THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
2.4. Thực trạng quản lý hoạt động GDHN ở các trường THPT thành phố Đà Nẵng
Bảng 2.14. Quản lý mục tiêu GDHN
TT Đối
tượng
Số lượng
& tỉ lệ
%
Kết quả Hoàn
toàn đồng ý
Đồng ý
Phân vân
Không đồng ý
1
Mục tiêu GDHN được xây dựng phù hợp mục tiêu GD chung
CBQL (22)
SL 15 05 02 0
% 68,2 22,7 9,1 0
GV (186)
SL 115 50 21 0
% 61,8 26,9 11,3 0
2
Mục tiêu GDHN được cụ thể, rõ ràng, được toàn thể GV và HS hiểu đúng, thực hiện nghiêm túc, hiệu quả
CBQL (22)
SL 16 04 01 01
% 72,7 18,2 4,5 4,5
GV (186)
SL 100 60 16 10
% 53,8 32,3 8,6 5,3
3
Mục tiêu GDHN được định kỳ rà soát và điều chỉnh phù hợp với định hướng đổi mới GD và nhu cầu của người học
CBQL (22)
SL 16 03 02 01
% 72,7 13,7 9,1 4,5
GV (186)
SL 100 62 23 01
% 53,8 33,3 12,4 0,5
4
Mục tiêu GDHN (đã
được cụ thể hóa) được xem là chuẩn GD và được sử dụng làm cơ sở đánh giá kết quả GD, công nhận chất lượng của hoạt động GD
CBQL (22)
SL 20 02 0 0
% 90,9 9,1 0 0
GV (186)
SL 140 42 04 0
% 75,3 22,6 2,1 0
Qua bảng 2.14 và kết quả khảo sát cho thấy:
Có 90,9 % CBQL, 88,7% GV hoàn toàn đồng ý và đồng ý với việc QL mục tiêu GDHN phải trên cơ sở phù hợp với mục tiêu GD chung; tuy nhiên có 9,1 % CBQL, 11,3% GV còn phân vân trong đánh giá vdà cho rằng: thực tế hiện nay một số mục tiêu cụ thể (nhất là mục tiêu kĩ năng) được yêu cầu đạt được trong nội dung chương trình GDHN đòi hỏi cao hơn so với mục tiêu GDPT đối với HS THPT.
Về yêu cầu mục tiêu GDHN phải cụ thể hóa, rõ ràng, được toàn thể GV, HS hiểu đúng, thực hiện một cách nghiêm túc và hiệu quả: có 91 % CBQL, 86,1% GV đồng ý và hoàn toàn đồng ý; có 9 % CBQL, 13,9 % GV còn phân vân và không đồng ý bởi lý do qua thực tế hoạt động GDHN tại trường, mặc dù mục tiêu GDHN về cơ bản đội ngũ GV và HS hiểu đúng nhưng mức độ thực hiện có sự không đồng đều giữa các bộ phận, cá nhân tham gia GDHN, kết quả đạt được các mục tiêu GDHN vẫn còn
những tồn tại nhất định.
Về mục tiêu kiến thức: phần lớn CBQL, GV cho rằng các em có nhận thức đúng đắn, hiểu được ý nghĩa và tầm quan trọng của việc lựa chọn nghề nghiệp tương lai;
biết được một số thông tin cơ bản các nội dung kiến thức liên quan đến nghề nghiệp thuộc các lĩnh vực khác nhau; biết về hệ thống GD nghề nghiệp ở địa phương và cả
nước. Tuy nhiên, có tới gần 30% HS khi được khảo sát và phỏng vấn thì vẫn còn mơ hồ, ít được cập nhật về thông tin về thị trường lao động, định hướng phát triển KH-XH địa phương, đất nước và khu vực. Điều này một phần do hạn chế của GV và một phần hạn chế từ việc tiếp nhận thông tin, thiếu nhạy bén, tự tìm hiểu và cập nhật kiến thức từ tài liệu, internet, điều đó cho thấy các em sau khi học xong THPT còn lúng túng khi chọn nghề, chọn ngành vào học ĐH.
Về mục tiêu kĩ năng và thái độ: So với mức độ đạt được mục tiêu kiến thức, tỉ lệ đánh giá hai mục tiêu này thấp hơn nhiều. Hạn chế và mâu thuẫn trong việc thực hiện các mục tiêu này thể hiện ở việc các em cho rằng có khả năng tự đánh giá, biết được năng lực bản thân nhưng còn thiếu tự tin trong chọn nghề phù hợp, việc định hướng và lựa chọn nghề nghiệp tương lai đôi lúc lại không xuất phát từ năng lực mà chịu ảnh ảnh hưởng từ nhiều yếu tố khác.
