THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
CHƯƠNG 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG
3.4. Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp
Nhằm đánh giá tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp đã đề xuất để QL hoạt động GDHN ở các trường THPT thành phố Đà Nẵng. Kết quả khảo nghiệm là cơ sở để điều chỉnh các biện pháp sao cho phù hợp với điều kiện thực tiễn của các trường, góp phần nâng cao hiệu quả QL hoạt động GDHN.
3.4.2. Quy trình khảo nghiệm
Để có những cơ sở khách quan, toàn diện về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đã được đề xuất ở trên, chúng tôi sử dụng phương pháp lấy ý kiến thông qua phiếu khảo sát từ 22 CBQL, 186 GV tại 07 trường THPT thành phố Đà Nẵng, đặc biệt quan tâm đến ý kiến của CBQL, GV có nhiều kinh nghiệm trong công tác QL và tổ chức thực hiện hoạt động GDHN. Đây là những cơ sở tin cậy vì CBQL, GV là những người đã tham gia tổ chức, QL hoạt động GDHN, họ trực tiếp sử dụng các biện pháp này.
Sau khi thu nhận kết quả khảo sát, chúng tôi phân tích, xử lý dữ liệu nghiên cứu và tính tỉ lệ % đánh giá về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp.
3.4.3. Kết quả khảo nghiệm
Bảng 3.1. Về tính cấp thiết
TT Biện pháp
Đối tượng
Số lượng
&tỉ lệ
%
Kết quả Rất
cấp thiết
Cấp thiết
Chưa cấp thiết
Không cấp thiết 1
Nâng cao nhận thức của CBQL, GV, HS, PH và các lực lượng xã hội về GDHN
CBQL (22)
SL 14 08 0 0
% 63,6 36,4 0 0
GV (186)
SL 145 36 05 0
% 77,9 19,4 2,7 0
2
Nâng cao năng lực cho đội ngũ làm công tác GDHN
CBQL (22)
SL 16 06 0 0
% 72,7 27,3 0 0
GV (186)
SL 148 36 02 0
% 79,5 19,4 1,1 0
3 Đổi mới nội dung, đa dạng hình thức GDHN
CBQL (22)
SL 13 08 01 0
% 59,1 36,4 4,5 0
GV (186)
SL 128 52 05 01
% 68,8 28 2,7 0,5
4
Tăng cường công tác tư vấn hướng nghiệp trong nhà trường
CBQL (22)
SL 12 08 02 0
% 54,5 36,4 9,1 0
GV (186)
SL 84 100 02 0
% 45,1 53,8 1,1 0
TT Biện pháp
Đối tượng
Số lượng
&tỉ lệ
%
Kết quả Rất
cấp thiết
Cấp thiết
Chưa cấp thiết
Không cấp thiết
5
Tăng cường công tác phối hợp các lực lượng tham gia GDHN
CBQL (22)
SL 10 10 02 0
% 45,5 45,5 9,0 0
GV (186)
SL 96 85 03 02
% 51,6 45,7 1,6 1,1
6
Tăng cường xã hội hóa công tác GDHN
CBQL (22)
SL 12 10 0 0
% 54,5 45,5 0 0
GV (186)
SL 70 110 06 0
% 37,7 51,9 3,2 0
7
Tăng cường quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả
hoạt động GDHN
CBQL (22)
SL 12 10 0 0
% 54,5 45,5 0 0
GV (186)
SL 129 55 02 0
% 69,3 29,6 1,1 0
Xuất phát từ thực trạng và yêu cầu đổi mới GDPT hiện nay nói chung trong đó có GDHN. Kết quả khảo nghiệm tuy có mức độ đánh giá khác nhau đối với từng giải pháp (thể hiện sự chênh lệch về tỉ lệ %). Tuy nhiên, cả 07 nhóm biện pháp được đề xuất đánh giá cao, trên 90% CBQL, GV cho rằng cấp thiết và rất cấp thiết.
