NGHIỆP Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1.4. Quản lý hoạt động GDHN trong trường THPT
Để đảm bảo hoạt động GDHN đi đúng hướng và đạt mục tiêu đề ra, đòi hỏi mỗi CBQL có năng lực cần thiết, trang bị những kiến thức, kĩ năng về HN và QL hoạt động GDHN; thực hiện tốt các chức năng QL, đồng thời chủ động vận dụng các kiến
thức, kĩ năng đó vào thực tiễn QL của từng trường nơi mình công tác.
QL mục tiêu GDHN là đảm bảo việc xây dựng và tổ chức thực hiện mục tiêu của hoạt động này một cách đầy đủ, toàn diện, cân đối với cả 3 yêu cầu về kiến thức, kĩ năng và thái độ trên cơ bảo đảm các yêu cầu GD toàn diện nhưng thiết thực và có trọng tâm. QL mục tiêu GDHN nghĩa là mục tiêu phải được đưa vào kế hoạch hoạt động của nhà trường, đảm bảo các đối tượng QL phải hiểu rõ mục tiêu, xác định được nhiệm vụ cần thực hiện, mục tiêu phải được tổ chức thực hiện thông qua các hoạt động thực tiễn, tránh lí thuyết suông và chung chung vì vậy trong quá trình QL, HT phải nắm bắt kết quả thực hiện mục tiêu ở cả 3 phương diện: kiến thức, kĩ năng và thái độ, thông qua các chuẩn đánh giá mức độ thực hiện các mục tiêu, HT có những chỉ đạo, định kì rà soát và điều chỉnh kịp thời để đảm bảo thực hiện các mục tiêu đề ra phù hợp với điều kiện thực tiễn nhà trường, phù hợp với định hướng đổi mới GD và nhu cầu người học.
Có thể nói, xác định và QL tốt mục tiêu GDHN là tiền đề, đóng vai trò định hướng và chi phối sự vận động của toàn bộ quá trình QL hoạt động GDHN từ đó giúp cho quá trình tổ chức và QL đạt hiệu quả tốt nhất. Bản chất của QL mục tiêu là việc làm cho các đối tượng QL (GV, HS) hiểu rõ mục tiêu; cụ thể hóa mục tiêu thành các chuẩn có thể đo được, đánh giá được, kịp thời rà soát, điều chỉnh mục tiêu cho phù hợp với thực tiễn.
1.4.2. Quản lý nội dung GDHN trong trường THPT
Nội dung cơ bản của hoạt động GDHN hiện nay trong trường PT gồm:
- Giới thiệu cho HS các ngành nghề của địa phương và trong xã hội; làm cho HS hiểu rõ ý nghĩa của việc lựa chọn nghề; trang bị cho HS những kiến thức cơ bản, những hiểu biết cần thiết về các nghề chủ yếu, đối tượng lao động, yêu cầu về thái độ, phẩm chất, sức khỏe; triển vọng của từng nghề; chú ý quan tâm đến những nghề của xã hội và địa phương là những ngành mũi nhọn, có triển vọng phát triển trong tương lai,..
- Tạo điều kiện cho HS lao động, thực hành kĩ thuật để HS tập dượt, thử sức, làm bộc lộ ở người học những đặc điểm về nhân cách, về tâm lý, sức khỏe, đam mê,...để từ đó có những định hướng giúp các em có thể lựa chọn nghành nghề tốt nhất.
- Tổ chức, tư vấn, hướng dẫn HS trong khâu chọn nghề dựa vào năng lực, sở trường của HS đã được bộc lộ, có đối chiếu với sự phân công lao động xã hội, đồng thời điều chỉnh nguyện vọng khi cần thiết và giúp đỡ HS học tập và rèn luyện theo ngành, nghề đã chọn qua hoạt động GDHN trong nhà trường.
Để QL nội dung GDHN đạt hiệu quả, HT cần nắm bắt yêu cầu nội dung GDHN của từng khối lớp trong chương trình GDHN, chỉ đạo đảm bảo thực hiện các nội dung GDHN phải được thực hiện đầy đủ, đúng theo các yêu cầu và quy định hiện hành.
Trong chương trình GDHN ở THPT, mỗi khối lớp có nội dung khác nhau, vì vậy QL nội dung bao gồm cụ thể hóa nội dung thành chương trình, tài liệu vừa mang tính
chung và riêng trên cơ sở đảm bảo tính nguyên tắc, tính hệ thống nhưng cũng phải linh hoạt, sáng tạo, tránh máy móc, cứng nhắc.
QL nội dung còn là việc trong quá trình xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện, cần rà soát nội dung, cập nhật, bổ sung mới các nội dung cần thiết để đảm bảo tính chính xác, khoa học và sư phạm.
1.4.3. Quản lý phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động GDHN trong trường THPT
Bản chất của QL PP và hình thức là đảm bảo GV lựa chọn đúng PP và hình thức phù hợp với nội dung GDHN; GV và lực lượng GDHN sử dụng các PP và hình thức GD nhằm phát huy tính tích cực của HS; các PP và hình thức GDHN được lựa chọn sử dụng phù hợp với điều kiện của cộng đồng và thực tế nhà trường như điều kiện về tài chính, cơ sở vật chất, thiết bị....
