Phân loại tín dụng trung và dài hạn

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc kạn (Trang 65 - 70)

Chương 3 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH BẮC KẠN

3.2. Thực trạng tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Bắc Kạn

3.2.2. Phân loại tín dụng trung và dài hạn

- Phân loại tín dụng trung dài hạn theo thành phần kinh tế:

Bảng 3.6: Dƣ nợ trung dài hạn phân theo thành phần kinh tế

Đơn vị tính: 1.000.000VND

Chỉ tiêu

Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Số tiền Tỷ trọng

% Số tiền Tỷ trọng

%

So với năm 2018

Số tiền Tỷ trọng

%

So với năm 2019

Số tiền % Số tiền %

Dƣ nợ T-DH 853370 100 923510 100 70140 8,22 1116470 100 192960 20,89

DN Nhà nước 91540 10,73 72160 7,81 -19380 -21,17 85320 7,64 13160 18,24

DN ngoài quốc

doanh 320540 37,56 344820 37,34 24280 7,57 447200 40,05 102380 29,69

Cá nhân, hộ GĐ 441290 51,71 506530 54,85 65240 14,78 583950 52,30 77420 15,28

(Nguồn tổng hợp từ phòng quản lý nội bộ qua các năm 2018-2020)

Biểu đồ 3.2: Biểu đồ dƣ nợ trung dài hạn phân theo thành phần kinh tế Xem xét bảng số liệu liệu tình hình tín dụng trung và dài hạn theo thành phần kinh tế tại chi nhánh ta thấy cho vay đối với cá nhân, hộ gia đình luôn chiếm tỷ trọng cao và tăng dần qua các năm cả về số lượng khách hàng cũng như dư nợ cho vay. Dư nợ tín dụng trung và dài hạn của khách hàng cá nhân, hộ GĐ năm 2018 là 441290 triệu đồng chiếm tỷ trọng 51,71% trong tổng dư nợ trung dài hạn, năm 2019 là 506530 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 54,85% và năm 2020 là 583950 triệu đồng tăng 15,28% so với năm 2019 chiếm tỷ trọng 52,3% Như vậy dư nợ trung và dài hạn đối với cá nhân, hộ gia đình qua các năm đều chiếm tỷ trọng trên 50% trong tổng dư nợ trung và dài hạn. Việc dư nợ tín dụng trung dài hạn của cá nhân, HGĐ chiếm phần lớn là do địa bàn mà chi nhánh NH TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Bắc Kạn hoạt động chủ yếu là khách hàng cá nhân, hộ gia đình vay vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, tiêu dùng...Cùng với sự phát triển kinh tế, các hộ sản xuất đã tăng cường mở rộng quy mô cũng như cải tiến phương thức làm ăn, kéo theo đó là nhu cầu vốn trung dài hạn của các hộ sản xuất cũng tăng lên, làm cho dư nợ tín dụng trung dài hạn của nhóm khách hàng này luôn ở mức cao.

Bắc Kạn là một tỉnh miền núi, người dân sống chủ yếu dựa vào canh tác nông nghiệp, lâm nghiệp. Việc đầu tư cơ sở hạ tầng, giao thông liên lạc chưa đúng mức, kinh tế còn nhiều khó khăn, số lượng các doanh nghiệp hoạt động là rất ít. Cả tỉnh chỉ có 1100 doanh nghiệp, hợp tác xã đang hoạt động với quy mô nhỏ, chủ yếu là các doanh nghiệp xây lắp. Tuy nhiên đây lại là đối tượng tiềm năng, có nhu cầu vồn trung dài hạn cao tạo cơ hội để ngân hàng khai thác và phát triển hoạt động kinh doanh tín dụng của mình. Nhanh chóng nắm bắt được tiềm năng này NH TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Bắc Kạn đã tiến hành cho vay đối với các doanh nghiệp có dự án kinh doanh khả thi, đánh giá xếp loại doanh nghiệp, giám sát chặt chẽ các khoản vay, nỗ lực trong việc giữ quan hệ với khách hàng. Việc tạo nhiều điều kiện thuận lợi, chính sách lãi suất hợp lý đã làm dư nợ đối với khu vực này tăng đều qua các năm, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Cụ thể, năm 2019 dư nợ tín dụng trung dài hạn đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh là 344820 triệu đồng tăng 7,57% so với năm 2018, chiếm tỷ trọng 37,34% trong tổng dư nợ trung dài hạn, năm 2020 là 447200 triệu đồng tăng 29,69% so với năm 2019 và đạt tỷ trọng 40,05%. Điều này cho thấy sự nỗ lực lớn của ngân hàng trong việc tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn để thúc đẩy sản xuất kinh doanh. Đồng thời cho thấy được vai trò ngày càng lớn của doanh nghiệp trong việc thúc đẩy sản xuất, phát triển kinh tế của địa phương nói chung và làm tăng thu nhập cho ngân hàng nói riêng. Bên cạnh đó việc cho vay đối với các doanh nghiệp nhà nước cũng được ngân hàng chú trọng. Tuy nhiên tỷ trọng cho vay trung dài hạn đối với các doanh nghiệp này đã giảm xuống chỉ còn 7,64% năm 2020.

