CHƯƠNG 4. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT LÚA VÀ SỬ DỤNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT TẠI KHU VỰC NGHIÊN CỨU
4.4. Thực trạng sử dụng thuốc BVTV tại đồng bằng sông Cửu Long
4.4.3. Tình hình sử dụng thuốc BVTV tại địa bàn nghiên cứu
Thuốc BVTV được nhiều hộ nông dân sử dụng. Theo kết quả khảo sát, khi hỏi các hộ nông dân, cán bộ khuyến nông, cán bộ thuộc Chi cục BVTV tại tỉnh An Giang, Kiên Giang và Vĩnh Long thì 100% hộ nông dân sử dụng thuốc BVTV trong sản xuất lúa. Do đó, quản lý việc sản xuất và lưu thông thuốc BVTV đóng vai trò quan trọng đối với cơ quan quản lý nhà nước.
Bảng 4.18 Số lần phun trong năm của các hộ
Đơn vị tính: % Số hộ điều tra
Số lần phun
Tổng số hộ Vụ Hè Thu
2019
Vụ Đông Xuân 2018-2019
Vụ Thu Đông 2018
2 1,26 1,68 1,26
3 9,24 7,14 6,30
4 25,21 24,79 20,59
5 32,35 27,31 27,31
6 23,53 24,79 21,85
7 5,88 9,66 3,78
8 2,10 3,36 1,68
9 0,42 1,26 0,00
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra Kết quả điều tra 238 nông dân cho thấy, tất cả các hộ đều phun thuốc BVTV, thậm chí phun nhiều lần. Số lần phun phổ biến của các hộ nông dân là 4 đến 6 lần/vụ (Bảng 4.10). Có một số hộ nông dân phun 7 đến 8 lần, thậm chí có hộ phun đến 9 lần. Một số hộ nông dân cho biết, cách 10 ngày họ phun thuốc một lần. Hầu hết các hộ nông dân trả lời rằng, họ phun nhiều lần như vậy mới đảm bảo diệt trừ được sâu bệnh, đảm bảo năng suất cho ruộng lúa của mình. Họ sợ rằng, nếu không phun thuốc thì sâu bệnh sẽ xuất hiện, họ sẽ bị mất mùa. Các chương trình học khuyến nông, công tác tập huấn và đào tạo cho các hộ nông dân chưa mang lại sự thay đổi trong hành vi sử dụng thuốc BVTV của các hộ nông dân.
Bảng 4.19 Lượng thuốc bảo vệ thực vật sử dụng phân theo loại thuốc Đơn vị tính: gam a.i/ha/vụ
Loại thuốc
Vụ Hè Thu 2019
Vụ Đông Xuân 2018-2019
Vụ Thu Đông
2018
Thuốc trừ sâu 342 382 363
Thuốc trừ bệnh 1.133 1.176 1.097
Thuốc khác 1.595 1.548 1.463
-Thuốc trừ cỏ 708 676 711
-Thuốc trừ chuột ốc 817 800 669
-Thuốc điều hòa sinh trưởng 17 18 15
-Thuốc xử lý hạt giống 53 54 69
Tổng 3.071 3.106 2.923
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra Các loại thuốc BVTV được hộ nông dân sử dụng chủ yếu là thuốc trừ bệnh. Lượng thuốc trừ bệnh trong vụ Đông Xuân là cao nhất, ở mức trung bình là 1,176 kg a.i/ha chiếm 31,03% trong vụ. Lượng thuốc trừ chuột ốc được người nông dân sử dụng khá nhiều, đứng thứ 2 trong các loại thuốc, ở mức 817 gam a.i/
ha vụ Hè Thu, 800 gam a.i vụ Đông Xuân và 669 gam a.i vụ Thu Đông (Bảng 4.11). Nguyên nhân là do đặc điểm đất đai và khí hậu tại khu vực ĐBSCL thuận lợi cho chuột và ốc sinh trưởng. Mặc dù có sự khác nhau về thời tiết và tình hình sâu bệnh, nhưng lượng thuốc BVTV mà các hộ sử dụng không khác nhau nhiều giữa các vụ. Tổng lượng thuốc BVTV trung bình trên 1 ha vụ Hè Thu là 3,071 kg a.i thì vụ Đông Xuân là 3,106 kg a.i và vụ Thu Đông là 2,923 kg a.i. Lượng thuốc BVTV được sử dụng trung bình trong một năm của từng tỉnh được thể hiện trong Bảng 4.12.
