CHƯƠNG 4. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT LÚA VÀ SỬ DỤNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT TẠI KHU VỰC NGHIÊN CỨU
4.4. Thực trạng sử dụng thuốc BVTV tại đồng bằng sông Cửu Long
4.4.2. Thực trạng quản lý thuốc bảo vệ thực vật tại địa bàn nghiên cứu
Quản lý thuốc BVTV là một chức năng quan trọng trong quản lý nhà nước. Quản lý nhà nước về thuốc BVTV thể hiện ở các nội dung: quản lý điều kiện sản xuất, buôn bán thuốc BVTV; chất lượng, số lượng, chủng loại; giá thuốc BVTV và tình trạng đầu cơ độc quyền lũng đoạn thị trường thuốc BVTV (Phan Văn Hội, 2010).
Ghi chú:QLTT: Quản lý thị trường; PCCC: Phòng cháy chữa cháy; TN-MT: Tài nguyên môi trường
Nguồn: Nguyễn Phượng Lê (2013) CHÍNH
PHỦ Bộ NN & PTNT
UBND TỈNH/
THÀNH PHỐ
Cục bảo vệ thực vật
UBND HUYỆN
Các trung tâm bảo vệ thực vật Các chi
cục kiểm định thực vật vùng Sở NN & PTNT
Phòng quản lý thuốc BVTV
Chi cục BVTV hoặc chi cục trồng trọt & BVTV
Cơ sở buôn bán thuốc BVTV
Người sử dụng thuốc BVTV
Ghi chú:
Chỉ đạo Phối hợp Hình 4.9 Bộ máy quản lý nhà nước về thuốc bảo vệ thực vật tại Việt Nam
Sở Công Thương/Chi cục QLTT; Công an Kinh tế;
PCCC; Sở TN-MT...
Phòng công thương; Đội QLTT; Phòng TN- MT...
Trạm BVTV hoặc Trạm trồng trọt & BVTV Phòng nông nghiệp
và phát triển nông thôn
UBND XÃ
Căn cứ để quản lý thuốc BVTC là Luật 41/2013/QH13 về bảo vệ và kiểm dịch thực vật, thông tư số 20/2014/TT-BNNPTNT về thẩm quyền quản lý; thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT về quản lý thuốc BVTV, Quyết định số 1186/QĐ- BNN-BVTV danh mục thuốc BVTV. Các văn bản này quy định trách nhiệm của Bộ NN & PTNT, Cục BVTV, Chi cục BVTV, và Sở NN & PTNT với các nội dung quản lý về đăng ký, khảo nghiệm, sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu thuốc BVTV, kiểm tra chất lượng, hợp quy, tập huấn, quảng cáo và thu hồi thuốc BVTV. Việc quản lý thuốc BVTV chủ yếu do Chi cục trồng trọt và BVTV các địa phương thực hiện. Tuy nhiên, vẫn có sự phối hợp giữa các cơ quan ban ngành khác trong Bộ NN & PTNT, UBND tỉnh và huyện trong công tác quản lý, thanh tra giám sát hoạt động buôn bán và sử dụng thuốc BVTV. Mối quan hệ giữa các cơ quan ban ngành và các bộ phân chức năng trong việc quản lý thuốc BVTV được thể hiện qua Hình 4.2. Việc quản lý thuốc BVTV được quy định cụ thể trong luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật do Quốc hội ban hành, cụ thể:
Bộ NN & PTNN là cơ quan chủ quản trong việc quản lý thuốc BVTV.
Chính phủ chịu trách nhiệm ban hành các văn bản pháp luật để điều chỉnh hoạt động quản lý của thuốc BVTV. Các Bộ/ngành khác liên quan trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình phối kết hợp với Bộ NN & PTNT thực hiện việc quản lý nhà nước về thị trường thuốc BVTV theo chuyên môn (Quốc hội, 2013)
UBND các cấp có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về BV&KDTV; tổ chức bồi dưỡng, tập huấn về công tác BVTV, nâng cao ý thức sử dụng thuốc BVTV; Tổ chức thanh tra kiểm tra, giám sát giải quyết khiếu nại và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về BV&KDTV theo thẩm quyền.
Sở NN&PTNT ban hành các văn bản chỉ đạo các cơ quan trực thuộc (Phòng Thanh tra Sở, Chi cục TT&BVTV), hướng dẫn các đơn vị thi hành các quy định pháp luật về quản lý thị trường thuốc BVTV. Phòng Thanh tra Sở phối hợp với các cơ quan liên quan để kiểm tra, giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh, buôn bán thuốc BVTV. Ngoài ra, Phòng còn có nhiệm vụ giải quyết các
khiếu nại, tố cáo liên quan đến thị trường thuốc BVTV nằm trong sự cho phép của Ban giám đốc Sở NN&PTNT (Bộ NN&PTNT, 2015).
