Đánh giá chất lượng tín dụng trung và dài hạn theo chỉ tiêu tình hình nợ xấu nợ quá hạn

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc kạn (Trang 71 - 80)

Chương 3 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH BẮC KẠN

3.3. Thực trạng chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Bắc Kạn

3.3.2 Đánh giá chất lượng tín dụng trung và dài hạn theo chỉ tiêu tình hình nợ xấu nợ quá hạn

Trong hoạt động ngân hàng thi hoạt động tín dụng là hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro nhất đe dọa đến sự tồn tại và ảnh hưởng đến sự phát triển của ngân hàng, đặc biệt là trong nền kinh tế thị trường luôn chứa đựng những

biến động khó có thể dự đoán trước được thì việc cấp tín dụng nhưng chập hoặc không thu hồi được vốn dẫn đến nợ quá hạn, thậm chí rủi ro mất vốn là điều khó tránh khỏi. Nợ quá hạn, nợ xấu và tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu phản ánh chất lượng khoản vay rất rõ nét và mức độ an toàn trong hoạt động của ngân hàng. Từ đó ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh nói chung và hoạt động cho vay nói riêng, do đó giảm thiểu nợ quá hạn ở mức tối đa có thể luôn là mục tiêu hàng đầu của các ngân hàng thương mại.

Theo QĐ 18/2007/QĐ-NHNN thì nợ của NH được phân thành 5 nhóm sau:

Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn Nhóm 2: Nợ cần chú ý Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn Nhóm 4: Nợ nghi ngờ

Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn

Nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/ hoặc lãi quá hạn.

Nợ xấu là những khoản nợ thuộc nhóm 3,4,5

Tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu trên tổng dư nợ là tỷ lệ để đánh giá chất lượng tín dụng của các tổ chức tín dụng hiện nay.

- Tình hình nợ quá hạn

Bảng 3.10: Tình hình nợ quá hạn

Đơn vị tính: 1.000.000 VNĐ

Chỉ tiêu

Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Số tiền Số tiền So với 2018

Số tiền So với 2019

Số tiền % Số tiền %

NQH 62170 75470 13300 21,39 80510 5040 6,68

-NQH ngắn hạn 27060 32710 5650 20,88 33940 1230 3,76 -NQH trung dài hạn 35110 42760 7650 21,79 46570 3810 8,91 Tổng dư nợ 1507590 1630860 123270 8,18 1783950 153090 9,39

NQH/Tổng dƣ nợ (%) 4,12 4,63 4,51

(Nguồn tổng hợp từ phòng quản lý nội bộ qua các năm 2018-2020)

Qua bảng trên ta thấy: Nợ quá hạn của chi nhánh trong những năm gần đây chiếm trên 4% trong tổng dư nợ, và có xu hướng biến động nhẹ. Cụ thể:

Tỷ lệ nợ quá hạn năm 2018 là 4,12%, năm 2019 là 4,63%, năm 2020 là 4,51%. Có thể nhận thấy tỷ lệ nợ quá hạn của chi nhánh ở mức trung bình so với tỷ lệ bình quân của ngành, điều này chứng tỏ hoạt động tín dụng của chi nhánh trong những năm qua tương đối an toàn và ổn định tuy nhiên vẫn còn tiền ẩn rủi ro về khả năng mất vốn.

Trong cơ cấu nợ quá hạn thì tỷ trọng nợ quá hạn trung dài hạn cao hơn nợ quá hạn ngắn hạn, tỷ lệ này phù hợp với tỷ lệ dư nợ ngắn hạn so với dư nợ trung dài hạn trong tổng dư nợ. Tuy nhiên, có thể thấy trong năm 2019, tốc độ tăng nợ quá hạn trung dài hạn tăng nhanh ở mức 21,79% nên nguy cơ rủi ro với các khoản tín dụng trung dài hạn cao hơn, nhưng đến năm 2020 chi nhánh đã khắc phục được một số hạn chế trong hoạt động tín dụng trung dài hạn nên tốc độ tăng nợ quá hạn trung dài hạn đã giảm đi đáng kể nhưng số tăng tuyệt đối vẫn là khá lớn. Để có thể thấy rõ hơn về chất lượng cho vay trung dài hạn ta xem xét tỷ lệ nợ quá hạn T-DH trên dư nợ trung dài hạn.