Bảng 4.20 Lượng thuốc BVTV sử dụng phân theo loại thuốc các Tỉnh Đơn vị tính: gam ai/ha/vụ
Loại thuốc An Giang Kiên Giang Vĩnh Long
Thuốc trừ sâu 589 269 194
Thuốc trừ bệnh 1.176 1.264 986
Thuốc khác 2.271 1.225 1.011
- Thuốc trừ cỏ 651 663 779
- Thuốc trừ chuột ốc 1.496 530 175
- Thuốc điều hòa sinh trưởng 22 11 15
- Thuốc xử lý hạt giống 102 20 43
Tổng 4.036 2.758 2.191
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra Số liệu Bảng 4.12 cho thấy, lượng thuốc BVTV tại An Giang là lớn nhất 4,036 kg ai/ha/vụ trong khi tại Kiên Giang là 2,758 kg a.i/ha/vụ và Vĩnh Long là 2,191 kg a.i/ha/vụ. Lượng thuốc trừ sâu cũng có sự khác nhau giữa các tỉnh.
Trong khi Kiên Giang sử dụng thuốc trừ bệnh cao nhất (1,264 kg a.i/ha/vụ) thì Vĩnh Long lại chỉ sử dụng có 1,011 kg a.i/ha/vụ. Lượng thuốc trừ chuột ốc ở An Giang là 1,496 kg a.i/ha/vụ trong khi Vĩnh Long chỉ sử dụng ở mức 0,175 kg a.i/
ha/vụ. Sự khác biệt về các loại thuốc BVTV của các tỉnh này có thể nguyên nhân là do điều kiện thời tiết, khí hậu và đặc điểm đất đai của từng tỉnh làm cho các loại sâu bệnh và côn trùng phát triển khác nhau dẫn đến lượng thuốc BVTV sử dụng từng loại cũng khác nhau.
Mức độ độc hại của thuốc BVTV mà người nông dân sử dụng cũng là vấn đề chúng ta cần quan tâm. Kết quả điều tra cho thấy, hiện nay người nông dân sử dụng khá nhiều các loại thuốc BVTV sinh học có độ độc ít hơn. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hộ sử dụng thuốc BVTV có độ độc cao. Lượng thuốc BVTV sử dụng phân chia theo độ độc theo chuẩn của WHO được thể hiện ở Bảng 4.13 (Chi tiết về độ độc được trình bày trong Mục 2.1.1).
Bảng 4.21 Lượng thuốc bảo vệ thực vật sử dụng phân theo độ độc của WHO Đơn vị tính: gam a.i/ha/vụ Mức độ độc Vụ Hè Thu
2019
Vụ Đông Xuân 2018-2019
Vụ Thu Đông 2018
I 1 1 0
II 578 572 551
III 904 930 911
IV 1.498 1.519 1.360
Không xác định 90 84 100
Tổng 3.071 3.106 2.923
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra Lượng thuốc BVTV cực độc mức I được người nông dân sử dụng ít (chỉ khoảng 1 gam a.i/ha/vụ chiếm tỷ lệ (0,02%), lượng thuốc có độ độc thấp mức IV được sử dụng chiếm tỷ trọng lớn (gần 60%). Lượng thuốc BVTV mà các hộ gia đình sử dụng qua các mùa vụ phổ biến ở mức độ độc III, mức tương đối độc hại.
Đây là một tín hiệu đáng mừng vì người nông dân đã bắt đầu quan tâm đến mức độ độc hại của thuốc, tăng cường sử dụng các loại thuốc có độ độc thấp, hạn chế sử dụng các loại thuốc có độ độc cao. Tỷ trọng của từng loại độ độc mà người nông dân sử dụng được thể hiện qua Biểu đồ 4.2, Biểu đồ 4.3 và Biểu đồ 4.4.
