Chương 3 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH BẮC KẠN
3.1. Khái quát về BIDV chi nhánh Bắc Kạn
3.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Bắc Kạn những năm gần đây
3.1.3.1. Hoạt động huy động vốn
Nguồn vốn huy động của các NHTM là nguồn vốn do ngân hàng tạo lập, huy động bằng tiền (nội tệ hoặc ngoại tệ), bằng vàng được hình thành từ hai bộ phận: vốn huy động từ tiền gửi, vốn huy động thông qua phát hành các giấy tờ có giá, nguồn vốn huy động chiếm phần lớn trong tổng nguồn vốn của ngân hàng, nó có vai trò cực kỳ quan trọng, giúp ngân hàng hoạt động được và có thể mở rộng quy mô cho vay, đầu tư và các hoạt động khác.
NH TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Bắc Kạn luôn coi huy động vốn là hoạt động chủ đạo, có ý nghĩa then chốt và luôn được đặt lên
hàng đầu trong chiến lược kinh doanh của ngân hàng. Bởi có được một nguồn vốn ổn định, hoạt động kinh doanh mới diễn ra bình thường, đảm bảo khả năng thanh toán và tăng tính chủ động cho ngân hàng.
Sau đây là tình hình huy động vốn của ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Bắc Kạn qua các năm 2018 – 2020:
Biểu đồ 1.1
0 200000 400000 600000 800000 1000000 1200000 1400000 1600000
Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 - Cá nhân, HGĐ - TCKT - Tổ chức TD khác, kho bạc
Biểu đồ 1.2:
0 100000 200000 300000 400000 500000 600000 700000 800000 900000 1000000
Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
- Không kỳ hạn - Có kỳ hạn <12 tháng - Có kỳ hạn >12 tháng
Biều đồ 3.1: Tình hình huy động vốn
(Nguồn: Từ phòng QLNB qua các năm 2018-2020)
Bảng 3.1 Tình hình huy động vốn của NH TMCP ĐT&PT VN CN Bắc Kạn
Đơn vị tính: 1.000.000VND
Chỉ tiêu
Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng So với 2018
Số tiền Tỷ trọng So với năm 2019
Số tiền % Số tiền %
Tổng dư huy động 1731270 100 1893440 100 162170 9,37 2041390 100 147950 7,81
1. Phân theo nhóm khách hàng
- Cá nhân, HGĐ 1223960 70.70 1352480 71,43 128520 10,50 1511670 74,05 159190 11,77
- TCKT 279130 16,12 263200 13,90 -15930 -5,71 244610 11,98 -18590 -7,06
- Tổ chức TD khác, kho bạc 228180 13,18 277760 14,67 49580 21,73 285110 13,97 7350 2,65
2. Phân theo loại tiền gửi
- TG tiết kiệm 1359460 78,52 1523960 80,49 164500 12,10 1583620 77,58 59660 3,91
- TG thanh toán 287350 16,60 312980 16,53 25630 8.92 364680 17,86 51700 16,52
- TG khác 84460 4,88 56500 2,98 -27960 -33,10 93090 4,56 36590 64,76
3. Phân theo thời hạn
- Không kỳ hạn 312960 18,08 352810 18,63 39850 12,73 337820 16,55 -14990 -4,25
- Có kỳ hạn <12 tháng 623460 36,01 713720 37,69 90260 14,48 785640 38,49 71920 10,08
- Có kỳ hạn >12 tháng 794850 45,91 826910 43,67 32060 4,03 917930 44,97 91020 11,01
(Nguồn: Từ phòng quản lý nội bộ qua các năm 2018-2020)
Qua số liệu ở bảng trên ta thấy, tình hình huy động vốn của NH TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Bắc Kạn không ngừng tăng lên qua các năm. Trong năm 2018 tổng số vốn huy động của ngân hàng là 1731270 triệu đồng, năm 2019 đạt 1893440 triệu đồng, so với năm 2018 đã tăng lên 162170 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 9,37%; năm 2020, số vốn huy động của ngân hàng đạt 2041390 tỷ đồng, so với năm 2019 tăng lên 147950 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 7,81%. Qua đó ta thấy rằng chi nhánh đã không ngừng nỗ lực huy động vốn và số vốn huy động liên tục tăng lên qua các năm.