Về mục tiêu GDHN định kỳ được rà soát và điều chỉnh phù hợp với định hướng đổi mới và nhu cầu của người học: có 86,4 % CBQL, 87,1% GV đồng ý và hoàn toàn đồng ý. Nghĩa là trong quá trình tổ chức thực hiện công tác GDHN tại nhà trường, CBQL, GV định kỳ sau khi kết thúc từng hoạt động hoặc định kỳ hàng tháng, từng học kỳ, năm học hoặc cần phải tiến hành rà soát mức độ đạt được nội dung yêu cầu các mục tiêu điều chỉnh chỉnh kịp thời, phù hợp theo hướng phù hợp với định hướng đổi mới GD và nhu cầu của người học. Tuy nhiên, vẫn còn có 13,6 % CBQL, 12,9 % GV còn phân vân và không đồng ý. Xuất phát từ thực tế, việc định kỳ rà soát, điều chỉnh các mục tiêu GDHN chưa đem lại hiệu quả vì mức độ quan tâm, đầu tư CBQL thể hiện chưa thường xuyên, chủ quan, hình thức (xây dựng kế hoạch, thành phần tham gia rà soát, điều chỉnh,..). Việc tự rà soát, tự điều chỉnh các nội dung và mục tiêu GDHN chủ yếu giao cho GV được phân công thực hiện công tác GDHN.
Mục tiêu là đích đến của GDHN, nghĩa là trong quá trình QL hoạt động GDHN, mục tiêu cuối cùng phải đạt được là các phẩm chất, năng lực về nghề nghiệp được hình thành và phát triển ở HS sau khi HS được tham gia các hoạt động GDHN và tư vấn HN tại nhà trường trong suốt 3 năm học ở THTP.
Để thực hiện được QL mục tiêu GDHN đòi hỏi HT nhà trường có sự chủ động trong việc xây dựng kế hoạch thực hiện mục tiêu GDHN phù hợp với mục tiêu GD; cụ thể mục tiêu GDHN để toàn thể GV và HS hiểu đúng, thực hiện nghiêm túc, hiệu quả;
định kỳ tiến hành rà soát, điều chỉnh các nội dung, mục tiêu phù hợp với yêu cầu đổi mới GD và nhu cầu của người học,…có như vậy thì việc QL mục tiêu GDHN đem lại hiệu quả.
2.4.2. Thực trạng quản lý nội dung, kế hoạch GDHN ở các trường THPT thành phố Đà Nẵng
Bảng 2.15. Quản lý nội dung, kế hoạch GDHN
TT Đối
tượng
Số lượng
& tỉ lệ
%
Kết quả Hoàn
toàn đồng ý
Đồng ý
Phân vân
Không đồng ý
1
Nội dung GDHN được lựa chọn phù hợp với mục tiêu GDHN
CBQL (22)
SL 15 06 01 0
% 68,2 27,3 4,5 0
GV (186)
SL 109 52 25 0
% 58,6 28,0 13,4 0
2
Nội dung GDHN được cụ thể hóa thành chương trình, kế hoạch hoạt động
CBQL (22)
SL 12 07 02 0
% 59,1 31,8 9,1 0
GV (186)
SL 90 58 35 03
% 48,4 31,2 18,8 1,6
3
Chương trình, nội dung GDHN được rà soát điều chỉnh theo định kỳ, phù hợp với mục tiêu DH đã điều chỉnh.
CBQL (22)
SL 12 06 03 01
% 54,6 27,3 13,6 4,5 GV
(186)
SL 79 62 40 05
% 42,5 33,3 21,5 2,7
4
Giáo án, tài liệu GDHN được biên soạn đảm bảo tính khoa học, tính giáo dục, sát với chương trình, nội dung GDHN
CBQL (22)
SL 14 05 03 0
% 63,7 22,7 13,6 0
GV (186)
SL 80 66 36 04
% 43,0 35,5 19,3 2,2 Qua bảng 2.15 và kết quả khảo sát cho thấy:
Việc chọn nội dung GDHN, phù hợp với mục tiêu GDHN: 95,5% CBQL, 86,6%
hoàn toàn đồng ý và đồng ý vì họ cho rằng, việc chọn nội dung để GDHN hoàn toàn xuất phát từ mục tiêu GDHN theo chương trình GDHN được Bộ GDĐT, Sở GDĐT chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện hàng năm. Tuy nhiên có 4,5% CBQL, 13,4% GV phân vân và cho rằng, trên thực tế một số nội dung hoạt động GDHN được nhà trường, GV lựa chọn hằng năm vẫn còn rập khuôn, cứng nhắc, thiếu cập nhật, sáng tạo, thiếu sức thu hút đối với người học,...vì vậy khó đáp ứng mục tiêu GDHN.
