NGHIỆP Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1.2. Các khái niệm chính của đề tài
1.2.1.1. Quản lý
QL là một dạng lao động đặc biệt, điều khiển các hoạt động lao động, vừa có tính khoa học và nghệ thuật cao, nhưng đồng thời là sản phẩm có tính lịch sử, tính đặc thù của xã hội. Như vậy, có thể hiểu lao động xã hội và QL không tách rời nhau. Khi lao động xã hội đạt đến một quy mô phát triển nhất định thì sự phân công lao động tất yếu sẽ dẫn đến việc tách QL thành một hoạt động đặc biệt. Từ đó, trong xã hội hình thành một bộ phận trực tiếp sản xuất, một bộ phận khác chuyên hoạt động QL, hình thành nghề QL.
Xã hội càng phát triển thì QL sẽ trở thành yếu tố không thể thiếu được trong đời sống xã hội. Với nhiều cách tiếp cận ở các góc độ kinh tế, xã hội, GD..., các nhà nghiên cứu, thực hành về QL đã đưa ra nhiều quan niệm khác nhau về QL:
Theo góc độ tâm lý học: Quản lý là sự tác động có định hướng, có mục đích, có kế hoạch và có hệ thống thông tin của chủ thể đến khách thể của nó.
Ở góc độ kinh tế: F.W.Taylor - cha đẻ của thuyết quản lý khoa học cho rằng:
“Quản lý là biết được chính xác điều bạn muốn người khác làm và sau đó thấy được rằng họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất”. [3, tr 89]
Dưới góc độ của quản trị học: Theo Trần Anh Tuấn thì “Quản lý là những hoạt động cần thiết phải được thực hiện khi con người kết hợp với nhau trong các tổ chức nhằm đạt những mục tiêu chung”. [3, tr 8]
Tác giả Trần Kiểm cho rằng: “Quản lý là những tác động của chủ thể quản lý
trong việc huy động, phát huy, kết hợp, sử dụng, điều phối các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) trong và ngoài tổ chức (chủ yếu là nội lực) một cách tối ưu nhằm đạt mục đích của tổ chức với hiệu quả cao nhất” [21].
Dưới góc độ khoa học giáo dục: Theo tác giả Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc thì “Hoạt động quản lý là tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý
(người quản lý) đến khách thể quản lý (người bị quản lý) trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức”. [14, tr1]
Như vậy, tuy có nhiều cách định nghĩa QL dưới các góc độ khác nhau, nhưng các khái niệm đó đều có chung đặc điểm: QL là sự tác động có ý thức, có tổ chức, có hướng đích của chủ thể QL lên đối tượng QL và khách thể QL nhằm sử dụng hiệu quả
nhất các tiềm năng, các cơ hội của tổ chức để đạt được mục tiêu đề ra trong điều kiện biến động của môi trường, làm cho tổ chức vận hành có hiệu quả.
1.2.1.2. Quản lý giáo dục
Giáo dục là một bộ phận của xã hội, cũng như QL xã hội chung, QLGD một loại hình QL xã hội, là hoạt động có ý thức của con người nhằm theo đuổi những mục đích của mình. Nghiên cứu về QLGD, đã có nhiều nhà lí luận và QL thực tiễn đưa ra một số định nghĩa dưới nhiều góc độ khác nhau.
Theo tác giả Trần Kiểm, QLGD có nhiều cấp độ. Ít nhất có hai cấp độ:
- Đối với cấp vĩ mô, QLGD được hiểu là những tác động tự giác (có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật) của chủ thể QL đến tất cả các mắc xích của hệ thống (từ cấp cao nhất đến các cơ sở GD của nhà trường) nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu phát triển GDĐT thế hệ trẻ theo yêu cầu của xã
hội. Hoặc cũng có thể định nghĩa QLGD là hoạt động tự giác của chủ thể QL nhằm huy động, tổ chức, điều phối, điều chỉnh, giám sát,…một cách có hiệu quả nguồn lực GD (nhân lực, vật lực, tài lực) phục vụ cho mục tiêu phát triển GD, đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH.
- Đối với cấp vi mô, trong phạm vi nhà trường, hoạt động QL bao gồm nhiều loại như QL hoạt động GD (hoạt động dạy học, hoạt động GDHN, hoạt động văn thể, lao động,…); QL tài chính, CSVC; QL các đối tượng khác nhau trong nhà trường như GV, NV, HS,…
QLGD (vi mô) được hiểu là hệ thống những tác động tự giác (có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật) của chủ thể QL đến tập thể GV, NV, tập thể HS, cha mẹ HS và các lực lượng GD trong và ngoài nhà trường nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu GD của nhà trường” [21, tr 10,11,12].