HT nhà trường cần nắm bắt và hiểu rõ các PP và các hình thức tổ chức để tổ chức các HĐ này một cách phù hợp, linh hoạt và sáng tạo. Hình thức tổ chức hoạt động GDHN tại trường phải được QL chặt chẽ. Các PP và hình thức tổ chức đều phải nhằm mục đích mở rộng khả năng thu hút các em vào các hoạt động tập thể, cho các em có nhiều cơ hội bày tỏ những suy nghĩ, những hiểu biết của mình. Trong việc QL PP và hình thức tổ chức hoạt động GDHN, HT cần lưu ý GV sử dụng phối hợp các PP và các hình thức tổ chức để các hoạt động này mang lại hiệu quả và chất lượng cao nhất.
Trong chương trình hoạt động GDHN, quan điểm xây dựng chương trình coi HS là chủ thể của hoạt động chọn nghề và tổ chức các hoạt động cho HS được thể hiện.
Đó là: Hoạt động học tập theo các chủ đề của HN, hoạt động thực hành tìm hiểu nghề, hoạt động GD nghề,..có thể được tiến hành tại lớp, tại trường hoặc thông qua việc tổ chức các hoạt động tham quan, trải nghiệm với các cơ sở sản xuất kinh doanh, làng nghề, các cơ sở GDĐT, GD nghề, giao lưu với các doanh nhân, nghệ nhân,...Như vậy, ở đây GV đóng vai trò là người tổ chức, định hướng, điều khiển các hoạt động của HS, còn HS với vai trò là trung tâm, trên cơ sở định hướng của thầy, HS tự tìm hiểu, lĩnh hội, trang bị và hình thành cho mình các phẩm chất và năng lực nhất định về hiểu biết về nghề, nghề địa phương, xu hướng nghề, thị trường lao động, các cơ sở đào tạo nghề và lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai. Việc xác định, lựa chọn, tổ chức và QL tốt các PP và hình thức tổ chức hoạt động GDHN tại nhà trường phù hợp đặc điểm, năng lực cụ thể của từng trường, đặc điểm riêng của từng địa phương sẽ góp phần tạo hứng thú cho người học, mang lại hiệu quả trong việc tổ chức GDHN tại nhà trường.
1.4.4. Quản lý các điều kiện tổ chức hoạt động GDHN trong trường THPT Các điều kiện tổ chức hoạt động GDHN gồm có tài chính, CSVC, TBDH. Mỗi điều kiện có vai trò và mức độ ảnh hưởng, cần thiết đến việc tổ chức hoạt động GDHN. Để phát huy hiệu quả thì CSCV, TBDH phải phù hợp với các nhân tố khác như mục đích, nội dung, hình thức, PP tổ chức. Muốn vậy, nhà trường cần kết hợp việc tận dụng CSVC, TBDH sẵn có với việc lập kế hoạch trang bị mua sắm thêm cũng
như biện pháp bảo quản các đồ dùng, thiết bị để từ đó sử dụng một cách hiệu quả.
Bản chất của QL các điều kiện tổ chức hoạt động GDHN là đảm bảo các điều kiện về CSVC, kĩ thuật, tài chính; điều kiện về môi trường sư phạm (môi trường về vật chất và tinh thần). Vì vậy để thực tốt yêu cầu này, HT bố trí một nguồn kinh phí, có kế hoạch mua sắm, sử dụng, bảo quản các phương tiện phục vụ tổ chức hoạt động GDHN đảm bảo tính thiết thực, hiệu quả nhưng tiết kiệm, tránh lãng phí. Việc lên kế hoạch mua sắm các trang thiết bị cần bám sát mục tiêu, yêu cầu của từng hoạt động, với các hình thức chính khóa và ngoại khóa. Kinh phí thực hiện bằng nhiều nguồn: nhà nước, PH, địa phương, các cá nhân hảo tâm…
Các phương tiện phải đảm bảo các yêu cầu về thẩm mĩ, độ bền, độ an toàn và vệ sinh và được sử dụng một cách tối đa, thường xuyên và được bảo quản tốt (có sổ sách theo dõi, ghi chép tình trạng sử dụng, giao trách nhiệm tự quản các trang thiết bị này cho GV và HS).
1.4.5. Quản lý các lực lượng tham gia tổ chức hoạt động GDHN trong trường THPT Đội ngũ tham gia hoạt động GDHN là chủ thể của quá trình hoạt động, bao gồm nhiều lực lượng tham gia trong và ngoài nhà trường như CBQL, GV, PH, các cơ sở GDĐT, các doanh nghiệp, các tổ chức hội đoàn thể,...trong đó giữa trò nòng cốt là GV chủ nhiệm, GV bộ môn, đặc biệt là GV chuyên trách công tác GDHN.