Nếu phân loại tổng số vốn huy động của các năm theo nhóm khách hàng gửi tiền thì tỷ trọng bộ phận huy động từ dân cư là cao hơn hẳn so với tiền gửi của các tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng khác. Tiền gửi dân cư luôn giữ một tỷ trọng lớn ( trên 70%) và tăng ổn định qua các năm. Cụ thể tiền gửi dân cư năm 2018 là 1223960 triệu đồng chiếm tỷ lệ 70,7% trong tổng số vốn huy động, đến năm 2020 tỷ trọng này là 74,05% và đặt mức 1511670 triệu đồng. Tỷ trọng của tiền gửi dân cư tăng đồng nghĩa với việc tỷ trọng tiền gửi các tổ chức khác giảm, trong đó mức giảm rõ rệt phải kể đến đó là tiền gửi của các tổ chức kinh tế, tỷ trọng này đã giảm mạnh qua các năm từ 2018-2020 cụ thể, năm 2018 là 279130 triệu đồng chiếm tỷ lệ 16,12% đến năm 2020 tỷ lệ này đã giảm xuống còn 11,98% và chỉ đạt mức 244610 triệu đồng. Điều này có thể lý giải là do trong các năm gần đây, doanh nghiệp có xu hướng đầu tư nhiều hơn, giá cả các mặt hàng tăng, nhiều doanh nghiệp dồn tiền vào nhập nguyên liệu cộng thêm các chi phí khác như trả lương, giá cả xăng dầu tăng mạnh đã đấy chi phí tăng cao, doanh nghiệp phải hạn chế lượng tiền gửi của mình để trang trải các chi phí.
Nếu phân loại theo loại tiền gửi, chúng ta có thể thấy rằng hình thức huy động chủ yếu của NH TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Bắc Kạn là tiền gửi tiết kiệm của dân cư và tổ chức kinh tế với tỷ lệ tiền gửi
tiết kiệm qua các năm đều chiếm trên 75% tổng số vốn huy động. Tuy nhiên, tỷ lệ tiền gửi tiết kiệm lại xu hướng chững lại, trong khi đó tỷ trọng tiền gửi thanh toán lại có xu hướng gia tăng, cụ thể năm 2018 là 287350 triệu đồng chiếm tỷ lệ 16,6%, đến năm 2020 tỷ lệ này là 17,86% và đặt mức 364680 triệu đồng. Đây là tín hiệu cho thấy trong những năm qua ngân hàng đã tích cực đưa ra những sản phẩm tiền gửi thanh toán với các giao dịch thanh toán được thực hiện nhanh chóng, thuận tiện, an toàn, giúp người dân dễ dàng tiếp cận với công nghệ hiện đại trong thanh toán của ngân hàng. Ngoài ra, ngân hàng còn huy động vốn qua các loại tiền gửi khác như: tiền gửi ký quỹ, tiền ủy thác...chiếm khoảng 3-5% trên tổng số vốn huy động.
Nếu phân loại theo thời hạn của nguồn vốn huy động, cách này sẽ giúp ngân hàng sử dụng vốn hợp lý chống đỡ được rủi ro khi cho vay trung và dài hạn các dự án, giúp ngân hàng phân chia đầu tư vốn phù hợp trên các lĩnh vực kinh doanh. Qua bảng số liệu ta thấy tỷ trọng vốn huy động có kỳ hạn dài hạn luôn lớn hơn tỷ trọng vốn huy động ngắn hạn và biến động nhẹ qua các năm.
Vốn huy động có kỳ hạn <12 tháng năm 2020 là 785640 triệu đồng chiếm tỷ lệ 38,49%, tỷ lệ vốn huy động có kỳ hạn >12 tháng năm 2020 là 917930 triệu đồng chiếm 44,97% trên tổng dư nợ. Tỷ trọng tiền gửi như vậy là hoàn toàn hợp lý bởi khách hàng khi có nguồn tài chính ổn định thường gửi tiền có kỳ hạn nhiều hơn 12 tháng để được hưởng lãi suất cao hơn. Năm 2020 mức huy động tiền gửi không kỳ hạn đã giảm đi rõ rệt ở mức 337820 triệu đồng giảm 4,25% so với năm 2019, chiếm tỷ trọng 16,55%. Ngân hàng đang bị mất đi một khoản vốn có chi phí thấp, vì vậy cần chú trọng hơn tới việc huy động nguồn vốn này.