(Nguồn tổng hợp từ phòng quản lý nội bộ qua các năm 2018-2020) Ta thấy tỷ lệ nợ quá hạn trung dài hạn trên tổng dư nợ trung dài hạn của ngân hàng trong những năm qua là khá cao. Năm 2019 tỷ lệ này là Bảng 3.11: Tỷ lệ nợ quá hạn trung dài hạn trên tổng dƣ nợ trung dài hạn

Đơn vị tính: 1.000.000 VNĐ Chỉ tiêu

Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Số tiền Số tiền So với 2018

Số tiền So với 2019

Số tiền % Số tiền %

Nợ quá hạn trung

dài hạn 35110 42760 7650 21,79 46570 3810 8,91 Dư nợ trung dài

hạn 853370 923510 70140 8,22 1116470 192960 20,89

% NQH 4,11 4,63 0,52 4,17 -0,46

4,63% tăng 0,52% so với năm 2018, nhưng đến năm 2020 tỷ lệ này đã giảm xuống còn 4,17%, tỷ lệ này ở mức bình quân của ngành, tuy nhiên khả năng mất vốn vẫn là tương đối lớn. Tỷ lệ nợ quá hạn trung dài hạn có giảm trong năm 2020 nhưng số tuyệt đối vẫn tăng ở mức 46570 triệu đồng tăng 3810 triệu đồng so với năm 2019, tỷ lệ tăng 8,91%. Trong năm 2020 dư nợ tín dụng TDH ở mức 1116470 triệu đồng tăng 20,89% so với năm 2019 đã tăng nhanh hơn nhiều so với mức tăng của nợ quá hạn TDH do đó làm cho tỷ lệ nợ quá hạn TDH giảm. Mặt khác, do trong quá trình thẩm định đầu tư cho vay vốn một số cán bộ tín dụng chưa thực hiện hoặc thực hiện chưa đúng các quy định của ngành đề ra hoặc có thể là do năng lực chuyên môn hạn chế, chưa tận tâm với công việc. Cũng có thể sức ép từ thị trường tác động không tốt đến khách hàng làm ảnh hưởng tới khả năng trả nợ đúng hạn. Khi đã xảy ra nợ quá hạn, nợ tồn đọng, ngân hàng thiếu cương quyết đôn đốc thu hồi hoặc có những khách hàng cố tình chây ì chiếm dụng vốn, không có thiện chí trả nợ cho ngân hàng. Đến năm 2020, rút kinh nghiệm từ năm 2018 và 2019 ngân hàng đã cố gắng khắc phục những yếu kém trong hoạt động tín dụng và đã thu được kết quả nhất định khi tỷ lệ nợ quá hạn trong dư nợ trung dài hạn giảm xuống còn 4,17% giảm 0,46% so với năm 2019. Tuy nhiên, tỷ lệ này vẫn còn cao. Vì vậy, trong thời gian tới ngân hàng cần phải kiên quyết hơn nữa trong việc thu hồi nợ đến hạn nhằm hạn chế tối đa nợ quá hạn và nâng cao chất lượng tín dụng trung dài hạn.

Bảng 3.12: Phân loại nợ và nợ xấu của ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Bắc Kạn

Đơn vị tính: 1.000.000 VNĐ Chỉ tiêu Năm 2018 Tỷ lệ % Năm 2019 Tỷ lệ % Năm 2020 Tỷ lệ %

Tổng dƣ nợ 1507590 100 1630860 100 1783950 100

Nợ đủ tiêu chuẩn

(Nhóm 1) 1457950 96,71 1568450 96,17 1715380 96,16

Nợ cần chú ý (Nhóm

2) 34910 2,32 40620 2,49 48890 2,74

Nợ dưới tiêu chuẩn

(Nhóm 3) 10620 0,7 17710 1,09 14890 0,83

Nợ nghi ngờ (Nhóm

4) 1940 0,13 1360 0,08 2370 0,13

Nợ có khả năng mất

vốn (Nhóm 5) 2170 0,14 2720 0,17 2420 0,14

Nợ xấu (Nhóm 3+

Nhóm 4+ Nhóm 5),%

Nợ xấu/Tổng dư nợ

14730 0,98 21790 1,34 19680 1,1

(Nguồn tổng hợp từ phòng quản lý nội bộ qua các năm 2018-2020) Qua số liệu ta thấy, dư nợ nhóm 1 tại NH TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Bắc Kạn chiếm tỷ lệ rất cao trên 96% và ổn định qua các năm.