0%
17%
53% 27%
3%
Độ độc loại I Độ độc loại II Độ độc loại III Độ độc loại IV Không xác định
Biểu đồ 4.4 Thuốc bảo vệ thực vật sử dụng phân theo độ độc vụ Hè Thu Nguồn: Tổng hợp từ dữ liệu điều tra
0%
17%
53% 28%
3%
Độ độc loại I Độ độc loại II Độ độc loại III Độ độc loại IV Không xác định
Biểu đồ 4.5 Thuốc BVTV sử dụng theo độ độc vụ Đông Xuân 2019 Nguồn: Tổng hợp từ dữ liệu điều tra
0%
16%
32%
49%
3%
Độ độc loại I Độ độc loại II Độ độc loại III Độ độc loại IV Không xác định
Biểu đồ 4.6 Thuốc bảo vệ thực vật sử dụng theo độ độc vụ Thu Đông 2018 Nguồn: Tổng hợp từ dữ liệu điều tra Vẫn có một số loại thuốc bị cấm vì có một số hoạt chất cực độc nhưng người nông dân vẫn sử dụng. Chẳng hạn, thuốc có hoạt chất 2,4D như Ni-2,4D, Co 2,4D. Mặc dù thuốc bảo vệ thực vật chứa hoạt chất 2.4 D và Paraquat đã bị loại ra khỏi danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam (Bộ NN&PTNT, 2017b) nhưng người dân vẫn còn sử dụng. Tuy vậy, tín hiệu đáng mừng là lượng thuốc ở mức độ độc nhẹ ngày càng được sử dụng nhiều hơn, nhất là các thuốc trừ sâu sinh học hoặc thuốc trừ bệnh sinh học. Điều này cho thấy,
người dân bắt đầu quan tâm hơn đến việc sử dụng các loại thuốc BVTV an toàn cho sức khỏe của mình, mọi người xung quanh và an toàn với môi trường.
Kết quả Bảng 4.14 cho thấy thuốc có độ độc loại I chỉ có tỉnh An Giang sử dụng với trung bình là 2 gam a.i/ha/vụ trong khi Kiên Giang và Vĩnh Long không sử dụng thuốc loại cực độc này. Tuy nhiên lượng thuốc có độc loại IV của An Giang lại rất lớn, gấp 4 lần Vĩnh Long và gấp 2,5 lần Kiên Giang.
Bảng 4.22 Lượng thuốc BVTV phân theo độ độc của các tỉnh
Đơn vị tính: gam a.i/ha/vụ Mức độ độc An Giang Kiên Giang Vĩnh Long
I 2 0 0
II 524 683 516
III 898 1.024 839
IV 2.500 1.008 727
Không xác định 113 43 109
Tổng 4.036 2.758 2.191
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra Tác giả có một cuộc phỏng vấn sâu với ông Lê Văn Lái tại Ấp Bình Chơn xã Bình Chánh, huyện Châu Phú tỉnh An Giang. Đây là hộ có điện tích trồng lúa đạt tiêu chuẩn Global GAP tại An Giang lớn nhất hiện nay. Tuy nhiên ông cho rằng lượng thuốc BVTV của Việt Nam hiện nay so với tiêu chuẩn của Châu Âu là chưa đạt. Ông đã phun đúng với liều lượng chỉ dẫn, tuân thủ thời gian ngừng phun thuốc trước khi đưa ra thị trường nhưng khi kiểm tra thì liều lượng thuốc BVTV trên lúa vẫn vượt tiêu chuẩn cho phép. Ông cho rằng do thuốc BVTV mà các doanh nghiệp Việt Nam cung cấp có hàm lượng các hoạt chất độc vượt mức tiêu chuẩn cho phép của Châu Âu. Vì vậy theo ông Lê Văn Lái, chính phủ cần kiểm soát chặt chẽ chất lượng của các loại thuốc BVTV được bán tại Việt Nam.
4.4.3.2. Tình hình sử dụng quá liều lượng thuốc bảo vệ thực vật tại địa bàn nghiên cứu
Khi hỏi các hộ gia đình có đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi pha hay không, có 228 hộ gia đình (tỷ lệ 97,44%) trả lời rằng, họ có đọc hướng dẫn sử dụng. Điều đó chứng tỏ, người nông dân thực hiện nghiêm túc việc đọc hướng dẫn sử dụng. Khi đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, họ biết được phương pháp pha thuốc và liều lượng pha hợp lý. Điều này giúp cho người nông dân không sử dụng thuốc quá liều. Một số nông dân trả lời, họ không đọc kỹ hướng dẫn sử dụng bởi họ không biết chữ. Một số trả lời, do họ dùng nhiều lần thuần thục nên không cần đọc. Tuy nhiên, số lượng người không đọc chiếm tỷ lệ nhỏ, cho thấy người nông dân đã hình thành được thói quen tốt khi sử dụng thuốc. Bên cạnh đó, vẫn có nhiều hộ nông dân không tuân thủ theo liều lượng hướng dẫn mà pha nhiều hơn so với liều lượng khuyến cáo.