Theo tác giả Phạm Minh Hạc: “Quản lý giáo dục là hệ thống tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý, nhằm làm cho hệ giáo dục vận hành theo đường lối, nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mà tiêu điểm là hội tụ quá trình dạy học - giáo dục thế hệ trẻ, đưa giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất” [19, tr 35].
Quan điểm về QLGD có thể có những cách diễn đạt khác nhau, song mỗi khái niệm đều đề cập đến các yếu tố cơ bản: Chủ thể, khách thể, mục tiêu, phương thức và công cụ QLGD.
Từ những khái niệm về QLGD, ta có thể hiểu một cách khái quát: QLGD là những tác động có mục đích, có kế hoạch vào toàn bộ các lực lượng GD, nhằm tổ chức, phối hợp các lực lượng này; sử dụng một cách đúng đắn, hiệu quả các nguồn lực, phương tiện, bảo đảm thực hiện đạt kết quả tốt nhất các mục tiêu GD.
1.2.2. Hoạt động giáo dục hướng nghiệp 1.2.2.1. Hướng nghiệp
Hướng nghiệp là một khái niệm phổ biến trong nhiều lĩnh vực như giáo dục, y học, xã hội học, tâm lý học,….tùy theo cách tiếp cận, khái niệm HN được hiểu nhiều cách khác nhau.
Quan điểm truyền thống về HN (giữa thế kỷ XIX đến giữa thế kỷ XX) có nhiều ý
kiến khác nhau. Sự khác nhau ấy bắt nguồn từ những người có có cách quan sát khác nhau, có giác độ chuyên môn khác nhau.
Các nhà GD học cho rằng “ Hướng nghiệp là một hoạt động của tập thể sư phạm, của các cán bộ thuộc các cơ quan, nhà máy khác nhau, được tiến hành với mục đích giúp cho học sinh chọn nghề đúng đắn, phù hợp với năng lực, hứng thú, thể lực và tâm lý của cá nhân với nhu cầu nhân lực của xã hội. Hướng nghiệp là một bộ phận cấu thành của quá trình giáo dục - học tập trong nhà trường”.
Các nhà tâm lý học lại coi HN là “Hệ thống các biện pháp tâm lý - sư phạm và y học giúp cho thế hệ trẻ chọn nghề có tính đến nhu cầu của xã hội và năng lực của bản thân”.
Các luật gia thì hiểu HN là “Các phương tiện về y học, giáo dục và tổ chức pháp quyền nhằm xác định cho mọi công dân có nghề và nơi làm việc. Nội dung gồm: vạch rõ các yếu tố ảnh hưởng tới việc chọn nghề, hình thành các tổ chức và hình thức công tác hướng nghiệp, thể chế hóa quá trình hướng nghiệp”.
Các nhà kinh tế lại hiểu HN là “Những mối quan hệ kinh tế giúp cho mỗi thành viên xã hội phát triển năng lực lao động và đưa họ vào một lĩnh vực hoạt động cụ thể phù hợp với sự phân bổ lực lượng xã hội”.
Như vậy, các quan điểm nêu trên về cơ bản đều thống nhất coi HN là một hoạt động của nhiều cơ quan khác nhau nhằm giúp cho con người chọn nghề phù hợp với nhu cầu của xã hội và nguyện vọng sở trường của cá nhân. [2, tr 121, 122].
Quan điểm mới về HN (cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI) cho rằng, vào cuối thế kỷ XX, cuộc cách mạng khoa học công nghệ, đặc biệt là cuộc cách mạng CNTT phát triển như vũ bão, làm cho các ngành nghề thay đổi liên tục buộc các nhà khoa học phải xem xét lại một số quan niệm truyền thống đã từng đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong lịch sử HN. Nếu hiểu HN chỉ gắn với khâu chọn nghề như các quan điểm truyền thống về HN thì chưa đầy đủ và vô hình trung đã loại trừ khả năng làm công tác HN của các trường chuyên nghiệp, ĐH và các cơ sở sản xuất kinh doanh cho những HS, sinh viên của trường mình và cho những người mới ra trường làm việc tại cơ sở của mình. Vì thế, trong 20 năm gần đây, một số nhà khoa học cho rằng: “Nếu coi con người là trung tâm của hoạt động giáo dục - học tập và sản xuất thì phải xem xét lại công tác hướng nghiệp dưới góc độ mới - đó là hướng nghiệp cần được tiến hành trong cả quá trình phát triển nghề nghiệp của con người, ở tất cả các giai đoạn của nó có tính đến những ảnh hưởng của tiến bộ khoa học - Công nghệ”.