Tuy nhiên tỷ lệ dư nợ nhóm 2 lại có xu hướng tăng từ 2,32% năm 2018 lên 2,74% năm 2020. Dư nợ nhóm 2 chủ yếu là do khách hàng chậm trả một số ngày gốc và lãi nên toàn bộ dư nợ bị chuyển sang quá hạn nhóm 2. Mặt khác chi nhánh áp dụng việc phân kỳ trả nợ gốc cho những khoản vay trung dài hạn, khách hàng quên hoặc chậm đến trả nợ gốc phân kỳ cũng làm cho nợ quá hạn tăng lên. Tuy nhiên về bản chất những khoản nợ này vẫn tương đối an toàn.

Nợ nhóm 3, nhóm 4 đều ở mức thấp nhưng lại diễn biến lên xuống khó đoán, nợ nhóm 4 chỉ chiếm trong khoảng 0,13% tổng dư nợ. Đây là nhóm nợ

tập trung vào các khoản vay phải cơ cấu lại và những món vay chuyển nợ quá hạn do chưa trả được gốc quá hạn. Trong khi nợ nhóm 5 - Nợ có khả năng mất vốn cũng ở mức cực kỳ thấp năm 2020 chỉ là 0,14%. Đạt được kết quả như trên là nhờ vào sự chỉ đạo sâu sát của ban lãnh đạo chi nhánh, sự cố gắng nỗ lực của tập thể cán bộ nhân viên trong công tác thu nợ, xử lý nợ kịp thời khi có dấu hiệu xấu trong quá trình cấp tín dụng. Điều này cũng chứng tỏ các hợp đồng tín dụng và hoạt động cho vay của ngân hàng đạt hiệu quả và chất lượng tốt. Đồng thời việc quản lý và hạn chế tốt các khoản nợ xấu cũng giảm đáng kể việc trích lập các khoản dự phòng rủi ro cho các khoản nợ quá, góp phần làm cho doanh thu tín dụng tăng, tăng lợi nhuận của ngân hàng.

Năm 2018, nợ xấu của chi nhánh chỉ là 14730 triệu đồng so với tổng dư nợ 1507590 triệu đồng chiếm 0,98% cho thấy chất lượng hoạt động tín dụng của chi nhánh là rất tốt bởi tỷ lệ này thấp hơn nhiều so với tỷ lệ nợ xấu chung của toàn ngành và trong ngưỡng cho phép của NH Nhà nước. Tuy nhiên, đến năm 2019, tỷ lệ nợ xấu lại tăng lên 1,34% trong tổng dư nợ, câu hỏi đặt ra là tại sao trong năm 2019 nền kinh tế đã dần đi vào ổn định mà tỷ lệ nợ xấu lại tăng nhanh như vậy? Có thể giải thích cho câu hỏi hày như sau: Sau khi cố gắng vượt qua được khó khăn kinh tế do dịch bệnh Covid-19, các chủ thể kinh doanh bước đầu khắc phục lại tình hình tài chính của mình nên nhu cầu vốn cao. Vì vậy, có nhiều khách hàng cố tình chây lỳ, chiếm dụng vốn, không trả nợ cho ngân hàng hoặc có thể vì chi nhánh thực hiện chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng nên đã có những quyết định cho vay không tốt dẫn tới nợ xấu cao.

Đến năm 2020, chi nhánh đã hạn chế được phần nào nợ xấu, giảm tỷ lệ nợ xấu xuống còn 1.1%. Để thấy rõ hơn về chất lượng tín dụng trung dài hạn ta xem xét tỷ lệ nợ xấu trung dài hạn

Bảng 3.13: Tỷ lệ nợ xấu trung dài hạn

Đơn vị tính: 1.000.000 VNĐ Chỉ tiêu

Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Số tiền Số tiền So với 2018

Số tiền So với 2019

Số tiền % Số tiền %

Dư nợ xấu

trung dài hạn 8290 12650 4360 52,59 13970 1320 10,43 Dư nợ trung dài

hạn 853370 923510 70140 822 1116470 192960 20,89

Tỷ lệ 0,97 1,37 0,40 1.25 -0,12

(Nguồn tổng hợp từ phòng quản lý nội bộ qua các năm 2018-2020) Ta thấy tỷ lệ nợ xấu trung dài hạn trên tổng dư nợ trung dài hạn của chi nhánh năm 2018 là 0,97% tỷ lệ này thấp hơn so với tỷ lệ nợ xấu chung của chi nhánh đồng thời thấp hơn so với bình quân chung của ngành năm 2018, vì vậy có thể thấy chất lượng tín dụng trung dài hạn của chi nhánh năm 2018 là khá tốt. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ xấu trung dài hạn của chi nhánh lại tăng lên trong năm 2019. Cụ thể, tỷ lệ nợ xấu trung dài hạn năm 2019 là 1.37% tăng 0,4% so với năm 2018, sự gia tăng này là do dư nợ xấu năm 2019 đã tăng tới 52,59%