Nhìn chung tình hình huy động vốn của chi nhánh NH TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Bắc Kạn tăng trưởng một cách đều đặn giúp cho hoạt động của ngân hàng được mở rộng, hoàn thành tốt kế hoạch được giao. Tuy nhiên để đảm bảo trả lại đúng kỳ hạn cho khách hàng, ngân
hàng phải lập kế hoạch chi trả hợp lý cũng như kế hoạch cho vay đảm bảo khả năng thanh khoản cho ngân hàng.
3.1.3.2. Hoạt động sử dụng vốn
Huy động vốn là điều kiện cần thiết để tiến hành hoạt động của ngân hàng, còn hoạt động cho vay là hoạt động chính mang lại thu nhập, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Nhận thức rõ tầm quan trọng của hoạt động tín dụng đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng, trong thời gian qua Chi nhánh NH TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Bắc Kạn đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm mở rộng quy mô tín dụng gắn liền với việc nâng cao chất lượng tín dụng, bảo đảm an toàn vốn, hạn chế rủi ro. Bên cạnh đó Chi nhánh luôn bám sát định hướng phát triển kinh tế của Tỉnh để đầu tư, tiến hành cho vay đối với các dự án có tính khả thi cao, hỗ trợ phát triển đối với các cá nhân, hộ kinh doanh phát triển. Nhờ vậy, tổng dư nợ của ngân hàng luôn tăng trưởng khá qua các năm.
Bảng 3.2 Tình hình sử dụng vốn của NH TMCP ĐT&PT VN CN Bắc Kạn
Đơn vị tính: 1.000.000 VNĐ
Chỉ tiêu
Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
Số tiền Tỷ trọng
(%) Số tiền Tỷ trọng (%)
So với năm
2018 Số tiền Tỷ trọng (%)
So với năm 2019
Số tiền % Số tiền %
1. Doanh số cho vay 965180 100,00 1149240 100,00 184060 19,07 1248300 100,00 99060 8,62 - Ngắn hạn 381310 39,51 484390 42,15 103080 27,03 443910 35,56 -40480 -8,36
- TDH 583870 60,49 664850 57,85 80980 13,87 804390 64,44 139540 20,99
2. Doanh số thu nợ 882700 100,00 1025970 100,00 143270 16,23 1095210 100,00 69240 6,75 - Ngắn hạn 329760 37,36 431260 42,03 101500 30,78 483780 44,17 52520 12,18
- TDH 552940 62,64 594710 57,97 41770 7,55 611430 55,83 16720 2,81
3. Tổng dƣ nợ đến 31/12 1507590 100 1630860 378,16 123270 8,18 1783950 100 153090 9,39 a. Phân loại theo TPKT
- DNNN 169850 11,27 152050 100,00 -17800 -10,48 212830 11,93 60780 39,97
- DN ngoài quốc doanh 574230 38,09 615290 404,66 41060 7,15 754830 42,31 139540 22,68 - Cá nhân, hộ GĐ 763510 50,64 863520 567,92 100010 13,10 816290 45,76 -47230 -5,47
Chỉ tiêu
Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
Số tiền Tỷ trọng
(%) Số tiền Tỷ trọng (%)
So với năm
2018 Số tiền Tỷ trọng (%)
So với năm 2019
Số tiền % Số tiền %
b. Phân loại theo thời hạn
- Ngắn hạn 654220 43,40 707350 465,21 53130 8,12 667480 37,42 -39870 -5,64 - Trung dài hạn 853370 56,60 923510 607,37 70140 8,22 1116470 62,58 192960 20,89 c. Phân loại theo mục đích
- Cho vay kinh doanh 1272570 84,41 1366710 898,86 94140 7,40 1513280 84,83 146570 10,72 - Cho vay tiêu dùng 235020 15,59 264150 173,73 29130 12,39 270670 15,17 6520 2,47
(Nguồn: Từ phòng quản lý nội bộ qua các năm 2018-2020)
Qua bảng số liệu trên ta thấy hoạt động cho vay của chi nhánh NH TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Bắc Kạn có sự tăng trưởng đều, ổn định qua các năm. Tổng dư nợ năm 2019 chi nhánh đạt 1630860 triệu đồng, tăng 8,11% so với năm 2018, tổng dư nợ năm 2020 là 1783950 triệu đồng tăng 9,39% so với năm 2019. Điều này là phù hợp với sự phát triển hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