Bên cạnh đó, theo khảo sát của tác giả từ 238 hộ nông dân, họ chủ yếu đi tập huấn dưới dạng các hội thảo của các công ty, họ về giới thiệu cho người nông dân biết về các loại thuốc của công ty họ. Trong các buổi hội thảo này các công ty cũng chỉ cho các hộ nông dân cách sử dụng thuốc, dấu hiệu nhận biết bệnh của lúa, thời điểm phun thuốc và các biện pháp bảo vệ khi phun thuốc. Tuy nhiên họ vẫn chủ yếu là quảng cáo giới thiệu các sản phẩm thuốc BVTV của công ty họ.
Và họ sẽ hướng người nông dân sử dụng quá mức lượng thuốc cần thiết lượng thuốc của công ty để tăng doanh thu.
Số liệu Bảng 4.15 cho thấy, số lượng nông dân tuân thủ theo liều lượng được hướng dẫn trên bao bì là 82,35%. Đây là tỷ lệ tương đối lớn, Trong đó An Giang là tỉnh có tỷ lệ tuân thủ cao nhất 29,41% trong tổng số quan sát, thấp nhất là Kiên Giang, chỉ 24,37%. Bên cạnh đó, có 17,65% hộ xác nhận rằng, họ pha với liều lượng cao hơn mức khuyến cáo.
Bảng 4.23 Tình hình tuân thủ liều lượng của các hộ nông dân
Đơn vị tính: Hộ Chỉ tiêu An Giang Kiên Giang Vĩnh Long Tổng Tuân thủ liều lượng theo
hướng dẫn trên bao bì 70 58 68 196
Tỷ lệ trên tổng số hộ (%) 29,41 24,37 28,57 82,35 Nguồn: Tổng hợp từ dữ liệu điều tra Khi các hộ gia đình được hỏi: vì sao không tuân thủ liều lượng được khuyến cáo trên bao bì mà lại pha nhiều hơn? Một số hộ cho rằng họ sợ sâu bệnh không chết. Họ muốn đảm bảo rằng, các loại sâu bệnh hại lúa phải được phòng trừ nên họ tăng liều lượng. Một số hộ trả lời rằng, họ thấy diện tích lúa của mình bị sâu bệnh nặng nên họ tăng liều lượng. Theo họ, nếu pha theo liều lượng khuyến cáo thì thuốc không đủ mạnh để tiêu diệt sâu bệnh. Một số gia đình cho rằng, theo kinh nghiệm cá nhân, cần thiết phải pha thuốc nhiều hơn. Đây là một thực trạng đang diễn ra tại các hộ được điều tra. Kết quả điều tra thông qua phỏng vấn các hộ dân và cán bộ địa phương tại địa bàn nghiên cứu cho thấy, có khá nhiều hộ pha thuốc quá liều lượng, phun thuốc quá mức cần thiết.
4.4.3.3. Nguồn thông tin và mức độ tin cậy của các nguồn thông tin
Để tuyên truyền cho người nông dân về việc sử dụng thuốc BVTV một cách hợp lý, đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng thời điểm và đúng cách, cần nắm được các nguồn thông tin mà người nông dân tiếp xúc và mức độ tin cậy các nguồn thông tin đó. Bảng 4.16 cho thấy mức độ sử dụng các nguồn thông tin của các hộ gia đình tại tỉnh An Giang, Kiên Giang và Vĩnh Long.
Số liệu ở Bảng 4.16 cho thấy, người nông dân tiếp cận thông tin về thuốc BVTV chủ yếu từ kinh nghiệm cá nhân và cửa hàng bán thuốc. Khi được hỏi về các nguồn thông tin, hầu hết người nông dân trả lời rằng, họ thường mua các loại thuốc quen dùng, hiệu quả thu lại tốt.