tăng nhanh hơn nhiều so với mức tăng của tổng dư nợ TDH. Mặc khác có thể do một phần các khoản nợ xấu từ năm trước chưa xử lý được lại cộng thêm phần nợ xấu phát sinh của năm nay nên làm cho nợ xấu của chi nhánh tích lũy nhiều qua các năm và vì thế kéo theo tỷ lệ nợ xấu năm sau cao hơn năm trước.

Đến năm 2020 tỷ lệ nợ xấu TDH ở mức 1.25% giảm 0.12% so với năm 2019 bởi tổng dư nợ TDH đã tăng nhanh hơn nhiều so với dư nợ xấu TDH. Nếu so sánh với tỷ lệ nợ xấu trung dài hạn của toàn ngành ngân hàng nói chung và của NH TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam nói riêng thì tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh đạt kết quả tốt. Điều này cho thấy chi nhánh đã có nhiều biện pháp tích cực để khống chế tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp. Tuy nhiên, để thực hiện đúng quan điểm tăng trưởng về quy mô đi đôi với việc đảm bảo chất lượng tín dụng, chi nhánh phải không ngừng cải tiến quy trình tín dụng, tăng cường giám sát khoản vay, có biện pháp xử lý các khoản vay có dấu hiệu không tốt, tăng cường công tác thẩm định dự án, nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng.

Bảng 3.14: Thu nhập của NH TMCP ĐT&PT VN Chi nhánh Bắc Kạn năm 2018-2020

Đơn vị tính: 1,000,000VND

Chỉ tiêu

Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Số tiền Tỷ

trọng Số tiền Tỷ trọng

So với 2018

Số tiền Tỷ trọng

So với năm 2019

Số tiền % Số tiền %

Tổng thu nhập 217410 100 238490 100 21080 9,7 264730 100 26240 11

1. Thu nhập từ cho vay 212100 97,56 232270 97,39 20170 9,51 257190 97,15 24920 10,73 - Cho vay ngắn hạn 84920 40,04 92140 39,67 7220 8,5 90420 35,16 -1720 -1,87 - Cho vay TDH 127180 59,96 140130 60,33 12950 10,18 166770 64,84 26640 19,01

2. Thu khác 5310 2,44 6220 2,61 910 17,14 7540 2,85 1320 21,22

(Nguồn tổng hợp từ phòng kinh doanh năm 2018 – 2020)

Biểu đồ 3.5: Thu nhập của ngân hàng năm từ 2018-2020

Nhìn vào bảng kết quả tình hình thu nhập của ngân hàng ta thấy: Thu nhập từ hoạt động cho vay chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập của ngân hàng, tới hơn 97%. Cụ thể năm 2018, thu nhập từ cho vay là 212100 triệu đồng chiếm 97,56% trong tổng thu nhập, năm 2019 là 232270 triệu đồng với tỷ lệ tăng 9,51% so với năm 2018. Năm 2020 thu nhập từ cho vay là 257190 triệu đồng tăng 10,73% so với năm 2019 chiếm 97,15% tổng thu nhập. Như vậy, thu nhập của ngân hàng chủ yếu là từ hoạt động cho vay và liên tục tăng qua các năm.

Trong thu nhập từ hoạt động cho vay thì thu nhập từ cho vay trung dài hạn luôn chiếm tỷ trọng cao hơn thu nhập từ cho vay ngắn hạn. Cụ thể, năm 2018 tỷ trọng thu nhập từ cho vay TDH là 59,96% đến năm 2020 tỷ trọng này đã tăng lên là 64,84%. Kết quả này có được một phần là do tỷ trọng dư nợ trung dài hạn của ngân hàng tăng, nhưng cũng phải nói đến sự hiệu quả của ngân hàng trong việc quản lý các khoản nợ trung dài hạn cùng công tác thu hồi nợ. Ngân hàng cần phải phát huy hơn nữa để nâng cao chất lượng tín dụng, tăng thu nhập cho ngân hàng.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc kạn (Trang 71 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)