Phòng NN&PTNT huyện có trách nhiệm tổ chức thực hiện, kiểm tra giám sát việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, tham mưu cho UBND huyện chỉ đạo các bộ phận liên quan như Trạm TT&BVTV, Trung tâm Khuyến nông...
dự tính, dự báo, khuyến cáo đến nông dân lịch và cách phòng trừ dịch hại; chỉ đạo UBND cấp xã thông tin tới các cơ sở buôn bán thuốc BVTV, Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp bảo đảm cung ứng thuốc BVTV đầy đủ và kịp thời.
Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh trực thuộc Sở NN&PTNT, giúp Giám đốc Sở tham mưu cho UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành và tổ chức thực thi pháp luật về thuốc BVTV trên địa bàn tỉnh, chỉ đạo các trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật thực hiện công tác quản lý cây trồng và thuốc BVTV. Như vậy biện pháp quản lý thuốc BVTV chủ yếu là thanh tra, kiểm tra và xử lý các trường hợp vi phạm trong việc kinh doanh và sử dụng thuốc BVTV.
Công tác thanh tra, kiểm tra các đơn vị cung cấp thuốc BVTV tại An Giang, Kiên Giang và Vĩnh Long được thực hiện nghiêm túc, đã phát hiện một số cơ sở cung cấp thuốc BVTV vi phạm và xử phạt hành chính. Cụ thể, tại An Giang, tổng số cuộc thanh tra, kiểm tra chấp hành các quy định của pháp luật trong sản xuất kinh doanh thuốc BVTV, phân bón và giống cây trồng nông nghiệp trong năm 2018 là 28 lượt với 58 cơ sở sản xuất kinh doanh thuốc BVTV, công ty, cửa hàng buôn bán phân bón, thuốc BVTV và giống cây trồng. Kết quả kiểm tra phát hiện 28 công ty, cửa hàng buôn bán phân bón, thuốc BVTV và giống cây trồng vi phạm. Tổng số tiền phạt là 299 triệu đồng (Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật An Giang, 2018).
Tại Kiên Giang, cơ quan quan lý tiến hành thanh tra, kiểm tra 280 cơ sở chủ yếu thuộc lĩnh vực thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, giống lúa trong năm 2018. Kết quả thanh tra có 69 quyết định vi phạm hành chính đã ban hành. Tổng
số tiền xử phạt vi phạm là 682,931 triệu đồng. Nội dung vi phạm chủ yếu là buôn bán thuốc BVTV, phân bón và giống lúa có nhãn sai quy định; buôn bán thuốc BVTV khi chưa được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán; buôn bán thuốc BVTV không duy trì các điều kiện trong quá trình buôn bán; buôn bán phân bón kém chất lượng (Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Kiên Giang, 2018
Tại Vĩnh Long, thanh tra chuyên ngành Chi cục trồng trọt và BVTV thanh tra 02 đợt được 61 cơ sở kinh doanh phân bón, thuốc BVTV, giống cây trồng.
Trong đó, vi phạm 13 hành vi với tổng số tiền thu phạt 17,25 triệu đồng/12 trường hợp, 01 trường hợp lấy mẫu thuốc không đạt chất lượng. Trong đó, có 10 cơ sở vi phạm sai nhãn, có 2 cơ sở vi phạm khi kinh doanh thuốc hết hạn sử dụng và một cơ sở không có giấy chứng nhận đủ điều kiện để kinh doanh. Bên cạnh đó cơ quan quản lý cũng thu 9 mẫu thuốc BVTV để đi phân tích kiểm nghiệm. Kết quả trong 9 mẫu thuốc đấy có 1 mẫu thuốc không đạt tiêu chuẩn kiểm định (Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Vĩnh Long, 2018)
Như vậy, công tác quản lý thuốc BVTV tại các tỉnh này được thực hiện nghiêm túc, thể hiện vai trò quản lí của cơ quan chuyên môn. Tuy nhiên, kết quả thanh tra, kiểm tra cho thấy vẫn còn nhiều cơ sở kinh doanh thuốc BVTV vi phạm. Các hành vi vi phạm chủ yếu: kinh doanh các loại thuốc không đạt tiêu chuẩn, bao bì nhãn mác không đúng quy định, thuốc BVTV hết hạn sử dụng, kinh doanh khi không đủ điều kiện. Những hành vi này làm cho tác hại của thuốc BVTV đối với sức khỏe của con người và môi trường trở nên nghiêm trọng hơn.
Do đó, các cơ quan quản lý chuyên ngành cần tiếp tục rà soát, thanh tra kiểm tra thường xuyên để hạn chế những vi phạm trên, đảm bảo môi trường kinh doanh lành mạnh và an toàn cho thuốc BVTV.