Cửa hàng bán thuốc BVTV là nơi mà các hộ nông dân thường xuyên tiếp cận để biết thông tin về các loại thuốc BVTV, công dụng, hướng dẫn sử dụng thuốc. Tỷ lệ hộ tiếp cận thông tin từ cửa hàng bán thuốc là 85,71% hộ, 39,5% hộ thường xuyên tiếp cận, 10,5% hộ rất thường xuyên. Đây cũng là kênh tuyên truyền mà nhà nước cần chú trọng để thay đổi nhận thức của người nông dân về hành vi sử dụng thuốc BVTV. Một số nông dân cho biết, rất nhiều lần họ chỉ ra nói bệnh của cây lúa và người bán thuốc đưa thuốc nào thì họ sẽ sử dụng loại thuốc đấy mà không quan tâm đến mức độ độc hại cũng như hoạt chất của loại thuốc đó.
Bảng 4.24 Mức độ thường xuyên tiếp cận thông tin
Đơn vị tính: % số hộ điều tra Nguồn thông tin Mức độ thường xuyên3 Tổng
1 2 3 4
Cửa hàng bán thuốc 12,61 23,11 39,50 10,50 85,71
Tờ rơi quảng cáo của công ty 18,07 11,34 13,45 1,26 44,12
Quảng cáo trên tivi 22,27 18,07 31,09 4,20 63,03
Quảng cáo trên đài radio 16,39 7,56 8,82 1,68 34,45
Đọc trên sách báo 13,87 3,36 4,20 0,00 21,43
Đọc trên internet 11,76 4,20 5,88 0,84 22,69
Được giới thiệu trong các buổi tập huấn 14,29 18,07 36,55 6,30 75,21 Cán bộ khuyến nông giới thiệu 19,75 21,01 24,37 3,36 68,49
Kinh nghiệm cá nhân 0,00 2,10 23,95 66,39 92,44
Hỏi từ nông dân khác 0,00 3,36 2,94 0,84 7,14
Nguồn: Tổng hợp từ dữ liệu điều tra Nguồn thông tin mà người dân tiếp xúc khá nhiều là từ các buổi tập huấn, từ cán bộ khuyến nông và quảng cáo trên tivi. Đây là những kênh khá phổ biến ở khu vực nông thôn và là những kênh gần gũi với các hộ nông dân nhất. Do vậy, để tuyên truyền tốt, các cơ quan quản lý có thể đưa thông tin lên các kênh này.
Chẳng hạn, lồng ghép hướng dẫn kỹ thuật trồng lúa, cách sử dụng thuốc BVTV thông qua các chương trình Tivi, ví dụ: chương trình Bạn của nhà nông, kênh
3 1: Thỉnh thoảng; 2: Trung bình; 3: thường xuyên, 4: Rất thường xuyên
truyền hình nông nghiệp nông thôn… để tăng hiệu quả tuyên truyền. Các kênh người nông dân ít tiếp xúc: đài radio, sách báo và internet. Vì vậy, các nhà quản lý không cần tập trung nhiều vào việc tuyên truyền trên các kênh này, vì sẽ rất khó đến được với các hộ nông dân, làm giảm đi hiệu quả tuyên truyền.