Bảng 3.2. Về tính khả thi
TT Biện pháp
Đối tượng
Số lượng
&tỉ lệ
%
Kết quả Rất
khả thi
Khả thi
Khả thi không
cao
Khôngkhả thi
1
Nâng cao nhận thức của CBQL, GV, HS, PH và các lực lượng xã hội về GDHN
CBQL (22)
SL 08 09 04 01
% 36,4 40,9 18,2 4,5 GV
(186)
SL 75 68 35 05
% 40,3 36,6 18,8 4,3
2
Nâng cao năng lực cho đội ngũ làm công tác GDHN
CBQL (22)
SL 06 10 05 01
% 27,3 45,5 22,7 4,5 GV
(186)
SL 68 85 23 10
% 36,5 45,7 12,4 5,4
3 Đổi mới nội dung, đa dạng hình thức GDHN
CBQL (22)
SL 07 11 03 01
% 31,9 50,0 13,6 4,5 GV
(186)
SL 56 100 25 05
% 30,1 53,8 13,4 2,7
TT Biện pháp
Đối tượng
Số lượng
&tỉ lệ
%
Kết quả Rất
khả thi
Khả thi
Khả thi không
cao
Khôngkhả thi
4
Tăng cường công tác tư vấn hướng nghiệp trong nhà trường
CBQL (22)
SL 08 09 03 02
% 36,4 40,9 13,6 9,1 GV
(186)
SL 50 96 32 08
% 26,9 51,6 17,2 4,3
5
Tăng cường công tác phối hợp các lực lượng tham gia GDHN
CBQL (22)
SL 08 10 03 01
% 36,4 45,5 13,6 4,5 GV
(186)
SL 60 90 25 11
% 32,3 48,4 13,4 5,9
6
Tăng cường xã hội công tác GDHN
CBQL (22)
SL 05 11 03 03
% 22,8 50,0 13,6 13,6 GV
(186)
SL 51 87 28 20
% 27,4 46,8 15,1 10,7
7
Tăng cường quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả
hoạt động GDHN
CBQL (22)
SL 12 08 02 0
% 54,5 36,4 9,1 0
GV (186)
SL 77 78 21 10
% 41,4 41,9 11,3 5,4 Cũng như tính cấp thiết, các biện pháp đề xuất đều được đa số CBQL, GV đánh giá là có khả thi. Trong số các giải pháp, giải pháp về tăng cường công tác QL kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động GDHN được đánh giá khả thi cao (trên 90,9% CBQL, 83,3% GV đánh giá); các giải pháp còn lại, trên 80% CBQL, GV đánh giá và cho rằng rất khả thi, khả thi khi đưa vào áp dụng. Khi được hỏi về lý do, phần lớn cho rằng đây là những giải pháp hầu hết mang tính chủ quan, chủ động của CBQL nhà trường. Tuy nhiên, để thực hiện tốt từng giải pháp, CBQL cần tính đến các yếu tố khác quan cũng như những khó khăn, tồn tại hiện nay. Cụ thể một vài giải pháp:
Đối với giải pháp nâng cao nhận thức về GDHN: lực lượng trong nhà trường có thể thay đổi nhanh chóng nhưng lực lượng ngoài nhà trường, nhất là khi mà vẫn còn một bộ phận PH và lực lượng xã hội vẫn thờ ơ, thiếu quan tâm thực sự đến GDHN,…đòi hỏi cần phải có thời gian tiến hành thường xuyên, có cách làm tích cực.
Hay giải pháp nâng cao năng lực cho đội ngũ GV làm công tác GDHN: để có một đội ngũ làm công tác GDHN trong nhà trường đảm bảo cả về số lượng, chất lượng đáp ứng tốt yêu cầu về năng lực, nhất là năng lực tư vấn HN và tổ chức hoạt động GDHN đòi hỏi phải được đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên…điều này vượt khả năng của nhà trường và phụ thuộc vào cơ chế, chính sách của Ngành, địa phương về công
tác cán bộ, đào tạo bồi dưỡng,…vv.
Có thể nói, từ bảng kết quả khảo nghiệm các biện pháp QL hoạt động GDHN đề xuất đều được CBQL, GV đánh giá cao về tính cấp thiết và khả thi. Các giải pháp này, tuy chưa đầy đủ và đáp ứng được hết các yêu cầu về QL nâng cao chất lượng GDHN hiện nay ở hầu hết các trường THPT trên địa bàn thành phố Đà Nẵng nhưng chúng tôi cho rằng, đây là những giải pháp cốt lõi, rất cần thiết và quan trọng trong công tác QL hoạt động GDHN.
Các biện pháp nếu được thực hiện một cách đồng bộ, thường xuyên, tác động đồng thời đến nhiều đối tượng QL trên cơ sở phù hợp với điều kiện nhà trường chắc chắn sẽ có những thay đổi tích và mang lại hiệu quả cao trong công tác QL, đáp ứng các yêu cầu thực hiện mục tiêu GD nói chung và GDHN nói riêng ở các trường THPT trong giai đoạn hiện nay.
Tiểu kết chương 3
Từ kết quả nghiên cứu lý luận tại Chương 1, kết quả khảo sát, phỏng vấn về thực trạng hoạt động GDHN và QL hoạt động GDHN tại các trường THPT ở thành phố Đà Nẵng ở Chương 2, luận văn đã đề xuất 07 nhóm biện pháp QL hoạt động GDHN. Mỗi biện pháp được phân tích cụ thể về mục đích, nội dung và cách thức thực hiện. Các biện pháp đưa ra nhằm tác động tích cực vào hầu hết các khâu của hoạt động GDHN cho HS ở trường THPT hiện nay.
Qua khảo nghiệm, ý kiến của các nhà QL, chuyên gia cho phép đánh giá các biện pháp này có tính cấp thiết và khả thi cao. Như vậy, chúng tôi cho rằng, CBQL (HT, PHT) các trường THPT thành phố Đà Nẵng có thể vận dụng các biện pháp này một cách đầy đủ, đồng bộ, khoa học, vận dụng một cách phù hợp với đặc điểm tình hình, điều kiện thực tế của nhà trường, tại địa phương qua đó góp phần QL tốt, nâng cao hiệu quả công tác GDHN đối với trường mình QL.