NGHIỆP Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1.3. Lý luận về hoạt động GDHN trong trường THPT
Luật Giáo dục (được Quốc hội thông qua ngày 20/5/2005 tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XI và có hiệu lực từ ngày 01/01/2006 thay thế Luật Giáo dục năm 1998) đã
xác định: Trong hệ thống GDQD, GDPT là nền tảng văn hoá của đất nước, là sức mạnh tương lai của dân tộc, đặt cơ sở quan trọng cho sự phát triển toàn diện nhân cách con người Việt Nam.
- Vị trí của trường trung học trong hệ thống GDQD (Điều 2 - Điều lệ trường trung học) nêu rõ: Trường trung học là cơ sở GDPT của hệ thống GDQD. Trường có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng
- Nhiệm vụ và quyền hạn của trường trung học (Điều 3 - Điều lệ trường trung học):
+ Tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động GD khác theo mục tiêu, chương trình GDPT dành cho cấp THCS và cấp THPT do Bộ trưởng Bộ GDĐT ban hành.
Công khai mục tiêu, nội dung các hoạt động GD, nguồn lực và tài chính, kết quả đánh giá chất lượng GD.
+ Quản lý giáo viên, cán bộ, nhân viên theo quy định của pháp luật.
+ Tuyển sinh và tiếp nhận HS; vận động HS đến trường; QL HS theo quy định của Bộ GDĐT.
+ Thực hiện kế hoạch phổ cập GD trong phạm vi được phân công.
+ Huy động, QL, sử dụng các nguồn lực cho hoạt động GD. Phối hợp với gia đình HS, tổ chức và cá nhân trong hoạt động GD.
+ Quản lý, sử dụng và bảo quản cơ sở vật chất, trang thiết bị theo quy định của Nhà nước.
+ Tổ chức cho GV, NV, HS tham gia hoạt động xã hội.
+ Thực hiện các hoạt động về kiểm định chất lượng GD.
+ Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
1.3.2. Vị trí của GDHN trong trường THPT
Giáo dục THPT là một trong những bậc học có vị trí quan trọng trong hệ thống GDQD. Học xong THCS, HS mới có thể học tiếp lên THPT và đây cũng là bậc học quan trọng để HS có thể tiếp tục học lên bậc ĐH. Với vị trí và vai trò như vậy, GD THPT hướng tới mục tiêu giúp HS củng cố và phát triển những kết quả của GD THCS, hoàn thiện học vấn phổ thông và có những hiểu biết thông thường về kĩ thuật và HN, có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học ĐH, CĐ, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động.
Để phát triển năng lực nghề nghiệp (bao gồm cả kiến thức, kĩ năng và thái độ) cho HS, cần quan tâm đến vấn đề GDHN vì nó có vai trò nền tảng và định hướng quan trọng cho HS phát triển nghề nghiệp tương lai, chuẩn bị tâm thế và năng lực cụ thể cho việc nắm bắt thế giới nghề nghiệp trên cơ sở hiểu biết về các yêu cầu của xã hội cũng như hiểu biết năng lực , sở thích của bản thân trong quá trình học tập và trong việc lựa chọn nghề nghiệp tương lai của mình. GDHN ở nhà trường PT đem lại những nội dung, phương pháp khoa học thiết thực cho thế hệ trẻ, giúp họ có bước đi phù hợp trong tương lai. [22, tr 5].
Hướng nghiệp là một hoạt động GD trong nhà trường phổ thông nhằm giúp cho HS có những hiểu biết thông thường về HN để có thể định hướng phát triển, lựa chọn nghề phù hợp với hứng thú cá nhân, năng lực bản thân và nhu cầu nhân lực xã hội.
Trên cơ sở đó, các em tiếp tục học tập, rèn luyện để có thể phát triển trong hoạt động nghề nghiệp tương lai.
Hướng nghiệp cho HS phổ thông nhằm thực hiện mục tiêu GD toàn diện; góp phần vào việc PLHS cấp THCS, THPT, là bước khởi đầu quan trọng của quá trình phát triển nguồn nhân lực xã hội. [6, tr 5].
Học sinh phổ thông nói chung, cấp THPT nói riêng là lứa tuổi bắt đầu bước vào ngưỡng cửa cuộc đời. Khác với thiếu niên, thanh niên HS có sự chuẩn bị về tâm thế nên suy nghĩ của các em chín chắn hơn khi quyết định kế hoạch đường đời của mình.