Như vậy, việc chọn nghề và thích ứng nghề là một quá trình thống nhất, gắn bó chặt chẽ với nhau trong quá trình phát triển nghề nghiệp của con người. Giờ đây công tác HN không chỉ tác động vào khâu chọn nghề như trước kia nữa mà còn tác động vào cả khâu thích ứng nghề. Đó là quan điểm mới về công tác HN.
Từ hai quan điểm, chúng ta có thể khái quát sự khác biệt giữa quan điểm truyền thống và hiện đại về HN như sau: Nếu theo quan điểm truyền thống, HN chủ yếu gắn với khâu chọn nghề, phạm vi diễn ra ở trường phổ thông và đối tượng chủ yếu là HS từ THCS đến THPT thì quan điểm mới, HN không chỉ gắn với khâu chọn nghề mà gắn
với khâu thích ứng nghề với phạm vi rộng hơn: trường phổ thông, trường DN, TCCN, CĐ, ĐH và các cơ sở sản xuất kinh doanh; đối tượng cũng được mở rộng hơn nhiều đó là HS phổ thông, HS học nghề tại các cơ sở dạy nghề, sinh viên, thậm chí người lớn khi chuyển đổi nghề nghiệp,... [2, tr 127].
Theo Đại từ tiếng Việt xuất bản năm 1998 thì HN được hiểu là tạo điều kiện xác định nghề nghiệp cho người khác; tạo điều kiện để cá nhân đó khám phá và phát huy những năng lực của bản thân. Hiểu theo GD, đó là GD có định hướng, là định hướng phát triển con người trong nghề nghiệp để con người đó có thể phát triển bản thân một cách tốt nhất, đóng góp toàn diện nhất cho gia đình, xã hội.
Điều 3 - Nghị định 75/2006/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Giáo dục nêu rõ: “Hướng nghiệp trong giáo dục là hệ thống các biện pháp tiến hành trong và ngoài nhà trường để giúp HS có kiến thức về nghề nghiệp và có khả
năng lựa chọn nghề nghiệp trên cơ sở kết hợp nguyện vọng, sở trường của cá nhân với nhu cầu sử dụng lao động của xã hội”.
Hiểu theo nghĩa thông thường thì HN là hệ thống các biện pháp tác động của các lực lượng (gia đình, nhà trường, xã hội) đến nhận thức, thái độ, hành vi của HS. Kết quả là làm cho sự lựa chọn của HS phù hợp với yêu cầu nghề nghiệp mà các em lựa chọn.
Như vậy, HN là hệ thống những biện pháp dựa trên cơ sở tâm lý học, sinh lý học, GD học, xã hội học và nhiều khoa học khác để giúp HS lựa chọn nghề phù hợp với nhu cầu xã hội, đồng thời phù hợp với năng lực, sở trường và các đặc điểm tâm sinh lý của cá nhân HS, sử dụng có hiệu quả cao nhất lực lượng lao động sẵn có của đất nước.
1.2.2.2. Giáo dục hướng nghiệp
Lý luận về GDHN trong nhà trường phổ thông đã được nghiên cứu tương đối cơ bản và hệ thống.
GDHN trong nhà trường Australia là việc phát triển các kĩ năng, kiến thức và quan điểm thông qua một chương trình đã hoạch định. Những kĩ năng, kiến thức này giúp HS trở thành những người hiểu biết khi đưa ra các quyết định về học đường cũng như hậu học đường và làm việc có hiệu quả về sau này.
Các hoạt động GDHN có hoạch định và hướng dẫn trong nhà trường với sự giúp đỡ của PH và công đoàn, có thể có vai trò quyết định trong việc giúp HS có nền tảng kiến thức HN và tự tin trong các loại công việc. Một điều rất quan trọng là mọi HS phải phát triển kiến thức, kĩ năng và quan điểm cần thiết để vượt qua những thay đổi trong thế giới của công việc họ sẽ gặp. Nhà trường, qua các chương trình GDHN giúp HS có được những phẩm chất này bằng cách đảm bảo cho họ trở thành những người khôn khéo và hiểu biết khi đưa ra những quyết định trong sự nghiệp của mình. [20, tr51].
