Chương 3 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH BẮC KẠN
3.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Bắc Kạn
- Sự biến động của nền kinh tế: Nền kinh tế thay đổi sẽ dẫn tới mọi mặt trong đời sống xã hội thay đổi. Sự biến động của nền kinh tế có thế tác động tích cực và cũng có thể tác động tiêu cực tới xã hội và từ đó ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng nói chung và chất lượng tín dụng trung và dài hạn nói riêng.
Bảng 3.16: Tình hình huy động
Đơn vị tính:1.000.000VNĐ
Chỉ tiêu
Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
Số tiền Số tiền
So với năm 2018 Số tiền So với năm 2019
Số tiền % Số tiền %
Doanh số huy động 1731270 1893440 162170 9.367112 2041390 147950 7,81 Tổng dƣ nợ 1507590 1630860 123270 8.176626 1783950 153090 9,38
Tỷ trọng % 114,83 116,10 114,43
(Nguồn báo cáo kết quả hoạt động dinh doanh năm 2018 – 2020)
- Khó khăn trong huy động vốn:
+ Bắc Kạn là một tỉnh nghèo, công nghiệp hầu như không có, người dân hầu hết buôn bán nhỏ lẻ, người dân tộc thiểu số chiếm tỷ trọng cao, trình độ học thức còn hạn chế nên dẫn tới việc huy động gặp rất nhiều khó khăn.
+ BIDV Bắc Kạn tập trung phát triển ở thành phố nên sự hiểu biết của người dân về BIDV còn hạn chế, từ đó dẫn tới sự không tin tưởng của người dân về BIDV còn cao.
- Khó khăn trong hoạt động cho vay, thu nợ và xử lý nợ: Bắc Kạn là một tỉnh nghèo, dân tộc thiểu số chiếm phần lớn nên sự hiểu biết về ngân hàng còn hạn chế vì thế việc cho vay, thu nợ, xử lý nợ còn gặp rất nhiều khó khăn.
- Môi trường pháp lý chưa đồng bộ: Tính chất vùng miền, văn hóa bản sắc dân tộc còn hiện hữu trong bản làng nên khi liên quan tới pháp lý thì rất khó để xử lý.
3.4.2 Yếu tố chủ quan
* Từ phía ngân hàng:
- Điều kiện cho vay rườm rà:
+ Muốn vay một món vay có tài sản đảm bảo thì tài sản đó phải thực sự có giá trị ví dụ đất là phải mặt đường, có thổ cư, hay vay qua giấy tờ xe thì xe phải đời gần nhất mới cho vay…
+ Muốn vay được thì phải chứng minh được nguồn trả nợ ví dụ như có giấy phép đăng ký kinh doanh, hay có bảng lương thì mới được vay…Trên đây còn chưa tính tới thủ tục hành chính của nhà nước.
- Công tác thẩm định đánh giá, phân tích, xếp loại khách hàng chưa thực sự hiệu quả: cán bộ thẩm định chưa kinh nghiệm trong việc thẩm định còn định giá thông qua trực quan, nhiều khi còn định giá thông qua quen biết và định giá một cách chung chung mà không có sự so sánh giá trị tương đương với tài sản đó. Nhiều khách hàng chỉ đảo nợ từ món này qua món khác
thì lại được xếp loại cao còn khách hàng làm thực sự, trả thực sự nhưng có thể chậm lãi một chút lại có thể xếp loại khách hàng tiềm ẩn.
- Thiếu thông tin về khách hàng vay vốn: Khi khách hàng đến vay vốn thì cán bộ tín dụng chỉ biết địa chỉ của khách hàng ở đâu, họ đang làm gì và tài sản đảm bảo của họ là như thế nào, mà không hay biết khách hàng có thực sự làm về mảng đó không, có thực sự họ làm ăn tốt không, có thực sự họ sử dụng đồng vốn của ngân hàng đúng mục đích hay không. Thái độ của họ với xuan quang ra sao, khi thái độ tốt thì họ sẽ chủ động sử dụng đúng mục đích đồng vốn của ngân hàng và có trách nhiệm với đồng vốn đó.
- Đội ngũ nhân viên tín dụng chưa đồng đều và thiếu kinh nghiệm:Kinh tế càng phát triển cạnh tranh ngày càng gay gắt thì yêu cầu trình độ người lao động càng cao. Đội ngũ ngân hàng có chuyên môn nghiệp vụ giỏi, có đạo đức, có năng lực trong việc quản lý, thẩm định và có các biện pháp mang lại hiểu quả cao trong việc thu hồi nợ vay sẽ giúp ngân hàng tránh được rủi ro trong hoạt động tín dụng. BIDV Bắc Kạn với đội ngũ cán bộ tín dụng trẻ năng động, sống sáo họ rất có nhiệt huyết nhưng bên cạnh đó họ lại thiếu kinh nghiệm trong việc thẩm định, hay trong việc thu hồi nợ. Đội ngũ nhân viên tín dụng hầu hết là luân chuyển từ các phòng nghiệp vụ khác chuyển sang nên tính chuyên sâu về nghiệp vụ chưa vững.
- Kiểm tra, giám sát khoản vay chưa được quan tâm đúng mức: Khi các khoản vay được giải ngân ra là coi như hết trách nhiệm đối với khoản vay đó, hay có quan tâm cũng chỉ là đôn đốc thúc dục trả lãi và trả gốc món vay, mà không giám sát đồng vốn của mình đi đâu, về đâu và sử dụng vào mục đích gì. Hàng quý, hàng năm không tới kiểm tra giám sát mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng. Khi khách hàng tới hạn tất toán thì lo đảo nợ cho vay lại mà không hay biết gì là đồng vốn mình cho vay ra nó sẽ đi đâu về đâu. Không định hướng cho khách hàng về sử dụng nguồn vốn như thế nào mà phó mặc cho khách hàng sử dụng nguồn vốn theo ý thích của khách hàng.