Để thực hiện tốt hoạt động GDHN trong nhà trường THPT hiện nay, HT nhà trường cần tạo được sự đồng thuận trong nhận thức về cả mục tiêu, nội dung, PP GDHN của các lực lượng tham gia và phối hợp tham gia công tác GDHN; việc tổ chức bộ máy thực hiện các nội dung GDHN có thông suốt, hiệu quả hay không cần xây dựng hoạch và cơ chế phối hợp, xác định nhiệm vụ và trò cụ thể đối với từng bộ phận và cá nhân tham gia, trong đó đặc biệt là lực lượng chuyên trách và nòng cốt đảm bảo các năng lực cả về kiến thức, kĩ năng GDHN; hằng năm cần có kế hoạch tự bồi dưỡng tại chỗ và cử lực lượng này tham gia các lớp bồi dưỡng tập huấn liên quan đến công tác GDHN do các Sở, ngành tổ chức.
Ngoài ra, do hoạt động GDHN là một hệ thống các biện pháp GD của nhà trường, gia đình và xã hội, vì vậy chủ thể tham gia hoạt động GDHN còn có lực lượng là PH và các tổ chức xã hội, nghề nghiệp khác. HT nhà trường cần quan tâm đến việc xây dựng các mối quan hệ và công tác phối hợp chặt chẽ nhằm đem lại hiệu quả cao trong công tác GD của nhà trường nói chung và GDHN nói riêng.
Để các hoạt động GD trong kế hoạch được triển khai đồng bộ, hiệu quả, bên cạnh công tác phối hợp tổ chức cần quan tâm đến công tác giám sát thường xuyên giữa các lực lượng GD trong và ngoài nhà trường; việc kiểm tra, rà soát, đánh giá định kỳ hàng tháng, học kỳ và năm học, trên cơ sở đó có những điều chỉnh kịp thời, thường xuyên qua đó giúp cho việc tổ chức các hoạt động giữa các lực lượng ngày càng chặt chẽ và hiệu quả hơn.
1.4.6. Quản lý kiểm tra, đánh giá hoạt động GDHN trong trường THPT
QL kiểm tra, đánh giá hoạt động GDHN là một khâu quan trọng trong chức năng QL. Thông qua hoạt động này, HT có thể QL kết quả việc thực hiện từ mục tiêu, nội dung chương trình, hình thức, PP, các điều kiện tổ chức, các lực lượng gia trong công tác GDHN,...
Muốn hoạt động GDHN đạt hiệu quả cao thì nhà QL phải bám sát mục tiêu đã đề ra, chủ động trong xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá hoạt động GDHN; xây dựng các tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá đối với cả người dạy và người học đảm bảo đánh giá
được mức độ đạt được các mục tiêu GDHN; các hình thức, PP kiểm tra, đánh giá hoạt động GDHN phải đảm bảo tính khách quan, độ tin cậy; thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá một cách chủ động, thường xuyên, công khai kết quả kiểm tra.
Bên cạnh đó, việc QL kiểm tra, đánh giá hoạt động GDHN cần lưu ý đến tính phát triển. Nghĩa là, trên cơ sở kiểm tra, đánh giá, nhà QL phân tích được kết quả hoạt động GDHN, đánh giá các ưu điểm, hạn chế, xác định các nguyên nhân, rút ra được bài học kinh nghiệm từ đó có những điều chỉnh và tổ chức thực hiện kế hoạch điều chỉnh; công tác kiểm tra gắn với việc động viên, khen thưởng qua kiểm tra, đánh giá, tạo động lực cho đội ngũ, đồng thời có những phê bình, xử lý kỷ luật (nếu có) sau công tác kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện.
Tiểu kết chương 1
Hướng nghiệp, GDHN và QL hoạt động GDHN đã được nghiên cứu và tổ chức thực hiện từ rất sớm ở nhiều quốc gia trên thế giới. Trên cơ sở đặc điểm riêng từng quốc gia, khu vực,...quan điểm về HN, GDHN, định hướng GDHN, mục tiêu, nội dung, các hình thức tổ chức GDHN đối với HS THPTcó những nét đặc thù.
Đề cập đến lý luận GDHN đã có khái niệm về HN, GDHN, QL hoạt động GDHN…một cách sâu sắc, kế thừa ý tưởng các nhà khoa học trong và ngoài nước làm sáng tỏ các khái niệm, cơ sở lý luận về GDHN và QL hoạt động GDHN gắn với thực tiễn sinh động về lĩnh vực GDHN.
Nghiên cứu về QL hoạt động GDHN, các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học, các nhà QLGD có nhiều quan điểm tiếp cận khác nhau, phân tích sâu sắc các chức năng QL; phân tích và làm rõ các yếu tố được tích hợp trong chức năng QL GDHN: QL mục tiêu, QL nội dung, QL hình thức GDHN,…
Hiệu quả công tác GDHN phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó công tác QL của các nhà QLGD có ý nghĩa rất quan trọng, góp phần quyết định cho hiệu quả hoạt động GDHN trong trường THPT hiện nay.
Những vấn đề lý luận được trình bày ở Chương 1 là cơ sở quan trọng giúp chúng tôi phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động GDHN và công tác QL từ đó đề ra một số biện pháp QL hoạt động GDHN ở các trường THPT thành phố Đà Nẵng hiện nay theo hướng thiết thực, khả thi, hiệu quả.
CHƯƠNG 2