- Xét về cơ cấu dư nợ theo đối tượng:
Ta thấy cá nhân, hộ gia đình là đối tượng chiếm tỷ trọng dư nợ lớn nhất, năm 2019 là 863520 triệu đồng chiếm tỷ lệ 52,95%. Tuy nhiên tỷ trọng dư nợ với đối tượng khách hàng này lại giảm đi đáng kể trong năm 2020 và chỉ chiếm 45,76% trên tổng dư nợ. Đối với các sản phẩn tín dụng cá nhân, tại NH TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Bắc Kạn cơ bản vẫn là cho vay cá nhân, hộ gia đình sản xuất kinh doanh, cho vay sửa chữa nhà cửa, mua phương tiện, cho vay qua lương (tín chấp), tiêu dùng, vay cầm cố giấy tờ có giá...tuy nhiên do trong năm 2020 có sự thắt chặt trong chính sách tín dụng của NH TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam nên dư nợ cho vay với đối tượng này đã giảm mạnh. Trong khi đó tỷ trọng dư nợ đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh có xu hướng tăng, năm 2020 đạt mức 754830 triệu đồng, tăng 139520 triệu đồng so với năm 2019, chiếm tỷ trọng 42,31% (năm 2019 là 37,73%). Sự tăng lên về tỷ trọng dư nợ đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh là do trong năm 2020 có một số doanh nghiệp mới thành lập, đồng thời các doanh nghiệp đã tăng cường vay vốn để mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh trong bối cảnh kinh tế đang dần đi vào ổn định và phát triển, ngân hàng đã nhanh chóng tiếp cận với những doanh nghiệp này, thúc đẩy dư nợ tăng cao. Bên cạnh đó dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp nhà nước cũng tăng về số tuyệt đối và chiếm tỷ lệ ổn định trên 11% tổng dư nợ.
- Xét về cơ cấu dư nợ theo thời hạn:
Nếu xem xét tình hình dư nợ theo thời hạn cho vay thì dư nợ của các khoản cho vay trung dài hạn vẫn chiếm tỷ trọng cao hơn với trên 55% trong
tổng dư nợ, điều này là hợp lý bởi nguồn vốn huy động trung dài hạn của ngân hàng luôn chiếm tỷ trọng cao hơn nguồn vốn huy động ngắn hạn, ngân hàng vẫn đảm bảo được khả năng thanh khoản của mình. Từ bảng trên ta thấy tỷ trọng dư nợ trung dài hạn có sự gia tăng nhanh chóng trong năm 2020. Cụ thể dư nợ trung dài hạn năm 2020 là 1116470 triệu đồng, tăng 20,89% so với năm 2019 chiếm tỷ lệ 62,58% trên tổng dư nợ (năm 2018 và 2019 là 56%).
Nguyên nhân của việc tăng tỷ trọng này là do định hướng của ngân hàng trong việc tăng cường cho vay trung dài hạn đối với các tổ chức kinh tế nhằm phục hồi sản xuất, phát triển kinh tế tại địa phương.
- Xét về mục đích sử dụng vốn vay:
Phân loại theo mục đích sử dụng vốn vay thì cho vay kinh doanh vẫn chiếm tỷ trọng lớn trên 80% tổng dư nợ. Điều này cho thấy ngân hàng đang kiên trì với mục tiêu cho vay kinh doanh để thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, đồng thời góp phần thực hiện chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế của địa phương nói chung. Tuy vay tiêu dùng chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng vẫn tăng lên về số tuyệt đối qua các năm. Ngân hàng vẫn chú trọng quan tâm đến hoạt động cho vay tiêu dùng bằng cách đưa ra các chính sách kích cầu hấp dẫn, thu hút sự quan tâm của khách hàng cá nhân.