Ở lứa tuổi này, về hoạt động học tập các em có sự chủ động hơn, năng động và độc lập hơn, có thái độ rõ ràng với việc lựa chọn môn học, bộc lộ tính cách cá nhân, có hứng thú học tập gắn liền với khuynh hướng tìm hiểu và lựa chọn nghề nghiệp.
Tuy nhiên trong thực tế, việc chọn nghề, quyết định đường đời HS THPT không đơn giản chút nào bởi vì ngành nghề trong xã hội rất phong phú, mỗi ngành nghề đều có những yêu cầu riêng và thậm chí nó thay đổi theo yêu cầu thời gian và tính chất
công việc,…vì vậy câu hỏi “làm gì sau khi tốt nghiệp THPT” khiến nhiều em HS lúng túng và khó tìm được câu trả lời. [40, tr 23].
Thực tế cho thấy, hầu hết các em có nguyện vọng vào các trường ĐH (kể cả
những HS có học lực trung bình, yếu) trong khi xã hội đang cần rất nhiều công nhân kĩ thuật lành nghề tham gia trực tiếp trong một số lĩnh vực nghề nghiệp. Uớc mơ của các em đôi khi còn xa rời với thực tế lao động, hoạt động nghề nghiệp, chưa thấy được giá trị đích thực của các nghề.
HS thường chọn nghề một cách cảm tính, thiếu cân nhắc, không phù hợp với khả
năng, tính cách của bản thân và ít tính đến nhu cầu của thị trường lao động xã hội. Một trong những khó khăn chủ yếu của HS theo từng mức độ là thiếu thông tin về thế giới nghề nghiệp, thị trường lao động, hiểu biết về nghề, khả năng đánh giá năng lực cũng như các phẩm chất của bản thân.
Định hướng giá trị nghề ở HS chịu ảnh hưởng rất lớn từ định hướng giá trị cuộc sống và quan điểm sống của các em. Nhiều công trình nghiên cứu chỉ ra rằng xu hướng nghề của HS được hình thành ngay từ khi các em còn rất nhỏ (trẻ quan sát và làm quen với các nghề truyền thống của gia đình hoặc địa phương nơi trẻ sinh sống,..).
Lớn lên, trong điều kiện giáo dục của nhà trường, thông qua các hình thức GDHN, các phương tiện thông tin đại chúng, sự định hướng từ phía gia đình,…HS bắt đầu có những nhận thức về đặc điểm, yêu cầu, vai trò, vị trí của nghề trong xã hội. Quan trọng hơn, các em bắt đầu xuất hiện sự so sánh giữa đặc điểm tâm lý, năng lực của bản thân với đặc điểm và yêu cầu xã hội của ngành nghề từ đó hình thành nguyện vọng, khuynh hướng hoạt động nghề của cá nhân.
Bên cạnh đó, “hướng trường” trước khi “hướng nghề” là một đặc điểm khá phổ biến ở HS hiện nay. Những hiểu biết về thế giớ nghề rất hạn chế ở các em, trong khi các nghề trong xã hội luôn ở trạng thái biến động. Thực tế cho thấy, không phải HS nào cũng nhận được sự ủng hộ của gia đình trong việc xác định nghề nghiệp; các thông tin về ngành nghề lại thường không đầy đủ và thiếu tính cập nhật nên “định hướng” mà các em có được thường gắn với trường thi. [1, tr 7,8].
Đối với HS THPT, việc lựa chọn nghề phù hợp với năng lực, với tính cách của của bản thân và yêu cầu của xã hội có ý nghĩa to lớn. Điều này không chỉ tạo ra hứng thú, niềm say mê trong học tập, nghiên cứu khoa học mà còn giúp các em có ý thức trong việc trau dồi và rèn luyện phẩm chất nhân cách đáp ứng ngày càng cao của nghề nghiệp trong xã hội phát triển.
Muốn vậy, nhà trường, gia đình và xã hội, đặc biệt nhà trường luôn coi việc GDHN là một nhiệm vụ quan trọng trong sự nghiệp GD. Đối với nhà trường, GDHN được coi như một công việc của tập thể từ CBQL, GV và các lực lượng liên quan, có mục đích GD HS trong việc lựa chọn nghề nghiệp, giúp các em tự quyết định nghề nghiệp tương lai trên cơ sở phân tích khoa học về năng lực, hứng thú của bản thân HS và nhu cầu nhân lực của các ngành, nghề trong xã hội. Đối với HS, GDHN là một
trong những hoạt động học tập vì vậy đây được xem là nhiệm vụ, thông qua hoạt động này, mỗi HS cần lĩnh hội và hoàn thành các mục tiêu về GDHN (kiến thức, kĩ năng, thái độ).