Các nhà giáo dục học Việt Nam quan niệm: “Giáo dục hướng nghiệp là một hoạt động của các tập thể sư phạm, của các cán bộ thuộc các cơ quan khác nhau, được tiến
hành với mục đích giúp học sinh chọn nghề đúng đắn phù hợp với năng lực, thể lực và tâm lý của cá nhân với nhu cầu nhân lực xã hội. Hướng nghiệp là một bộ phận cấu thành của quá trình giáo dục - học tập trong nhà trường [2, tr 121].
Các nhà tâm lý học Việt Nam cho rằng: “Giáo dục hướng nghiệp là hệ thống các biện pháp tâm lý, sư phạm và y học giúp cho thế hệ trẻ chọn nghề có tính đến nhu cầu của xã hội và năng lực của bản thân”.
Các tác giả Nguyễn Trọng Bảo (1985) [4, tr 29], Phùng Đình Mẫn (2005) [23]:
GDHN là một hệ thống các biện pháp GD của nhà trường, gia đình và xã hội, nhằm chuẩn bị cho thế hệ trẻ về tư tưởng, tâm lý, tri thức, kĩ năng, để họ có thể sẵn sàng đi vào ngành nghề, vào lao động sản xuất, đấu tranh, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Tác giả Nguyễn Hữu Dũng (2005) đã định nghĩa: “Giáo dục hướng nghiệp là hệ thống những biện pháp dựa trên cơ sở tâm lý học, sinh lý học, giáo dục học, xã hội học và nhiều khoa học khác nhằm giúp học sinh, sinh viên định hướng nghề nghiệp một cách đúng đắn để có thể lựa chọn nghề cho phù hợp với nhu cầu xã hội, đồng thời thoả
mãn tối đa nguyện vọng, thích hợp năng lực, sở trường và điều kiện tâm sinh lý cá nhân cũng như hoàn cảnh sống của mỗi người để có thể phát triển đến đỉnh cao trong nghề nghiệp, cống hiến được nhiều cho xã hội cũng như tạo lập được cuộc sống tốt đẹp hơn cho bản thân” [15, tr 51].
Tác giả Đặng Danh Ánh (2010): “Giáo dục hướng nghiệp là hoạt động phối hợp giữa nhà trường, gia đình, trong đó tập thể sư phạm nhà trường giữ vai trò quyết định nhằm giúp học sinh chọn nghề trên cơ sở khoa học” [2, tr 122].
Theo tài liệu bồi dưỡng giáo viên, sách giáo khoa lớp 11 “Hoạt động giáo dục hướng nghiệp” Bộ GDĐT 2007, thì GDHN là hệ thống các tác động của xã hội về giáo dục, y học, xã hội học, kinh tế học...nhằm giúp cho thế hệ trẻ chọn được nghề vừa phù hợp với hứng thú, năng lực, nguyện vọng, sở trường của cá nhân vừa đáp ứng được nhu cầu nhân lực của các lĩnh vực sản xuất trong nền kinh tế quốc dân.
GDHN là hoạt động phức tạp bao gồm nhiều thành phần, chịu tác động của nhiều yếu tố, nằm trong mối quan hệ chặt chẽ giữa cá nhân người được HN với môi trường sống, môi trường lao động, môi trường GD, tác động của thị trường lao động cũng như tác động nhiều mặt của tâm lý xã hội.
Mục đích chủ yếu của GDHN là phát hiện, bồi dưỡng tiềm năng sáng tạo của cá
nhân, giúp người học hiểu về bản thân và yêu cầu của nghề, chuẩn bị cho HS sự sẵn sàng tâm lý đi vào những nghề mà các xã hội đang cần, trên cơ sở đó đảm bảo sự phù hợp nghề cho mỗi cá nhân.
Nhiệm vụ của GDHN cho HS phổ thông là GD thái độ lao động, ý thức đúng đắn với nghề nghiệp; cho HS làm quen với một số nghề phổ biến trong xã hội và các nghề truyền thống của địa phương; tìm hiểu năng khiếu, khuynh hướng nghề nghiệp của từng HS để khuyến khích, hướng dẫn và bồi dưỡng khả năng nghề nghiệp thích hợp nhất; động viên HS đi vào những nghề, những nơi đang cần [12].