3.1.3.3. Hoạt động kinh doanh khác
Ngoài hoạt động chính thì NH còn có những hoạt động khác như thu từ dịch vụ chuyển tiền, bảo lãnh, dịch vụ thẻ thanh toán, các dịch vụ khác mà NH cung cấp cho khách hàng.
Với NH TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Bắc Kạn thì hoạt động chuyển tiền dường như sôi động hơn cả, nhiều khách hàng đến để sử dụng dịch vụ chuyển tiền của NH, mà đa phần là khách hàng cá nhân.
Trong những năm qua NH TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Bắc Kạn đã không ngừng đẩy mạnh việc ứng dụng các tiến bộ trong thanh toán, đa dạng hóa hoạt động chuyển tiền đảm bảo nhanh chóng, an toàn và
tiện lợi cho khách hàng điều này đã làm cho doanh thu từ hoạt động chuyển tiền không ngừng tăng qua các năm. Bên cạnh dịch vụ chuyển tiền thì thu từ dịch vụ thẻ, ngân quỹ, bảo lãnh, kinh doanh ngoại tệ….cũng có sự gia tăng qua các năm. Điều này cho thấy khách hàng ngày càng tiếp cận nhiều hơn với các dịch vụ hiện đại của NH, tăng thanh toán không dùng tiền mặt.
Cụ thể thu nhập từ các hoạt động khác của ngân hàng trong 3 năm như sau:
Bảng 3.3 Thu từ hoạt động khác
Đơn vị tính: 1.000.000 VNĐ
Năm 2018
Số
tiền % Số tiền %
- Thu từ dịch
vụ chuyển tiền 29100 35000 5900 20.27 38500 3500 10.00 - Thu từ dịch
vụ thẻ 7200 9800 2600 36.11 11300 1500 15.31 - Thu từ dịch
vụ kiểu hối 4200 3500 -700 -16.67 3000 -500 -14.29 - Thu từ dịch
vụ ngân quỹ 3800 4200 400 10.53 4500 300 7.14 - Thu từ dịch vụ khác 8800 9700 900 10.23 18100 8400 86.60 Tổng thu khác 53100 62200 9100 17.14 75400 13200 21.22
(Nguồn báo cáo kết quả hoạt động dinh doanh năm 2018 – 2020) Năm 2020
Số tiền
Số tiền
So với năm 2018
Số tiền
So với năm 2019 Chỉ tiêu
Năm 2019
Đơn vị tính:1.000.000VNĐ Bảng 3.3: Thu từ hoạt động khác
3.1.3.4 kết quả hoạt động kinh doanh
Bảng 3.4: Kết quả hoạt động kinh doanh
Đơn vị tính: 1.000.000 VNĐ Chỉ tiêu
Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
Số tiền Số tiền So với 2018
Số tiền So với 2019
Số tiền % Số tiền %
Tổng doanh thu 237410 259490 22080 9.30 283730 24240 9.34 Tổng chi phí (bao
gồm chi phí lương) 212090 231680 19590 9.24 251520 19840 8.56 Lợi nhuận trước thuế 25320 27810 2490 9.83 32210 4400 15.82
(Nguồn báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2018 – 2020) Từ bảng trên ta thấy: Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh trong những năm gần đây đạt hiệu quả nhất định. Năm 2018 lợi nhuận chi nhánh đạt 25320 triệu đồng, năm 2019 đạt 27810 triệu đồng tăng 9,83% so với năm 2018, đến năm 2020 lợi nhận đã tăng tới 15,82% so với năm 2019 và đạt mức 32210 triệu đồng. Đây là dấu hiệu rất đáng mừng trong hoạt động kinh doanh của NH TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Bắc Kạn và cũng là điều kiện thuận lợi cho ngân hàng tiếp tục đầu tư nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh và cải thiện thu nhập cho cán bộ công nhân viên của ngân hàng.