GDHN là một quá trình, không chỉ diễn ra ở một thời điểm của cuộc đời mà diễn ra trong suốt đời người từ khi còn là HS phổ thông, cho đến khi là sinh viên ĐH và ngay cả khi trở thành người lao động. Trong quá trình đó, HN ở trường phổ thông mà đặc biệt là cấp THPT đóng vai trò vô cùng quan trọng vì đó là bước đầu tiên của quá
trình HN. Trường THPT thực hiện tốt chức năng GDHN được coi như bước khởi đầu quan trọng trong quá trình phát triển nguồn nhân lực đất nước. [36, tr 26].
1.3.3. Mục tiêu của GDHN trong trường THPT
Trong chương trình GD cấp THPT được ban hành theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT của Bộ GDĐT ngày 05/5/2006, sau khi tham gia hoạt động GDHN ở THPT, HS cần đạt được:
Về kiến thức:
- Hiểu được ý nghĩa và tầm quan trọng của việc lựa chọn nghề nghiệp tương lai;
- Biết được một số thông tin cơ bản về định hướng phát triển KT-XH của địa phương, đất nước và khu vực; về thế giới nghề nghiệp, thị trường lao động, hệ thống GD nghề nghiệp (TCCN và DN), CĐ, ĐH ở địa phương và cả nước.
Về kĩ năng:
- Tự đánh giá được năng lực của bản thân và điều kiện gia đình trong việc định hướng nghề nghiệp tương lai;
- Tìm kiếm được những thông tin về nghề và thông tin cơ sở đào tạo cần thiết cho bản thân trong việc chọn nghề;
- Định hướng và lựa chọn được nghề nghiệp tương lai.
Về thái độ:
- Chủ động và tự tin trong việc chọn nghề phù hợp;
- Có hứng thú và khuynh hướng chọn nghề đúng đắn.
1.3.4. Nhiệm vụ của GDHN trong trường THPT
- Thứ nhất, GDHN hình thành ở HS những hiểu biết đúng đắn về các nghề cần phát triển. Qua GDHN, HS làm quen được với những nghề cơ bản trong xã hội, những nghề có vị trí then chốt trong nền kinh tế quốc dân, những nghề cần thiết phát triển ở địa phương. Nhiệm vụ này thể hiện trong suốt những năm HS ngồi trên ghế nhà trường;
- Thứ hai, trong quá trình tìm hiểu nghề, ở HS sẽ xuất hiện và phát triển hứng thú
với nghề nghiệp. Người làm công tác GDHN sẽ hướng sự phát triển hứng thú nghề HS trên cơ sở phân tích những đặc điểm về năng lực bản thân, các điều kiện và hoàn cảnh riêng của từng HS. Hứng thú là một động lực quan trọng để lựa chọn và gắn bó với nghề.
- Thứ ba, trong GDHN cần tạo điều kiện cho HS hình thành và phát triển năng lực tương ứng với hứng thú nghề nghiệp đã có. Đối với HSPT, con đường hình thành
năng lực nghề nghiệp tốt nhất là cơ hội để được tiếp cận với nghề thông quan việc tổ chức lao động sản xuất kết hợp với dạy nghề.
- Thứ tư, GDHN là GD cho HS thái độ lao động, ý thức tôn trọng người lao động, tôn trọng các ngành, nghề khác nhau trong xã hội, ý thức tiết kiệm và bảo vệ của công,....đây là những phẩm chất nhân cách không thể thiếu ở người lao động. Đây có thể coi là nhiệm vụ đạo đức, thái độ, lương tâm nghề nghiệp ngay từ đầu khi các em còn ngồi trên ghế nhà trường.
- Thứ năm, GDHN còn là sự hiểu biết, nghiên cứu tâm lý, gần gũi, hiểu HS, chia sẻ thông tin với HS,...chọn những phương án tối ưu, tư vấn giúp các em chọn nghề và có động cơ chọn nghề, hứng thú với nghề nghiệp, khuynh hướng và năng lực nghề nghiệp.
