Khái quát tình hình kinh tế, xã hội và giáo dục bậc THPT thành phố Đà Nẵng

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở các trường trung học phổ thông thành phố đà nẵng (Trang 45 - 50)

THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

2.2. Khái quát tình hình kinh tế, xã hội và giáo dục bậc THPT thành phố Đà Nẵng

Thành phố Đà Nẵng có diện tích tự nhiên là 1.284,88 km2 với 06 quận nội thành và 02 huyện là Hòa Vang và huyện đảo Hoàng Sa.

Nằm ở vị trí trung độ của Việt Nam, có vị trí trọng yếu cả về KT-XH và quốc phòng, an ninh; là đầu mối giao thông quan trọng về đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không của nước ta. Ngoài ra, Đà Nẵng còn là trung điểm của nhiều di sản văn hoá thế giới nổi tiếng là cố đô Huế, Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn. Phía Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên - Huế, phía Tây và Nam giáp tỉnh Quảng Nam, phía Đông giáp biển Đông.

Trong phạm vi khu vực và quốc tế, thành phố Đà Nẵng là một trong những cửa ngõ quan trọng ra biển của Tây Nguyên và các nước Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanma đến các nước vùng Đông Bắc Á thông qua hành lang kinh tế Đông Tây với điểm kết thúc là cảng biển Tiên Sa.

Với vị trí địa lí, tiềm năng và cơ sở hạ tầng thuận lợi. Trong những năm gần đây, Đà Nẵng đã tích cực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, tăng cường khai thác thế mạnh tiềm năng, cải thiện môi trường, nâng cao an sinh xã hội, đẩy mạnh thu hút đầu tư trong và ngoài nước, đặc biệt là vốn đầu tư nước ngoài. Năm 2018, Đà Nẵng được chọn đại diện cho Việt Nam lọt vào top 10 địa điểm tốt nhất để sống ở nước ngoài do Tạp chí du lịch danh tiếng Live and Invest Overseas (LIO) bình chọn.

2.2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội

Đà Nẵng là trung tâm kinh tế, chính trị, tài chính, văn hoá, du lịch, xã hội, GDĐT, khoa học và công nghệ, y tế của khu vực miền Trung - Tây Nguyên và cả

nước. Đà Nẵng là thành phố quan trọng nhất miền Trung, đồng thời cũng là một trong năm thành phố trực thuộc Trung ương ở Việt Nam. Dân số Đà Nẵng hiện nay là 1.046.252 người (2016), dự báo dân số đến năm 2020 thành phố có 1,6 triệu người, trong đó dân số đô thị khoảng 1,3 triệu người.

Sau hơn 20 năm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương và 15 năm được công nhận là đô thị loại I cấp quốc gia, Đà Nẵng đã phát triển mạnh mẽ, khẳng định vai trò, vị trí một đô thị lớn của cả nước. Đây là thành quả từ việc thành phố xác định bước đi đúng hướng, nhanh chóng và kiên trì trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh thu hút đầu tư trong và ngoài nước.

Với “cú hích” từ Nghị quyết số 33/NQ-TW của Bộ Chính trị ngày 16/10/2003 về

“Xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Với lợi thế sẵn có, thành phố tạo bước đột phá trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỉ trọng các ngành dịch vụ, công nghiệp - xây dựng, giảm dần tỉ trọng ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản.

