1. Thực trạng chất lượng tín dụng T-DH và các hoạt động nâng cao chất lượng tín dụng T-DH tại BIDV chi nhánh Bắc Kạn được tiến hành như thế nào?
2. Những yếu tố nào ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại BIDV chi nhánh Bắc Kạn?
3. Những giải pháp nào cần thực hiện để tăng cường chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại BIDV chi nhánh Bắc Kạn trong thời gian tới?
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
Trong luận văn này, nguồn số liệu được thu thập từ các báo cáo thường niên của BIDV Chi nhánh tỉnh Bắc Kạn trong giai đoạn từ năm 2018-2020.
Báo cáo tổng kết công tác thanh tra, giám sát từ xa của thanh tra NHNN tỉnh.
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của các NHTM; các Luật, văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo của NHNN (các Nghị quyết, Thông tư, Nghị định, chỉ thị, công văn). Ngoài ra đề tài cũng sử dụng những số liệu đã được công bố qua sách báo, tạp chí, các phương tiện thông tin đại chúng, các website, các công trình nghiên cứu đã được công nhận, các bản tin của ngành… Các số liệu được lấy khách quan qua nhiều giai đoạn khác nhau nên có tính khả quan cao trong quá trình nghiên cứu.
2.2.2. Phương pháp phân tích thông tin 2.2.2.1.Phương pháp thống kê mô tả
Thống kê mô tả là các phương pháp liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán và mô tả các đặc trưng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát đối tượng nghiên cứu. Các kỹ thuật được sử dụng trong bài nghiên cứu gồm:
- Tính toán và biểu diễn dữ liệu bằng đồ họa trong đó các đồ thị mô tả, so sánh dữ liệu;
- Biểu diễn dữ liệu thu thập được thành các bảng số liệu tóm tắt về dữ liệu;
- Thống kê tóm tắt mô tả số liệu hoạt động quản lý khách hàng tại BIDV chi nhánh Bắc Kạn trong giai đoạn 2018 đến 2020 để phục vụ nghiên cứu đề tài.
Thống kê mô tả cho phép các nhà nghiên cứu trình bày các dữ liệu thu được dưới hình thức cơ cấu và tổng kết. Các thống kê mô tả sử dụng trong nghiên cứu này để phân tích, mô tả dữ liệu bao gồm các tần số, tỷ lệ, giá trị trung bình và độ lệch chuẩn.
2.2.2.2. Phương pháp so sánh
Đề tài dùng phương pháp so sánh số liệu và chỉ tiêu thực hiện trong giai đoạn 2018-2020 hoạt động quản lý khách hàng tại BIDV chi nhánh Bắc Kạn tăng giảm bao nhiêu lần.
- So sánh là việc đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế, xã hội đã được lượng hoá có cùng một nội dung, tính chất tương tự nhau:
- Biểu hiện bằng số: Số lần hay phần trăm.
- Phương pháp so sánh gồm các dạng:
+ So sánh các nhiệm vụ kế hoạch + So sánh qua các giai đoạn khác nhau + So sánh các đối tượng tương tự:
+ So sánh các yếu tố, hiện tượng cá biệt với trung bình hoặc tiên tiến.
2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 2.3.1. Các chỉ tiêu định tính
Về mặt định tính các chỉ tiêu được thể hiện qua một số khía cạnh sau:
- Chất lượng tín dụng được thể hiện thông qua khả năng đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng, thủ tục đơn giản, thuận tiện, cung cấp vốn nhanh
chóng, kịp thời, an toàn, kỳ hạn và phương thức thanh toán phù hợp với chu kỳ kinh doanh của khách hàng.
- Những ngân hàng có lịch sử hoạt động lâu đời, cơ sở vật chất trang thiết bị tốt, đồng thời ngân hàng tham gia vào nhiều hình thức huy động vốn, đa dạng hóa và không ngừng ứng dụng các dịch vụ ngân hàng mới. Ngân hàng có tổng nguồn vốn huy động lớn, ổn định có lượng khách hàng vay đông đảo chứng tỏ ngân hàng uy tín.
- Ngoài ra chất lượng tín dụng còn được xem xét thông qua tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của ngân hàng, tình hình khai thác tiềm năng của ngân hàng trên địa bàn hoạt động.
