Kinh nghiệm nâng cao tín dụng trung và dài hạn của một số ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc kạn (Trang 39 - 42)

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.2. Cơ sở thực tiễn về chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại ngân hàng thương mại

1.2.1. Kinh nghiệm nâng cao tín dụng trung và dài hạn của một số ngân hàng thương mại

1.2.1. Kinh nghiệm nâng cao tín dụng trung và dài hạn của một số ngân hàng thương mại

1.2.1.1.Kinh nghiệm của ngân hàng vietinbank chi nhánh Thái Nguyên

- Tăng cường quản lý rủi ro, đẩy mạnh thu hồi nợ xấu, nợ xử lý rủi ro, đảm bảo kiểm soát chất lượng tín dụng thông qua đồng bộ công tác quản lý rủi ro ở các cấp độ danh mục và giao dịch. Chủ động tháo gỡ cho khách hàng khó khăn, kiểm soát lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro để ngăn ngừa nợ xấu mới phát sinh. Tích cực chuyển dịch cơ cấu và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, chú trọng phát triển an toàn, bền vững với các định hướng chính là:

+ Cân đối lại tỷ trọng các phân khúc khách hàng: khách hàng có tiềm năng thì nên thiết lập tỷ trọng cao và ngược lại.

+ Đa dạng hóa danh mục, giảm rủi ro tập trung: Cho vay trung và dài hạn không tập trung vào một thành phần kinh tế mà phải phân chia ra các thành phần kinh tế, từ đó làm giảm rủi ro, kích thích phát triển một cách tốt hơn.

+ Kiểm soát chất lượng tín dụng và khả năng sinh lời: Khi cho vay ra phải kiểm tra giám sát kết quả kinh doanh, có thể định hướng cho khách hàng theo những chiều hứng tích cực, đi sâu đi sát vào chất lượng mà đồng vốn ngân hàng cho khách hàng vay.

+ Tối ưu hóa danh mục tài sản tính theo rủi ro tín dụng: Khi khách hàng vay vốn tài sản đảm bảo thì nên cho vay nhiều hơn và có thể thời hạn dài ra và ngược lại.

+ Thiết lập hạn mức rủi ro và giám sát danh mục tín dụng vào nhưng danh mục biến động, tiềm ẩn cao.

+ Đề cao quy trình, quy định về cấp tín dụng nhằm đảm bảo thực hiện các quy định, quy trình của Ngân hàng Nhà nước tại thông tư 13.

1.2.1.2. Kinh nghiệm của ngân hàng Vietcombank chi nhánh Thái Nguyên.

- Vietcombank là một trong những ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam

triển khai giải pháp CRM hoàn chỉnh và toàn diện nhất nhằm tối ưu hóa công tác quản lý, chăm sóc khách hàng, đồng thời nâng cao trải nghiệm của khách hàng trong mọi tương tác với Vietcombank.

- Ngân hàng Vietcombank luôn đi đầu trong việc ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại.

- Nguồn vốn lớn và luôn đầu tư vào các ngành nghề sản xuất, xây dựng, chế biến có thời hạn cho vay dài. Từ đó ta thấy ngân hàng Vietcombank chưa đa dạng hóa được lượng khách hàng mà chỉ tập trung một số ngành nghề nhất định.

- Vietcombank xây dựng chính sách huy động vốn chưa phù hợp với tốc độ tăng trưởng tín dụng và phù hợp với tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế của đất nước và thế giới trong mỗi thời kỳ.

- Chất lượng công tác thẩm định chưa tốt , việc thẩm định còn chưa đủ tính thiết thực do kinh nghiệm cũng như đội ngũ cán bộ còn trẻ.

- Hiện nay Vietcombank đang bước đầu áp dụng website nội bộ http://hotrokinhdoanh.Vietcombank.com/. Website nội bộ này cho phép nhân viên tra cứu sản phẩm dịch vụ mà một KHDN cụ thể đang sử dụng, đồng thời website đề xuất những sản phẩm dịch vụ nào nhân viên có thể bán chéo, để khai thác khách hàng một cách tốt nhất. Mặt khác, công tác quản trị nhóm khách hàng VIP được thực hiện trên website nội bộ http://khttadmin.

vietcombank.com/. Các phần mềm hỗ trợ bán hàng hay cung ứng sản phẩm tín dụng đều đa dạng nhưng và thuận tiện nhưng cũng đem lại những hạn chế như hồ sơ vay phải đầy đủ thông tin, điều kiện để nhập vào chương trình, và khi quản lý trên chương trình thì sẽ không kiểm tra giám sát được thực tế khách hàng của ngân hàng như thế nào, từ đó có thể dẫn tới chất lượng tín dụng không như mong muốn.

- Điều kiện được vay vốn tại Vietcomban còn nhiều khắt khe như vậy, nên nguồn khách hàng còn hạn chế…

1.2.2. Bài học kinh nghiệm nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn cho BIDV chi nhánh Bắc Kạn

Qua kinh nghiệm quản lý khách hàng của Vietinbank chi nhánh Thái Nguyên và Vietcombank chi nhánh Thái Nguyên ta có thể rút ra bài học về nâng cao chất lượng tín dụng cho BIDV chi nhánh Bắc Kạn như sau:

Thứ nhất: Chi nhánh cần tiếp tục giữ mối quan hệ với khách hàng cũ đồng thời lựa chọn khách hàng tiềm năng, có năng lực tài chính tốt có thể đáp ứng các yêu cầu của ngân hàng thông qua công tác tiếp cận, rà soát và phân loại khách hàng. Đa dạng hóa danh mục, giảm rủi ro tập trung: Cho vay trung và dài hạn không tập trung vào một thành phần kinh tế mà phải phân chia ra các thành phần kinh tế, từ đó làm giảm rủi ro, kích thích phát triển một cách tốt hơn.

Thứ hai: nâng cao công tác thẩm định, quyết định xét duyệt cho vay và tăng cường kiểm tra, giám sát các khoản vay để đảm bảo thu hồi đủ và đúng thời hạn. Khi cho vay ra phải kiểm tra giám sát kết quả kinh doanh, có thể định hướng cho khách hàng theo những chiều hướng tích cực, đi sâu đi sát vào chất lượng mà đồng vốn ngân hàng cho khách hàng vay.

Thứ ba: hạn chế gia tăng nợ quá hạn, nợ xấu, nợ có khả năng mất vốn, có biện pháp xử lý kịp thời khi phát hiện, đồng thời trích lập dự phòng rủi ro theo quy định của ngân hàng. Bám sát các quy trình, quy định của nhà nước để thực hiện cấp tín dụng cho đúng.

Thứ tư: xây dựng hệ thống công nghệ thông tin hiện đại đi đầu trong thời kỳ thế giới số, bên cạnh đó cần phải đào tạo đội ngũ cán bộ một cách bài bản, thuần thục, chuyên sâu và có chất lượng.

Thứ năm: phải xây dựng được chính sách huy động vốn đồng bộ với tốc độ tăng trưởng tín dụng từ đó mới tối đa hóa được lợi nhuận cao nhất.

Thứ sáu: cần giảm thủ tục cho vay nhưng vẫn phải nghiêm chỉnh chấp hành Luật Tổ Chức Tín Dụng và quy trình cho vay của ngân hàng.

Chương 2

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc kạn (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)