Qua khảo sát, có 90,9% CBQL, 79,6% GV lựa chọn hoàn toàn đồng ý và đồng ý cho rằng nội dung GDHN được cụ thể hóa thành chương trình, kế hoạch hoạt
động. Thực tế, có 6/7 trường được khảo sát, HT nhà trường hàng năm có chỉ đạo thành lập Ban GDHN, trong đó có phân công 01 PHT phụ trách chỉ đạo trực tiếp, giúp cho HT nhà trường trong việc xây dựng kế hoạch, thực hiện các nội dung GDHN theo từng khối lớp; phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng GV và bộ phận liên quan. Việc chỉ đạo thực hiện, duyệt KH cũng như công tác kiểm tra hồ sơ, giáo án của HT đối với GV cũng được tiến hành thường xuyên theo định kỳ hàng tháng, cuối học kỳ và năm học.
Bên cạnh việc duyệt kế hoạch thực hiện nội dung chương trình GDHN, có 81,9% CBQL hoàn toàn đồng ý và đồng ý và cho rằng, trong quá trình thực hiện nội dung GDHN rất lưu ý đến việc rà soát các nội dung GDHN, kiểm tra thực hiện kế hoạch và tiến độ thực hiện GDHN tại nhà trường theo kế hoạch phân công đảm bảo các nội dung, chương trình GDHN được thực hiện đầy đủ đồng thời qua đó có những điều chỉnh kịp thời.
Việc cụ thể hóa nội dung, chương trình GDHN thành giáo án, tài liệu GDHN được đội ngũ HN, GV tham gia công tác GDHN biên soạn đảm bảo tính khoa học, tính giáo dục, sát với chương trình. Về nội dung này, có 86,4% CBQL, 78,5% GV lựa chọn hoàn toàn đồng ý và đồng ý. Bên cạnh đó, có 7/22 CBQL cho biết, bản thân rất quan tâm đến việc thêm nội dung GD kĩ năng sống cho HS trong quá trình GDHN, nội dung về tìm hiểu các ngành, nghề truyền thống tại địa phương và đã tích hợp nội dung này thông qua hoạt động GD ngoài giờ lên lớp, hoạt động ngoại khóa tại trường, trải nghiệm thực tế.
Tuy nhiên, những tồn tại hiện nay trong công tác QL nội dung GDHN tại các nhà trường đó là HT nhà trường còn ít quan tâm và dành nhiều thời gian cho việc chỉ đạo Ban GDHN, định hướng rõ ràng cho đội ngũ GV tham gia công tác GDHN rà soát lại các nội dung, điều chỉnh, cập nhật nội dung đảm bảo tính chính xác, khoa học và sư phạm. Chủ yếu là việc điều chỉnh nội dung chương trình GDHN, thời lượng giữa các khối lớp cho phù hợp với thời gian năm học và điều kiện thực tế nhà trường (18,1%
CBQL, 24,2% GV thừa nhận vấn đề này).
Cùng với đó là việc duyệt kế hoạch, giáo án, tài liệu của GV tham gia công tác GDHN còn qua loa, sơ sài và hình thức, ít chú trọng nội dung bên trong, tính cập nhật cũng như hiệu quả của nó vì vậy nhiều giáo án, tài liệu được biên soạn và thực hiện từ năm này qua năm khác, trong đó có một số nội dung đã lạc hậu, thiếu chính xác vì thế rất khó đảm bảo tính khoa học, tính giáo dục, sát với yêu cầu chương trình, nội dung GDHN hiện nay (13,6% CBQL, 21,5% GV thừa nhận vấn đề này).
