá trị sản phẩm biên tế của nguồn lực phải bằng giá của nguồn lực đó hay nói cách khác là giá trị sản phẩm biên do nguồn lực đó mang lại bằng với chi phí cận biên của nguồn lực (Hình 2.4). Sản lượng đạt hiệu quả kinh tế tối ưu là khi giá trị biên tế của nguồn lực bằng với giá của nguồn lực đó. Nghĩa là đầu vào đạt tối ưu tại điểm mà đường song song với đường tổng chi phí tiếp xúc với đường cong tổng sản lượng của nguồn lực đó (điểm A trên Hình 2.4).

Nguồn: Frank Ellis (1993)

Tuy nhiên, theo Frank Ellis (1993) khi xem xét hành vi sản xuất của người nông dân chúng ta phân biệt hiệu quả kinh tế, hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân phối. Hiệu quả kỹ thuật đạt được khi người nông dân đạt được sản lượng cao nhất từ mức nguồn lực nhất định. Còn hiệu quả phân phối đạt được khi chi phí biên của nguồn lực bằng với sản phẩm biên nó mang lại tức là tại điểm đường

Giá trị sản lượng lúa

Đầu vào X1

TFC TPP A

Hình 2.4 Sử dụng tối ưu một yếu tố đầu vào

song song với tổng chi phí là tiếp tuyến với đường cong tổng sản lượng. Hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân phối thể hiện qua Hình 2.5.

Nguồn: Frank Ellis (1993)

Theo Hình 2.5, điểm đạt hiệu quả kỹ thuật là những điểm nằm trên đường sản xuất có sản lượng cao hơn (đường TPP1). Như vậy điểm D trên Hình 2.5 vừa không đạt hiệu quả kỹ thuật vừa không đạt hiệu quả phân phối. Điểm C trên đồ thị đạt hiệu quả phân phối (đường song song với tổng chi phí tiếp xúc với đường cong sản lượng) nhưng không đạt hiệu quả kỹ thuật. Điểm B đạt hiệu quả kỹ thuật nhưng không đạt hiệu quả phân phối. Chỉ có điểm A trên đồ thị là vừa đạt hiệu quả kỹ thuật vừa đạt hiệu quả phân phối. Hiệu quả kinh tế đạt được khi sản xuất của các hộ nông dân vừa đạt hiệu quả kỹ thuật vừa đạt hiệu quả phân phối.

Trên đồ thị trên, khi người nông dân sản xuất tại điểm A sẽ đạt được hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, việc tính toán để vừa đạt hiệu quả kỹ thuật vừa đạt hiệu quả phân phối của người nông dân là vô cùng khó khăn bới những yếu tố bên ngoài như biến động về giá cả thị trường, biến động về thời tiết cũng như dịch bệnh có thể ảnh hưởng đến năng suất cũng như lợi nhuận của họ. Mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận của các hộ nông dân được thể hiện trong Phương trình 2.6

Hình 2.5 Hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân phối

Giá trị sản lượng lúa

Đầu vào X1

TPP TPP1 2

A B C

D

 = p.Y – wP.P - wz.Z -> max (2.6) với Y = f (P,Z,A,S)

Trong đó, p là giá sản phẩm đầu ra, Y là lượng sản phẩm đầu ra, wp là giá thuốc BVTV, P là lượng thuốc BVTV sử dụng, wz là giá các yếu tố đầu vào khác, Z là lượng các đầu vào khác. Y là một hàm phụ thuộc vào lượng thuốc BVTV sử dụng (P), lượng các đầu vào khác (Z), tình trạng đất đai (A) và các đặc điểm kinh tế xã hội của hộ (Huỳnh Việt Khải, 2014). Đạo hàm Phương trình 2.6 chúng ta sẽ xác định được lượng cầu thuốc BVTV, cụ thể như sau:

P = f (wP, wz, p, A, Z) (2.7)

Như vậy, với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, lượng thuốc BVTV phụ thuộc vào giá thuốc BVTV, giá lúa đầu ra, điều kiện đất đai và các đặc điểm kinh tế xã hội của người ra quyết định. Tuy nhiên, trường hợp tối đa hóa lợi nhuận chỉ đúng với điều kiện là người nông dân bàng quan với rủi ro, nếu người nông dân ưa thích rủi ro hoặc là ghét rủi ro thì lúc này người nông dân phải cân nhắc giữa lợi nhuận và đảm bảo sự an toàn về sản lượng sản xuất. Người nông dân lúc này không còn tối đa hóa lợi nhuận nữa mà họ sẽ tối đa hóa lợi ích.

2.3.2. Nông dân tối đa hóa lợi ích

Người nông dân là những người e ngại với rủi ro nên họ sẽ tối đa hóa lợi ích. Frank Ellis (1993) cho thấy nông dân là những người chống lại rủi ro, điều này dẫn đến sự không hiệu quả của việc sử dụng nguồn lực ở cấp nông trại (giá trị sản phẩm biên lớn hơn giá các yếu tố). Người nông dân chống lại rủi ro cũng dẫn đến kết quả là các cơ cấu cây trồng được xây dựng để tăng sự bảo đảm đời sống của gia đình chứ không phải là để tối đa hóa sản lượng hoặc lợi nhuận.

nghĩa là họ có thể tăng diện tích trồng cây lương thực mà không phải là bảo đảm bằng giá cả và tiền lãi giữa cây lương thực và cây xuất khẩu. Họ cũng sẽ cân nhắc tính toán việc sử dụng thuốc BVTV để đảm bảo rằng sản lượng của họ không bị mất. Chính thái độ chống lại rủi ro này làm cho việc sử dụng nguồn lực tối ưu thấp hơn, lợi nhuận và sản lượng đều thấp hơn dưới mức tối đa hóa lợi

nhuận của các nguồn lực đó. Khor và cộng sự (2018) đã cho thấy sự ưa thích rủi ro của những người nông dân Việt Nam là tương đối thấp. Do đó lý thuyết này có vẻ phù hợp với nông dân Việt Nam, ủng hộ cho quan điểm rằng người nông dân tối đa hóa lợi ích (lợi ích) chứ không phải tối đa hóa lợi nhuận. Lợi ích của những hộ nông dân là khác nhau phụ thuộc vào đặc điểm cá nhân của họ. Lợi ích trong trường hợp các kết quả xảy ra với những xác suất khác nhau như trình bày trong lý thuyết lợi ích kỳ vọng cho thấy lợi ích sẽ phụ thuộc vào sự ưa thích rủi ro của các hộ nông dân. Như vậy, việc quyết định lượng thuốc BVTV của các hộ nông dân họ phải cân nhắc giữa lợi nhuận và sự an toàn về mặt sản lượng. Do đó, lượng thuốc BVTV được quyết định dựa vào mức độ ưa thích rủi ro cũng như đặc điểm cá nhân của từng hộ nông dân và giá của thuốc BVTV. Lý thuyết này được sử dụng để xây dựng mô hình đánh giá sự tác động của sự ưa thích rủi ro đến lượng thuốc BVTV (xem Mục 3.4)

Một phần của tài liệu Sự ưa thích rủi ro, nhận thức, hành vi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và sức khỏe của người trồng lúa ở đồng bằng sông cửu long (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)