Theo số liệu của Sở Kế hoạch và Đầu tư, năm 1997, cơ cấu các ngành dịch vụ, công nghiệp - xây dựng và nông nghiệp lần lượt là: 55,1% - 35,2% - 9,7%; đến năm 2010 có thay đổi: 56,7% - 40,3% - 3,0% và đến 2015 định hình với tỉ lệ 62,6% - 35,3% - 2,1%.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh chóng và đúng hướng giúp thành phố tập trung mọi nguồn lực để khai thác và phát triển những thế mạnh vốn có về tài nguyên và nguồn nhân lực; trong đó, tập trung thu hút đầu tư vào các lĩnh vực mũi nhọn như dịch vụ, du lịch, CNTT, công nghiệp phần mềm. Cùng với Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng đã vươn mình trở thành trung tâm lớn của cả nước trong lĩnh vực này, là điểm đến uy tín và hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Cùng với cả nước, thành phố Đà Nẵng đang phát triển nền kinh tế mở, tăng cường hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước. Kinh tế mở cửa hội nhập mở ra triển vọng thu hút ngoại lực để phát triển KT-XH. Theo đó GDĐT có cơ hội phát triển, nhưng cũng đặt GDĐT tạo trước những thử thách mới.

2.2.3. Đặc điểm, tình hình phát triển giáo dục THPT thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2015-2018

Trong giai đoạn 2015-2018, cùng với đà tăng trưởng KT-XH, sự nghiệp phát triển GDĐT thành phố Đà Nẵng đã có những bước chuyển mạnh mẽ trên nhiều mặt.

Mạng lưới trường lớp được quy hoạch, sắp xếp hợp lý theo hướng đa dạng hóa và xã hội hóa, phù hợp với khung cơ cấu hệ thống GDQD trên địa bàn theo Đề án quy hoạch phát triển ngành GDĐT đến năm 2020. Qui mô phát triển các cấp học tiếp tục được mở rộng. CSVC, TBDH được đầu tư; đội ngũ CBQL, GV được quy hoạch, đào tạo,

bồi dưỡng theo hướng đảm bảo sự ổn định về số lượng và chất lượng; chất lượng và hiệu quả GD bậc học ngày càng được nâng lên, đạt được nhiều kết quả so với mục tiêu đề ra.

a. Quy mô phát triển trường, lớp, học sinh, giáo viên THPT

Bảng 2.2. Quy mô trường, lớp, học sinh, giáo viên

Năm học Tổng số

Trường Lớp Học sinh Giáo viên

2015-2016 23 694 26 993 1 721

2016-2017 25 730 28 811 1 802

2017-2018 28* 766 29 175 1 885

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm học, Sở GDĐT Đà Nẵng) (*) Trong đó: 20 trường công lập (01 trường chuyên); 08 trường ngoài công lập.

Về cơ bản, hệ thống CSVC, kỹ thuật của các đơn vị, trường học cơ bản đáp ứng yêu cầu dạy - học. Hằng năm, các trường THPT khác đều được đầu tư xây mới, bổ sung CSVC, kĩ thuật.

Thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo thành phố, Sở GDĐT đã triển khai xây dựng và trình UBND thành phố Đề án Quy hoạch tổng thể ngành GDĐT đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Sở GDĐT tiếp tục triển khai có hiệu quả các Đề án đã được UBND thành phố phê duyệt; thường xuyên kiểm tra công tác tổ chức và QL việc tăng cường điều kiện đảm bảo và ứng dụng có hiệu quả CNTT trong dạy học; tăng cường các điều kiện về CSVC, TBDH đảm bảo chất lượng GD trung học như trang bị máy chiếu, máy tính, thiết bị nghe nhìn, máy cassette, projector,...Sử dụng hiệu quả CSVC, TBDH; tiếp tục đầu tư xây dựng trường chuẩn quốc gia, phòng học bộ môn và thư viện đạt chuẩn.

- Về đội ngũ: Để nâng cao chất lượng dạy học đáp ứng các yêu cầu về đổi mới chương tình GDPT hiện nay, hằng năm, tiến hành rà soát, đánh giá đúng thực trạng đội ngũ nhà giáo và CBQL các cấp học; xây dựng kế hoạch tuyển dụng, bố trí, sắp xếp, điều động, luân chuyển hợp lí; thực hiện tốt việc quy hoạch cán bộ.