Bảng 4.25 Mức độ tin cậy các nguồn thông tin
Đơn vị tính: % số hộ được điều tra Nguồn thông tin Mức độ tin cậy4
1 2 3 4 5
Cửa hàng bán thuốc 0,84 7,98 23,53 43,28 10,08
Tờ rơi quảng cáo của công ty 2,94 9,66 21,43 8,40 1,68
Quảng cáo trên tivi 2,52 10,92 31,09 24,37 6,72
Quảng cáo trên đài radio 1,68 6,30 15,13 10,50 0,84
Đọc trên sách báo 1,68 3,78 8,40 7,14 0,42
Đọc trên internet 0,84 3,78 9,66 7,56 0,84
Giới thiệu trong các buổi tập huấn 0,84 3,36 23,11 37,39 10,50 Cán bộ khuyến nông giới thiệu 0,00 1,68 21,85 37,39 7,56
Kinh nghiệm cá nhân 0,00 0,00 1,26 17,65 73,53
Hỏi từ nông dân khác 0,00 0,00 3,36 2,94 0,84
Nguồn: Tổng hợp từ dữ liệu điều tra Kết quả điều tra về mức độ tin cậy của những người nông dân đối với các nguồn thông tin được trình bày cụ thể ở Bảng 4.17. Kết quả cho thấy, nông dân đề cao yếu tố kinh nghiệm, sự hiểu biết của cá nhân. Có 73,53% số hộ trả lời rằng, kinh nghiệm của bản thân là rất đáng tin cậy. Nông dân cũng tin tưởng vào cửa hàng bán thuốc. Có 10,08% số hộ trả lời rằng, thông tin từ cửa hàng bán thuốc là rất đáng tin cậy, 43,28% số hộ trả lời là đáng tin cậy. Điều này cho thấy, các cửa hàng bán thuốc rất có uy tín với các hộ nông dân. Do đó chính quyền địa phương cũng như các cơ quan quản lý thuốc BVTV có thể thông qua các đại lý bán thuốc để tuyên truyền đến người nông dân, hướng dẫn người nông dân sử dụng thuốc đúng cách, an toàn và hiệu quả hơn.
Nhiều hộ nông dân cho rằng, việc lựa chọn loại thuốc để mua phụ thuộc vào kinh nghiệm và lịch sử của quá trình sử dụng. Nếu loại thuốc đó đã chứng
4 1: Rất không đáng tin cậy, 2: Không đáng tin cậy,3: Bình thường, 4: Đáng tin cậy, 5: Rất đáng tin cậy
minh hiệu quả trong quá trình sử dụng trước đó, hoặc được sự tư vấn từ người bán hàng, các hộ nông dân sẽ ưu tiên sử dụng loại thuốc đó. Ngoài ra, nông dân cho rằng, thông tin đáng tin cậy là những thông tin được cung cấp từ các buổi tập huấn, hoặc thông tin từ cán bộ khuyến nông.
Như vậy, đối với các hộ nông dân, nguồn thông tin tiếp xúc nhiều, đáng tin cậy gồm: kinh nghiệm sử dụng thuốc của cá nhân, cửa hàng bán thuốc, các buổi tập huấn, cán bộ khuyến nông, qua kênh truyền hình trên Tivi. Các nguồn thông tin khác, nông dân ít tiếp xúc, họ cũng cho rằng không đáng tin cậy.
4.4.3.4. Hành vi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật của người nông dân
Các hộ gia đình nông dân tham gia phỏng vấn được hỏi về thời điểm phun thuốc, 71,85% số hộ trả lời khi sâu bệnh mới xuất hiện, 44,12% hộ trả lời trước khi sâu bệnh xuất hiện. Kết quả trả lời của các hộ nông dân cho thấy vẫn còn rất nhiều hộ nông dân phun trước khi sâu bệnh xuất hiện. Họ phun thuốc với tâm lý phòng trừ, bất chấp sâu bệnh có xuất hiện hay không. Đặc biệt, 11,34% hộ trả lời vẫn phun thuốc khi sắp thu hoạch. Đây là một thực trạng đáng báo động của các hộ nông dân tại ĐBSCL khi lạm dụng thuốc BVTV, sử dụng không đúng lúc có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của những người tiêu dùng sản phẩm.
Khi được hỏi có phun thuốc khi có gió to, nắng nóng hay sắp mưa, có 8,4% hộ nông dân trả vẫn phun khi trời có gió to, có 12,18% hộ trả lời phun khi trời nắng nóng. Khi trời sắp mưa thì đa số các hộ nông dân không phun, chỉ có 0,84% số hộ trả lời vẫn phun. Điều này cho thấy, các hộ nông dân nắm bắt được thời điểm nào không nên phun thuốc. Vào thời điểm gió to, phun thuốc sẽ làm phát tán thuốc đi đến những ruộng xung quanh, thuốc có thể bay vào người phun thuốc, ảnh hưởng đến sức khỏe. Với thời điểm nắng nóng, phun thuốc làm cho người phun cảm thấy mệt mỏi. Phun thuốc khi trời sắp mưa, nước mưa sẽ làm trôi thuốc, làm giảm tác dụng của thuốc lên sâu bệnh và thuốc có thể ngấm xuống đất, gây ô nhiễm đất.