1.3.5. Nội dung chương trình GDHN trong trường THPT
Trong chương trình GDPT (Ban hành kèm theo Quyết định số 16//2006/QĐ- BGDĐT ngày 05/5/2006 của Bộ trưởng Bộ GDĐT), chương trình GDHN ở cấp THPT được chia thành các chủ đề tương ứng với từng tháng/năm học. Cụ thể:
Bảng 1.1. Chương trình GDHN lớp 10
THÁNG TÊN CHỦ ĐỀ
9 Em thích nghề gì
10 Năng lực nghề nghiệp và truyền thống nghề nghiệp gia đình 11 Tìm hiểu nghề dạy học
12 Vấn đề giới trong chọn nghề
01 Tìm hiểu một số nghề thuộc lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp 02 Tìm hiểu một số nghề thuộc các ngành Y và Dược
3 Tìm hiểu thực tế một số cơ sở công nghiệp hoặc nông nghiệp 4 Tìm hiểu một số nghề thuộc ngành xây dựng
5 Nghề tương lai của tôi
Bảng 1.2. Chương trình GDHN lớp 11
THÁNG TÊN CHỦ ĐỀ
9 Tìm hiểu một số nghề thuộc ngành Giao thông vận tải 10 Tìm hiểu một số nghề thuộc lĩnh vực kinh doanh, dịch vụ
11 Tìm hiểu một số nghề thuộc ngành Năng lượng, Bưu chính - Viễn thông, Công nghệ thông tin
12 Tìm hiểu một số nghề thuộc lĩnh vực an ninh, quốc phòng
01 Giao lưu với gương vượt khó, điển hình về sản xuất, kinh doanh giỏi 02 Nghề nghiệp với nhu cầu của thị trường lao động
3 Tôi muốn đạt ước mơ
4-5 Tìm hiểu thực tế trường ĐH, CĐ, TCCN tại địa phương
Bảng 1.3. Chương trình GDHN lớp 12
THÁNG TÊN CHỦ ĐỀ
9 Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và địa phương 10 Những điều kiện để thành đạt trong nghề
11 Tìm hiểu hệ thống đào tạo TCCN và dạy nghề của Trung ương và địa phương
12 Tìm hiểu hệ thống đào tạo ĐH và CĐ 01 Tư vấn chọn nghề
02 Hướng dẫn HS chọn nghề và làm hồ sơ tuyển sinh 3 Thanh niên lập thân, lập nghiệp
4-5 Tổ chức tham quan hoặc hoạt động giao lưu theo chủ đề hướng nghiệp 1.3.6. Hình thức, phương pháp tổ chức GDHN trong trường THPT
1.3.6.1. Hình thức tổ chức GDHN trong trường THPT
Hiện nay, GDHN ở trường THPT được thực hiện chủ yếu thông qua 5 con đường HN: dạy học các môn khoa học cơ bản; tổ chức hoạt động GDHN chính khóa; hoạt động ngoại khóa; hoạt động dạy và học môn Công nghệ; qua các buổi sinh hoạt hướng nghiệp. Các con đường này được thực hiện dựa trên Thông tư 31/TT ngày 17/8/1981 của Bộ GDĐT. Cụ thể là:
- GDHN thông qua dạy học các môn khoa học cơ bản nhằm khai thác mối liên hệ giữa kiến thức môn học với các ngành nghề, gắn nội dung của bài học với cuộc sống sản xuất bằng cách tích hợp, lồng ghép những kiến thức môn học với kiến thức nghề nghiệp giúp cho HS hiểu biết những vấn đề liên quan đến các ngành nghề trong xã hội, phát hiện và bồi dưỡng những năng khiếu của HS. Trên cơ sở đó GV định hướng chọn nghề cho HS phù hợp với năng khiếu đó.
- Thông qua việc tổ chức hoạt động GDHN chính khóa nhằm mục đích giới thiệu cho HS những ngành nghề chủ yếu, cơ bản của đất nước, những ngành nghề mà Nhà nước đang cần phát triển một cách hệ thống; những đặc điểm, yêu cầu của nghề…;
những thông tin đào tạo và hướng phát triển kinh tế của đất nước, của địa phương, tư vấn chọn nghề cho HS. Trên cơ sở nhận thức, HS hình thành hứng thú đối với nghề, có cơ sở khoa học để lựa chọn nghề tương lai phù hợp với năng lực, hứng thú, sở thích của cá nhân và phù hợp với nhu cầu nhân lực của địa phương, của xã hội. Đây chính là con đường quan trọng nhất trong việc GDHN cho HS.
- Thông qua hoạt động ngoại khóa nhằm hỗ trợ cho các hoạt động GDHN khác trong việc giới thiệu, tuyên truyền nghề cho HS.