Trước những yêu cầu ngày càng cao của việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa, nâng cao chất lượng GD ở mỗi trường học, thực trạng về năng lực QL, năng lực chuyên môn của đội ngũ CBQL, GV trên địa bàn thành phố, công tác bồi dưỡng được Sở GDĐT chú trọng và tiến hành thường xuyên, liên tục.

Đến nay, Đà Nẵng cơ bản có tỉ lệ giáo viên/lớp hợp lí, đảm bảo định mức, đủ giảng dạy các bộ môn và giảng dạy có chất lượng giữa các trường, kể cả các trường thuộc khu vực khó khăn.

Tính đến tháng 5/2018, toàn ngành có 100% CBQL và GV đạt trình độ chuẩn.

Hiện nay, toàn ngành GDĐT có 09 tiến sĩ, 700 thạc sĩ và hơn 70 CBQLGD, GV đang tham gia học sau ĐH.

- Hệ thống GGDTX: Tính đến năm học 2017- 2018, có 03 trung tâm GDTX thành phố, tăng 02 trung so với năm học 2015-2016; có 56 trung tâm học tập cộng đồng. Mỗi xã, phường có 01 trung tâm học tập công đồng.

- Hệ thống các trường ĐH, CĐ, TC, dạy nghề: Hiện nay trên địa bàn thành phố có 10 trường ĐH công lập (07 trường thuộc Bộ GDĐT, 02 trường không thuộc Bộ GDĐT), 04 ĐH ngoài công lập, hơn 15 trường CĐ, TCCN và DN.

b. Kết quả giáo dục

Bảng 2.3. Kết quả các hai mặt giáo dục THPT

Năm học Hạnh kiểm (%) Học lực (%)

Tốt Khá TB Yếu Giỏi Khá TB Yếu Kém

2015-2016 76,67 19,80 3,06 0,46 14,43 44,16 35,16 5,94 0,31 2016-2017 81,13 16,16 2,46 0,26 17,16 50,65 29,41 2,69 0,08 2017-2018 84,57 13,50 1,68 0,25 20,05 52,50 25,51 1,92 0,02 (Nguồn: Báo cáo tổng kết năm học, Sở GDĐT Đà Nẵng) Ngành GD thành phố đã tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp để nâng cao chất lượng GD, vì vậy chất lượng GD đã có chuyển biến theo chiều hướng nâng cao và đánh giá đúng về chất lượng. So với năm học 2015-2016, tỉ lệ hạnh kiểm Tốt tăng, giảm tỉ lệ hạnh kiểm Khá, TB và Yếu. Về học lực: Tỉ lệ loại Giỏi, Khá tăng; tỉ lệ TB, Yếu, Kém có giảm. Qua các năm, tỉ lệ công nhận tốt nghiệp THPT ngày càng tăng

Bảng 2.4. Kết quả xét và công nhận tốt nghiệp THPT Năm học Số học sinh

dự thi

Số học sinh

được công nhận tốt nghiệp Tỉ lệ (%)

2015-2016 9 953 8365 84,04

2016-2017 10 003 9 501 94,98

2017-2018 10 433 9 961 95,48

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm học, Sở GDĐT Đằ Nẵng) Có thể nói, trong giai đoạn từ 2015-2018, giáo dục trung học thành phố đã tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện và đã hoàn thành xuất sắc những chỉ tiêu kế hoạch, nhiệm vụ trọng tâm của ngành đề ra.

Với những nỗ lực và kết quả đạt được, giáo dục trung học của thành phố Đà Nẵng đạt chỉ tiêu thi đua xuất sắc năm học 2017-2018, Ngành GDĐT tạo thành phố vinh dự nhận cờ thi đua “ Đổi mới - sáng tạo” của Bộ GDĐT.

2.2.4. Chiến lược phát triển ngành GDĐT thành phố Đà Nẵng đến 2020, tầm nhìn đến năm 2030

2.2.4.1. Bối cảnh quốc tế, khu vực và trong nước

Toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế về GD đã trở thành xu thế tất yếu. Cách mạng khoa học công nghệ, CNTT và truyền thông, kinh tế trí thức ngày càng phát triển mạnh mẽ, tác động trực tiếp đến sự phát triển của các nền GD trên thế giới.