2.4.3. Thực trạng quản lý phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động GDHN ở các trường THPT thành phố Đà Nẵng
Bảng 2.16. Quản lý phương pháp, hình thức GDHN
TT Đối
tượng
Số lượng
& tỉ lệ
%
Kết quả Hoàn
toàn đồng ý
Đồng ý
Phân vân
Không đồng ý
1
PP, HT được lựa chọn phù hợp nội dung GDHN
CBQL (22)
SL 14 06 02 0
% 63,6 27,3 9,1 0
GV (186)
SL 95 57 34 0
% 51,1 30,6 18,3 0
2
GV-lực lượng GDHN sử dụng đa dạng, linh hoạt các PP, HT GDHN (đổi mới), phát huy tính tích cực, chủ động của người học
CBQL (22)
SL 13 06 03 0
% 59,1 27,2 13,7 0
GV (186)
SL 90 56 37 03
% 48,4 30,1 19,9 1,6
3
Các PP, HT GDHN được lựa chọn sử dụng phù hợp điều kiện của cộng đồng và nhà trường (CSVC, TC, HS)
CBQL (22)
SL 12 06 03 01
% 54,5 27,3 13,7 4,5 GV
(186)
SL 81 61 40 04
% 43,5 32,8 21,5 2,2 Qua bảng 2.16 và kết quả khảo sát cho thấy:
Đánh giá về việc các PP và hình thức GDHN được lựa chọn phải phù hợp với điều kiện của cộng đồng và nhà trường: có 86,3% CBQL, 76,3% GV hoàn toàn đồng ý
và đồng ý. Điều này có nghĩa, để triển khai thực hiện nội dung chương trình GDHN một cách thiết thực, hiệu quả hướng tới các mục tiêu GDHN cho người học (HS) thì CBQL phải biết xác định các nguồn lực sẵn có trong trường và điều kiện bên ngoài từ đó có sự lựa chọn các PP và hình thức tổ chức GDHN trên cơ sở phù hợp đặc điểm, năng lực cụ thể của trường, đặc điểm riêng của địa phương sẽ góp phần tạo hứng thú
cho người dạy và học, mang hiệu quả trong việc tổ chức GDHN tại nhà trường.
Kết quả khảo sát cho thấy, có 81,8% CBQL, 78,5% GV hoàn toàn đồng ý và đồng ý, họ cho rằng QL PP và hình thức GDHN còn là việc định hướng GV-lực lượng GDHN sử dụng đa dạng, linh hoạt các PP, HT GDHN (đổi mới), phát huy tính tích cực, chủ động của người học.
Thực tế hiện nay, hình thức tổ chức GDHN ở các trường THPT được thực hiện thông qua nhiều con đường khác nhau như: tổ chức GDHN thông qua các chủ đề HN được tổ chức tại lớp học (khá bổ biến); lồng ghép, tích hợp vào môn học Công nghệ và một số môn học khác; thông qua dạy nghề phổ thông; hoạt động tư vấn HN, tư vấn tuyển sinh do các cơ sở GDĐT phối hợp tổ chức; hoạt động GDHN gắn với thực tiễn, trải nghiệm,…
Tuy nhiên, có 13,7% CBQL, 21,5% GV còn phân vân và không đồng ý với ý kiến trên bởi thực tế đa số các trường chưa chú trọng việc đổi mới PP và hình thức tổ chức hoạt động GDHN. Việc lựa chọn hình thức tổ chức GDHN hiện nay ở trường phụ thuộc nhiều vào năng lực tổ chức, tâm huyết và đề xuất của GV, gần như việc tổ chức hoạt động GDHN trong trường được giao cho GV chủ nhiệm, Đoàn thanh niên.
Các hình thức GDHN ở các trường vẫn chủ yếu diễn ra tại lớp, tại trường; mức độ thực hiện các hình thức GDHN có sự khác nhau giữa các trường, ngay trong từng trường. Có 18,2% CBQL, 23,7% GV còn phân vân và không đồng ý với lý do: thực tế việc lựa chọn các PP và hình thức để tổ chức đôi khi chỉ xét tới yếu tố phù hợp điều kiện tổ chức của nhà trường, mang tính chủ quan mà chưa chú trọng đến yếu tố tâm lý và nhu cầu người học. Chính vì thế, thời gian qua việc tổ chức cho HS tham quan các làng nghề truyền thống, các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ ngay tại địa phương cũng còn hạn chế (Ngũ Hành Sơn, Sơn Trà, Hòa Vang); chưa tổ chức nhiều hoạt động ngoại khóa về hoạt động GDHN; sự kết hợp giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường chưa thực sự hiệu quả, chưa phát huy tốt công tác xã hội hóa trong hoạt động GDHN.
Nhìn chung, công tác QL PP và hình thức GDHN trong các trường THPT chưa có sự quan tâm và đầu tư đúng mức, đặc biệt các hình GDHN mang tính thực tiễn, sinh động, các hoạt động HN thông qua lao động sản xuất, kinh doanh ít được chú
trọng tổ chức,...điều này làm ảnh hưởng đến hiệu quả công tác GDHN.
Vì vậy, để thu hút người học, phát huy tính tích cực, chủ động của người học đòi hỏi CBQL, GV cần tích cực hơn nữa trong việc chú trọng đổi mới PP và hình thức GDHN hiện nay; có sự quan tâm đồng bộ, đầu tư đúng mức, đặc biệt tăng các hoạt động trải nghiệm GDHN gắn với các hoạt động sản xuất, kinh doanh; giao lưu với gương điển hình trong sản xuất, kinh doanh, các nghệ nhân; hoạt động tư vấn HN....
khi đó hoạt động GDHN thực sự thiết thực, hiệu quả.