Việc tỷ trọng dư nợ cho vay trung dài hạn của các DNNN giảm là do các doanh nghiệp nhà nước thực hiện chuyển đổi, cơ cấu lại hoạt động và chuyển sang khu vực ngoài quốc doanh, do đó nhu cầu vay trung dài hạn có sự giảm sút. Nhìn chung tình hình tín dụng trung dài hạn theo thành phần

kinh tế của NH TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Bắc Kạn có nhiều khả quan và ngày càng phát triển.

- Phân loại dư nợ tín dụng trung và dài hạn theo ngành kinh tế Bảng 3.7: Dƣ nợ tín dụng trung và dài hạn theo ngành kinh tế

Đơn vị tính: 1.000.000 VNĐ

Chỉ tiêu

Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Số tiền Tỷ trọng

(%) Số tiền Tỷ trọng

(%) Số tiền Tỷ trọng (%) Công nghiệp 163680 19,18 158300 17,14 213490 19,13 Nông nghiệp 566110 66,34 621350 67,28 722970 64,75 Dịch vụ 123580 14,48 143860 15,58 180010 16,12 Tổng 853370 100,00 923510 100,00 1116470 100,00

(Nguồn tổng hợp từ phòng quản lý nội bộ qua các năm 2018-2020)

Biểu đồ 3.3: Dƣ nợ tín dụng trung và dài hạn theo ngành kinh tế Từ bảng số liệu ta thấy: Tỷ trọng dư nợ tín dụng trung dài hạn nông nghiệp tại NH TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Bắc Kạn luôn chiếm tỷ trọng cao qua các năm (đều trên 60%). Cụ thể năm 2018 là 566110 triệu đồng chiếm tỷ trọng 66,34% , năm 2019 là 621350 triệu đồng chiếm tỷ trọng 67,28%, năm 2020 là 722970 tăng 16,35% so với năm 2019 chiếm tỷ

trọng 64,75% trên tổng dư nợ TDH. Tuy nhiên tỷ trọng dư nợ tín dụng trung dài hạn của ngành nông nghiệp đang có xu hướng giảm dần. Trong giai đoạn kinh tế dần đi vào ổn định và phát triển thì tỷ trọng dư nợ tín dụng của ngành công nghiệp và dịch vụ có xu hướng tăng. Cụ thể năm 2020 tỷ trọng dư nợ trung dài hạn ngành công nghiệp là 19,13%, tỷ trọng dịch vụ là 16,2% đều tăng từ 2-3% so với các năm trước. Điều này có thể giải thích là do số lượng cũng như quy mô hoạt động sản xuất của các Doanh nghiệp, các hộ kinh doanh tăng nhanh, đòi hỏi nhu cầu về vốn vay tăng, làm cho dư nợ tín dụng của ngành kinh tế này có xu hướng tăng, đi kèm với đó là chính sách hỗ trợ lãi suất của ngân hàng cho thành phần kinh tế này. Cụ thể trong năm 2020 ngân hàng NH TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã quy định trần lãi suất cho vay trung và dài hạn đối với các TCKT mới thành lập chỉ ở mức 9%/năm, cùng với chính sách cho vay linh hoạt, điều này đã tạo thuận lợi cho các DN tiếp cận với vốn vay của NH, tăng quy mô sản xuất công nghiệp và dịch vụ.

Tuy nhiên, tỷ trọng giữa ngành công nghiệp và thương mại dịch vụ vẫn chưa cân xứng, ngân hàng cần phải tăng hơn nữa tỷ trọng của ngành dịch vụ cho tương xứng với tiềm năng phát triển của ngành này tại địa phương.

- Phân loại theo tín dụng trung hạn và tín dụng dài hạn Bảng 3.8: Dƣ nợ tín dụng trung hạn và dài hạn

Đơn vị tính: 1.000.000 VNĐ

Chỉ tiêu

Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Số tiền Tỷ trọng

(%) Số tiền Tỷ trọng

(%) Số tiền Tỷ trọng (%) Trung hạn 723760 84,81 814660 88,21 962540 86,21 Dài hạn 129610 15,19 108850 11,79 153930 13,79 Tổng 853370 100,00 923510 100,00 1116470 100.00 (Nguồn tổng hợp từ phòng quản lý nội bộ qua các năm 2018-2020)

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc kạn (Trang 65 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)