Nằm trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương hiện đang là khu vực phát triển và năng động nhất thế giới, Việt Nam có những lợi thế nhất định trong quá trình giao lưu, hội nhập và phát triển nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng.

Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/ 11/2013 của Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương khóa XI về “Đổi mới căn bản, toàn diện GDĐT, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” nêu rõ quan điểm, mục tiêu, giải pháp để đổi mới, phát triển GDĐT trong giai đoạn mới.

Đà Nẵng được Đảng và Chính phủ chú ý quan tâm xây dựng thành phố trở thành thành phố trung tâm của Miền Trung, thể hiện ở Nghị quyết 33/NQ-TW về xây dựng và phát triển thành phố trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước, tiếp tục là Nghị quyết số 43-NQ/TW ngày 24/01/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Trình độ dân trí, trình độ lao động của thành phố Đà Nẵng tương đối cao so với nhiều địa phương trong cả nước đã tạo cơ hội cho thành phố có cơ hội thay thế nhanh chóng công nghệ sản xuất lạc hậu sang công nghệ sản xuất tiên tiến. Thành phố Đà Nẵng là nơi hội tụ các nhà khoa học, nơi tập trung đông cơ quan nghiên cứu và các cơ sở đào tạo của Miền Trung-Tây Nguyên.

2.2.4.2. Về quy hoạch hệ thống trường THPT

Đến năm 2020, tỉ lệ HS THPT ngoài công lập khoảng 15%, đến năm 2030 chiếm 20%. Cụ thể:

- Về mạng lưới: Đến năm học 2020-2021, có 44 trường THPT, trong đó có 18 trường THPT, THPT liên cấp ngoài công lập, chiếm 41%. Đến năm học 2030-2031, có 49 trường THPT, trong đó có 19 trường THPT, THPT liên cấp ngoài công lập, chiếm 39%.

- Về quy mô: Đến năm học 2020-2021, có 46.840 HS THPT, trong đó có 7.200 HS ngoài công lập, chiếm 15% so với tổng số HS. Đến năm học 2030-2031, có 58.810 HS THPT, trong đó có 11.810 HS ngoài công lập, chiếm 20% so với tổng số HS.

2.2.4.3. Các giải pháp thực hiện

Để thực hiện các nội dung của chiến lược, ngành giáo dục thành phố tập trung vào 09 nhóm giải pháp sau:

- Tiếp tục mở rộng mạng lưới, phát triển qui mô GDĐT theo hướng đa dạng hóa loại hình;

- Đổi mới công tác quản lí giáo dục;

- Xây dựng, phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ QLGD đáp ứng yêu cầu đổi mới GDĐT;

- Tăng cường CSVC, kĩ thuật;

- Tăng cường ứng dụng CNTT trong công tác QL;

- Đảm bảo diện tích đất đai cho xây dựng các cơ sở GDĐT;

- Giải pháp về vốn;

- Đổi mới phương thức giáo dục theo hướng gắn với việc làm, góp phần PLHS sau THCS và THPT;

- Đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục.

Trong định hướng phát triển đất nước của Đảng và Nhà nước, phát triển GDĐT luôn được coi là quốc sách hàng đầu; đầu tư cho GD là đầu tư phát triển. GDĐT sẽ là công cụ quan trọng nhất của xã hội để xây dựng sức mạnh cho đất nước, cho thành phố Đà Nẵng. Một hệ thống GDĐT phát triển, đi trước một bước so với kinh tế, là điều kiện tất yếu, tiên quyết cho sự thành công của sự nghịêp phát triển đất nước, phát triển thành phố Đà Nẵng trong thời kỳ mới.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở các trường trung học phổ thông thành phố đà nẵng (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)