2.4.4. Thực trạng quản lý công tác phối hợp các lực lượng tham gia GDHN trong trường THPT thành phố Đà Nẵng
Bảng 2.17. Quản lý công tác phối hợp các lực lượng tham gia GDHN
TT
Đối tượng
Số lượng
& tỉ lệ
%
Kết quả Hoàn
toàn đồng ý
Đồng ý
Phân vân
Không đồng ý
1
Tạo được sự đồng thuận trong nhận thức về mục tiêu, nội dung, PP GD giữa các lực lượng GD
CBQL (22)
SL 12 07 03 0
% 54,5 31,8 13,6 0
GV (186)
SL 87 58 35 06
% 46,8 31,2 18,8 3,2
2
Tổ chức được bộ máy thực hiện: có cơ chế phối hợp, kế hoạch phối hợp, phân công nhiệm vụ rõ ràng…
CBQL (22)
SL 09 05 07 01
% 40,9 22,7 31,8 4,5 GV
(186)
SL 62 60 56 08
% 33,3 32,3 30,1 4,3
TT
Đối tượng
Số lượng
& tỉ lệ
%
Kết quả Hoàn
toàn đồng ý
Đồng ý
Phân vân
Không đồng ý
3
Các hoạt động GDHN trong kế hoạch được triển khai đồng bộ, được giám sát bởi các lực lượng trong và ngoài nhà trường
CBQL (22)
SL 08 07 06 01
% 36,4 31,8 27,3 4,5 GV
(186)
SL 70 53 58 05
% 37,6 28,5 31,2 2,7
4
Công tác phối hợp được kiểm tra, rà soát, đánh giá, điều chỉnh thường xuyên
CBQL (22)
SL 10 05 05 02
% 45,5 22,7 22,7 9,1 GV
(186)
SL 62 65 52 07
% 33,3 34,9 28 3,8
Qua bảng 2.17 và kết quả khảo sát cho thấy:
Để tổ chức hoạt động GDHN một cách xuyên suốt, hiệu quả, trước hết cần tạo được sự đồng thuận trong nhận thức về mục tiêu, nội dung, PP GD giữa các lực lượng GD. Đây cũng là ý kiến có tới 86,4% CBQL, 88% GV hoàn toàn đồng ý và đồng ý. Để tạo được đồng thuận, đòi hỏi HT nhà trường làm tốt công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của GDHN trong trường THPT; kế hoạch hóa, cụ thể hóa về mục tiêu, nội dung, PP GD GDHN để GV và các lực lượng GD khác hiểu rõ. Tuy nhiên, có 13,6 % CBQL, 22% GV còn phân vân, không đồng ý và cho rằng để tạo được sự đồng thuận của các lực lượng không phải dễ dàng vì hiện nay, việc tham gia của các tổ chức, lực lượng xã hội tham gia vào hoạt động GDHN tại một số nhà trường còn hạn chế, một bộ phận PH thiếu sự ủng hộ và hợp tác với GV chủ nhiệm, với nhà trường trong công tác GDHN,...
Về tổ chức được bộ máy thực hiện: Thực tế, các nhà trường có thành lập Ban GDHN, trong đó có phân công 01 PHT phụ trách chỉ đạo trực tiếp, giúp cho HT nhà trường trong việc xây dựng kế hoạch, thực hiện các nội dung GDHN theo từng khối lớp; phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng GV và bộ phận liên quan; có kế hoạch phối hợp giữa các lực lượng trong nhà trường; phối hợp với chính quyền, các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp, các trường dạy nghề, các cơ sở GDĐT tại địa phương,.. trên cơ sở đó các hoạt động GDHN trong kế hoạch được triển khai đồng bộ, được giám sát bởi các lực lượng trong và ngoài nhà trường.
Tuy nhiên, mức độ phối hợp, công tác giám sát, việc rà soát, đánh giá công tác phối hợp giữa các lực lượng nhìn chung không thường xuyên, chưa cụ thể, hiệu quả
chưa cao. Có đến 36,5 % CBQL, 34,4 % GV phân vân và không đồng ý, đánh giá thấp công tác phối hợp giữa nhà trường với lực lượng bên ngoài.
Trong công tác phối hợp tổ chức giữa nhà trường với lực lượng bên ngoài, chủ yếu vẫn là giữa nhà trường với các trường ĐH, CĐ, các cơ sở dạy nghề, tổ chức Đoàn