- Thông qua hoạt động dạy và học môn Công nghệ nhằm cung cấp cho HS những nguyên lí cơ bản về kĩ thuật, công nghệ khoa học, quy trình sản xuất trong thực tế, làm cho HS hiểu được những ứng dụng của chúng trong hoạt động nghề nghiệp khác nhau,
giúp HS có những kiến thức cơ bản về ngành nghề trong xã hội.
- Thông qua các buổi sinh hoạt HN, HS chia sẻ những hiểu biết của mình với bạn bè về nghề nghiệp đồng thời biết thêm được những kiến thức khác. Mỗi buổi sinh hoạt là một chủ đề, mỗi chủ đề đều đem lại cho các em những kiến thức mới, hình thành cho các em ý thức trong việc chọn nghề của bản thân.
Các con đường GDHN nêu trên vừa có tính độc lập, vừa có mối quan hệ tương tác, hỗ trợ cho nhau đảm bảo hiệu quả tối ưu cho GDHN. Như vậy cho đến nay, có thể coi 5 con đường trên là phổ biến nhất ở THPT và đã có những giá trị nhất định trong việc định hướng nghề nghiệp cho HS. Tuy nhiên, cả 5 con đường trên chưa đi sâu vào việc giúp HS giải tỏa về mặt tâm lý và giải quyết những băn khoăn, lo lắng, thắc mắc… khi các em chọn nghề. Mặt khác, trong xã hội hiện đại ngày nay, đời sống tâm lý của con người nói chung và của HS THPT rất phức tạp: phải đối mặt với nhiều vấn đề của đời sống xã hội, thông tin bị rối nhiễu, chịu nhiều áp lực…. nên khó có thể tự mình quyết định đúng đắn được mọi vấn đề nảy sinh. Khi đó, việc tìm đến các nhà tâm lý để được tư vấn, trợ giúp cho bản thân là hết sức cần thiết đối với HS. Trong bối cảnh và trạng thái chung đó, HS THPT hơn lúc nào hết rất cần đến sự trợ giúp của cha mẹ, thầy cô và những người lớn tuổi khác trong việc giải quyết những khó khăn của các em trong học tập và lựa chọn nghề nghiệp tương lai. Như vậy, GV trong trường THPT hiện nay, bên cạnh việc làm tốt vai trò của một người GV thì cần phải là những nhà tư vấn tâm lý để trợ giúp HS những khi cần thiết.
1.3.6.2. Phương pháp tổ chức hoạt động GDHN trong trường THPT
Trong điều kiện đất nước hội nhập với nền kinh tế và văn hóa thế giới, trước sự bùng nổ của thông tin, các cơ hội tiếp cận với nghề nghiệp của HS trở lên đa dạng và nhanh chóng. Vì vậy, phương pháp (PP) về GDHN trong nhà trường PT cũng luôn thay đổi để thích ứng. Các PP đang áp dụng hiện nay rất đa dạng, tùy theo từng chủ đề, từng điều kiện mà nhà trường, GV có thể lựa chọn PP cho phù hợp. Một số PP phổ biến đang thực hiện như: thuyết trình, tổ chức thảo luận, tọa đàm, đối thoại, dạy học theo tình huống, dạy học theo dự án,... Ngoài các PP trên, còn nhiều phương PP đặc biệt phù hợp với các hoạt động ngoại khóa như tổ chức trò chơi, diễn kịch,...Mỗi PP đều có những ưu điểm riêng, tùy vào nội dung, yêu cầu mà GV có thể lựa chọn hoặc kết hợp để tổ chức GD đạt hiệu quả.
GDHN là một hoạt động GD trong nhà trường PT có những đặc thù riêng về PP tổ chức. Các PP này thể hiện vai trò HS là chủ thể hành động chọn nghề, đem lại cho HS kinh nghiệm tìm hiểu thông tin nghề, củng cố các quan điểm lao động, định hướng giá trị nghề nghiệp, hình thành động cơ đúng đắn trong việc chọn lựa chọn nghề. Khi vận dụng các PP tổ chức hoạt động GDHN, cần lưu ý một số vấn đề như: coi trọng tính GD của công tác HN; GDHN nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo của HS; GD HS tạo ra sự phù hợp nghề trên cơ sở tự rèn luyện, tu dưỡng và tự học; gắn các buổi GDHN với thực tiễn sản xuất. [6 tr 14,15].