2.3.2. Các chỉ tiêu định lượng
*Chỉ tiêu về dư nợ:
Tổng dư nợ tín dụng ngân hàng bao gồm: Dư nợ vốn ngắn hạn, dư nợ vốn T-DH, vốn góp đồng tài trợ. Chỉ tiêu dư nợ này được tính bằng số tuyệt đối, nó phản ánh doanh số cho vay của ngân hàng trong một thời kỳ nhất định thường là một năm. Tống dư nợ cao chứng tỏ ngân hàng cho vay được nhiều, uy tín của ngân hàng thương đối tốt, có khả năng thu hút khách hàng. Ngược lại khi tổng dư nợ thấp chứng tỏ ngân hàng không có khả năng mở rộng và phát triển cho vay, từ đó có thể thấy rằng uy tín của ngân hàng chưa cao, chưa có khả năng thu hút khách hàng, khả năng tiếp thị kém, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của cả ngân hàng. Tuy nhiên chúng ta không thể dựa vào chỉ riêng một chỉ tiêu này để đánh giá, tùy từng thời điểm chi tiêu này sẽ phản ánh thực trạng khác nhau. Do đó khi đánh giá chúng ta phải đặt vào mối quan hệ với nguồn vốn điều kiện kinh doanh cụ thể, của khách hàng và ngân hàng.
Chỉ tiêu % dư nợ =
Dư nợ tín dụng T-DH
x 100 Dư nợ tín dụng T-DH
Chỉ tiêu này phản ánh tỷ trọng dư nợ tín dụng T – DH trên tổng dư nợ tín dụng của ngân hàng. Qua chỉ tiêu này chúng ta có thể so sánh được quy
mô của tín dụng T – DH so với tín dụng ngắn hạn của ngân hàng. Tỷ lệ dư nợ này càng cao chứng tỏ ngân hàng này có quy mô tín dụng T-DH đáp ứng được nhu cầu của khách hàng cũng như của nền kinh tế.
*Chỉ tiêu nợ quá hạn trung, dài hạn.
Tỷ lệ NQH trung,
dài hạn =
Tổng dư nợ quá hạn trung, dài hạn
x 100 Tổng dư nợ quá hạn trung, dài hạn
Chỉ tiêu này cho thấy trong 100% dư nợ tín dụng T-DH thì có bao nhiêu % là nợ quá hạn. Thể hiện tỷ lệ nợ không thanh toán đúng hạn trong tổng dư nợ. Các Ngân hàng có chỉ số này thấp chứng tỏ chất lượng cao, ở các nước có nền tài chính phát triển người ta quy định các Ngân hàng có tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ ≤ 5% thì được coi là chất lượng tín dụng tốt. Ngược lại nếu vượt quá 5% thì có dấu hiệu xấu, hoạt động của ngân hàng đó không an toàn và có nguy cơ rủi ro cao.
*Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng trung – dài hạn.
Vòng quay vốn tín dụng
T-DH = Doanh thu nợ tín dụng T-DH
x 100 Dư nợ T-DH bình quân
Vòng quay vốn tín dụng là một chỉ tiêu thường được các NHTM tính toán hằng năm để đánh giá khả năng quản lý vốn tín dụng và chất lượng tín dụng trong việc đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng. Chỉ tiêu này càng lớn càng tốt phản ánh được số vòng chu chuyển của vốn tín dụng T-DH (thường là một năm).
*Chỉ tiêu mất vốn trung, dài hạn.
Tỷ lệ xấu trung, dài hạn = Dư nợ xấu T-DH
x 100 Tổng dư nợ xấu T-DH
Rõ ràng tỷ lệ này càng cao thì chất lượng tín dụng càng thấp. Nợ xấu có nguy cơ làm giảm khả năng thu hồi nợ, giảm lợi nhuận của Ngân hàng. Các
Ngân hàng đang cố gắng giảm đến mức tối đa các khoản nợ xấu để làm tăng chất lượng tín dụng TDH.
*Hệ số sử dụng vốn
Hệ số sử dụng vốn = Tổng dư nợ trung dài hạn
x 100 Tổng nguồn vốn trung dài hạn
Hệ số sử dụng vốn cho biết khả năng sự dụng nguồn vốn T-DH huy động được để cho vay T-DH là cao hay thấp. Chỉ tiêu này cho thấy Ngân hàng có thể sử dụng nguồn vốn T-DH và một phần nguồn vốn ngắn hạn để cho vay T-DH. Có thể hiểu đây là chỉ tiêu phản ánh được chất lượng tín dụng.
Chỉ tiêu sử dụng vốn cho phép đánh giá tính hiệu quả trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Chỉ tiêu này càng lớn cho chứng tỏ Ngân hàng đã sử dụng một cách có hiệu quả nguồn vốn huy động được.
*Chỉ tiêu lợi nhuận.
Chỉ tiêu lợi nhuận = Lợi nhuận từ tín dụng T-DH
x 100 Tổng dư nợ trung, dài hạn
Lợi nhuận là chỉ tiêu đánh giá các hiệu quả các khoản tín dụng T-DH bởi xét cho cùng mục đích của NHTM là lợi nhuận, hay ít nhất cũng thu đủ để bù đắp chi phí.
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của tín dụng T-DH. Chỉ tiêu đó càng lớn thì càng có lợi nhuận cho Ngân hàng. Đặc biệt với những Ngân hàng chưa phát triển các dịch vụ thì hoạt động tín dụng là nguồn thu chủ yếu của Ngân hàng.
Chương 3