Mở rộng quy mô cho vay trung và dài hạn

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc kạn (Trang 94 - 97)

CHƯƠNG 4 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH BẮC KẠN

4.2. Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Bắc Kạn

4.2.1. Mở rộng quy mô cho vay trung và dài hạn

Cũng như các ngân hàng thương mại khác, cho vay là hoạt động chính mang lại thu nhập chủ yếu, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Bắc Kạn. Do đó mở rộng tín dụng là biện pháp nhằm tăng thu nhập cho ngân hàng, qua đó khai thác tiềm năng và nâng cao hiệu suất sử dụng vốn huy động. Như chúng ta thấy, trong những năm qua, cùng với sự tăng trưởng của doanh số cho vay và tổng dư nợ, doanh số cho vay và tổng dư nợ trung dài hạn của ngân hàng cũng tăng lên, tuy nhiên, dư nợ trung dài hạn của chi nhánh cũng chỉ mới chiếm 60% trên tổng dư nợ. Trong khi đó, nhu cầu vốn trung, dài hạn của các cá nhân, doanh nghiệp là rất lớn để cải tiến máy móc, công nghệ hiện đại, mở rộng quy mô sản xuất nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh và chiếm lĩnh thị phần trong

nền kinh tế thị trường hiện nay. Vì vậy trong thời gian tới, để có thể mở rộng quy mô tín dụng trung, dài hạn của ngân hàng cần phải:

Thứ nhất: Tăng cường huy động vốn trung dài hạn

- Đa dạng hóa các hình thức huy động nhằm thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư.

Huy động vốn trong dân cư là đối tượng cơ bản và lâu dài, đảm bảo tăng trưởng nguồn vốn ổn định và vững chắc, vì vậy ngân hàng cần nghiên cứu nhiều hình thức huy động đa dạng, phong phú về loại hình lãi suất, về kỳ hạn gửi… Mở rộng và đa dạng các hình thức huy động như: Trái phiếu, kỳ phiếu tiết kiệm tiết kiệm hưu trí, tiết kiệm gửi góp, tiết kiệm có thưởng…

Từng bước phổ cập và hướng dẫn người dân đặc biệt là những người có thu nhập cao và ổn định, làm quen với các dịch vụ của chi nhánh, sản phẩm tiền gửi, sản phẩm thanh toán như trả lương thông qua thẻ ATM, thẻ điện tử sử dụng tài khoản thấu chi, dịch vụ thanh toán qua mạng… Thông qua đó giảm thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt, tăng thanh toán không dùng tiền mặt và tiền gửi tạm thời nhàn rỗi qua ngân hàng.

- Tăng cường nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế

Bên cạnh nguồn vốn huy động từ dân cư là nguồn vốn hết sức quan trọng của ngân hàng trong việc thực hiện hoạt động tín dụng trung dài hạn còn có nguồn huy động từ các tổ chức kinh tế, tài chính. Thông qua giao dịch với các đơn vị này ngân hàng có thể huy động được nguồn vốn lớn với chi phí đầu vào thấp. Trong quan hệ với các đơn vị có nguồn tiền gửi lớn, đặc biệt là các khách hàng truyền thống, cần mở rộng hình thức hoạt động với thời hạn và lãi suất đa dạng, linh hoạt hơn cũng như việc cung cấp một số dịch vụ miễn phí kèm theo đối với khách hàng này. Tiếp tục hiện đại hóa hệ thống thanh toán và chương trình phần mềm giao dịch để đẩy nhanh tốc độ thanh toán, tạo điều kiện thuận lợi, dễ dàng cho khách hàng khi tham gia giao dịch với ngân hàng. Đồng thời ngân hàng cũng cần mở rộng đối tượng khách hàng

của mình, muốn làm được điều này, ngân hàng cần nghiên cứu quy trình luân chuyển vốn của các tổ chức kinh tế tài chính, tổ chức kinh tế xã hội…để nắm bắt các loại hình đơn vị có nguồn tiền tạm thời nhàn rỗi lớn, có kế hoạch tiếp cận và mở rộng quan hệ giao dịch.

Với việc huy động đa dạng nguồn vốn trung dài hạn sẽ giúp cho ngân hàng có thể lựa chọn và quyết định cho vay những dự án có hiệu quả nhưng thời gian thu hồi vốn dài, tránh tình trạng do nguồn vốn ngắn, ngân hàng phải rút ngắn thời hạn cho vay, không phù hợp với thời gian hoàn vốn của dự án dẫn đến phải gia hạn nợ hoặc lâm vào tình trạng nợ quá hạn…

Thứ hai: Hoàn thiện chính sách cho vay theo hướng

Điều chỉnh chính sách tín dụng nhằm đạt được mục tiêu cân bằng giữa tối đa hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro, đảm bảo tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả, từng bước phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế.

Xây dựng chính sách khách hàng hiệu quả, các khách hàng chiến lược, truyền thống phải được hưởng các ưu đãi về lãi suất, phí và chính sách chăm sóc cần thiết của khách hàng. Áp dụng chính sách lãi suất cho vay linh hoạt, mức lãi suất cho vay không giống nhau đối với các khoản vay khác nhau tùy thuộc vào kỳ hạn, loại tiền, dự án vay vốn và khách hàng vay vốn cụ thể. Đơn giản hóa thủ tục vay vốn vừa gọn nhẹ, có lợi cho khách hàng nhất mà vẫn bảo đảm vốn cho ngân hàng.

Thứ ba: Đa dạng hóa lĩnh vực đầu tư trung - dài hạn

Đa dạng hóa lĩnh vực đầu tư trung dài hạn là hoạt động rất cần thiết đối với ngân hàng, bởi lẽ thông qua hoạt động này ngân hàng phân tán được rủi ro, nâng cao hiệu quả tín dụng. Ngân hàng phải tiếp tục điều chỉnh cơ cấu cho vay và đầu tư phù hợp với cơ cấu các thành phần kinh tế, đặc biệt với doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hiện nay, tỷ trọng tín dụng trung dài hạn đối với khu kinh tế này còn thấp chưa tương xứng với tiềm năng cũng như định hướng phát triển của địa phương. Mặc dù, cho vay đối với các các doanh nghiệp còn đòi

hỏi rất cao và chặt chẽ nhưng không phải vì thế mà ngân hàng không cho vay hoặc thờ ơ với khách hàng. Chính vì vậy, việc mở rộng quan hệ tín dụng trung dài hạn với thành phần kinh tế này là hết sức cần thiết. Muốn vậy:

Trước hết phải xây dựng được mối quan hệ lâu dài với các doanh nghiệp, phải có chính sách, thể lệ tín dụng rõ ràng nhằm thu hút các doanh nghiệp, tăng sức cạnh tranh với ngân hàng khác. Bên cạnh đó, khi cho vay khu vực kinh tế này, ngân hàng phải thực sự linh hoạt, nhạy bén, biết nhìn nhận đâu là khách hàng đáng tin cậy, đồng thời phân tích xem khách hàng nào có khả năng trả được nợ, khách hàng nào không có khả năng để có biện pháp xử lý kịp thời.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc kạn (Trang 94 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)