1.3.1. Trên thế giới
Phương pháp phá thai nội khoa làm tăng khả năng tiếp cận với dịch vụ phá thai an toàn bởi vì các thầy thuốc có thể cung cấp biện pháp này ở những nơi mà không sẵn có biện pháp phá thai ngoại khoa. Tháng 7 năm 1998, một nhóm các nhà nghiên cứu, nhân viên y tế, người ủng hộ tích cực cho phụ nữ,
nhà tài trợ và đại diện của các Bộ y tế đã họp tại Bellagio, Italy để thảo luận về tiềm năng của biện pháp phá thai nội khoa trên trường quốc tế. Sau nhiều cuộc tranh luận, đã đi đến nhất trí rằng phác đồ MFP kết hợp với Prostaglandin thích hợp, có thể được cung cấp một cách an toàn, hiệu quả và được phụ nữ ở các nước chấp nhận.
Các nhà nghiên cứu đang tìm kiếm những liều lượng, thời điểm và đường dùng của MSP tốt nhất nhằm làm tăng hiệu quả ở một mức độ tác dụng không mong muốn có thể chấp nhận được, đặc biệt là khi nới rộng tuổi thai. Việc nghiên cứu sử dụng MFP phối hợp với MSP để đình chỉ thai nghén đã được tiến hành và ứng dụng ở rất nhiều nơi trên Thế giới. Theo tác giả McKinley và cộng sự đã nghiên cứu về liều ngẫu nhiên MFP 600mg và 200mg sau 48h sử dụng 600àg MSP trong phỏ thai <63 ngày vụ kinh cho thấy tỷ lệ phỏ thai hoàn toàn là 93,6% không có sự khác biệt giữa 2 liều MFP, từ đó khuyến cáo liều MFP giảm từ 600mg xuống còn 200mg [54].
Các nghiên cứu đã chứng minh rằng MSP an toàn, được dung nạp tốt và thuốc MSP gây độc cho phôi thai, không gây quái thai hoặc ung thư. Tuy nhiên, một số dị tật bẩm sinh đã được báo cáo có liên quan tới những trường hợp sinh ra do thất bại sau khi cố gắng phá thai bằng MSP, nguy cơ dị tật thai nhi sau khi sử dụng Misoprostol là thấp với nguy cơ ước tính là <1% ở thai nhi bị phơi nhiễm. Do vậy, việc thông báo vấn đề này cho những phụ nữ tham gia vào điều trị là rất quan trọng [37], [30], [33].
Năm 2009, Chawdharry nghiên cứu ngẫu nhiên trên phụ nữ PTNK ở tuổi thai dưới 63 ngày vô kinh có đối chứng ở Nepal, họ được uống 200mg MFP sau 48 giờ được đặt õm đạo 800àg misoprostol, kết quả cho thấy Mifepristone uống (200 mg) sau đú là Misoprostol đặt õm đạo (800 àg) vào ngày thứ 3 mang lại tỷ lệ thành công tốt hơn (94%) với ít biến chứng hơn so với Misoprostol 800 àg đặt õm đạo được sử dụng vào ngày 1 và 3 để phỏ thai nội khoa đối với thai đến 63 ngày [35]. Theo nghiên cứu tổng hợp của Kapp N và cộng sự đã tổng
hợp từ nhiều nghiên cứu PTNK trên thế giới cho thấy tỷ lệ thất bại chỉ chiếm khoảng 0,02% và các nghiên cứu mới từ 0,02 -0,17%, không có sự khác biệt giữa nhóm tuổi thai < 6 tuần và 6-7 tuần thai [49].
Năm 2014, nghiên cứu hiệu quả của MFP kết hợp với MSP trong phá thai nội khoa tại Mexico cho thai đến 63 ngày vô kinh thấy rằng hiệu quả tổng thể của phác đồ phá thai nội khoa kết hợp được nghiên cứu là 97,3% (n = 945); tỷ lệ thành công không có sự khác biệt theo tuổi thai (95,9% -100%; P
= 0,449). Hầu hết phụ nữ (n = 922, 95,0%) đã phá thai thành công chỉ với một liều Misoprostol. PTNK bằng MFP và MSP được coi là có hiệu quả cao và được phụ nữ Mexio chấp nhận [62].
Năm 2018 tại Singapore, Yi-ling Tan và cộng sự nghiên cứu về sự khả thi và tính chấp nhận của phá thai bằng nội khoa ngoại trú cho tuổi thai đến 70 ngày vô kinh đã ghi nhận phần lớn phụ nữ (96,8%) đã phá thai thành công mà không cần phải can thiệp thủ thuật. Hầu hết phụ nữ (88,2%) chọn dùng Mifepristone tại phòng khám. Hầu hết phụ nữ báo cáo các tác dụng phụ là chấp nhận được (68,3%) hoặc trung tính (26,0%). Hầu hết tất cả phụ nữ (94,4%) đều rất hài lòng hoặc hài lòng với phương pháp này [70].
Theo tác giả Popinchalk và cộng sự năm 2019 đã tiến hành nghiên cứu tổng hợp về xu hướng phá thai trong 10 năm qua và cho thấy rằng: Phá thai nội khoa chiếm ít nhất một nửa số ca phá thai ở đa số các quốc gia. Ở phần lớn các quốc gia, hơn 90% ca phá thai được thực hiện trước 13 tuần và hơn 2/3 số ca phá thai thực hiện trước tuổi thai 9 tuần của thai kỳ. Trong 10 năm qua, tỷ lệ phá thai nội khoa và phá thai trước 9 tuần đã tăng lên. Ở phần lớn các quốc gia, phá thai nội khoa chiếm ít nhất một nửa số ca phá thai, trong đó tỷ lệ cao nhất ở các nước Bắc Âu như Phần Lan (97%), Thụy Điển (93%) và Na Uy (88%).
Ở hầu hết các nước Bắc Âu, phá thai nội khoa chiếm ít nhất 2/3 tổng số ca phá thai. Ở Tây Âu, Pháp và Thụy Sĩ có tỷ lệ phá thai nội khoa cao nhất, lần lượt là 68% và 75% [63].
Năm 2021 theo báo cáo của Caitlin Hunter nghiên cứu phá thai nội khoa tại Bệnh viện đa khoa Regina thuộc Canada cho thấy tỷ lệ phá thai tăng từ 15,4% (2016-2017) lên 28,7%( 2017-2019) và tỷ lệ phá thai hoàn toàn của Mifepristol và Misoprostol là 98,2% cao hơn so với phác đồ Methotracxat/
MSP (84,1%) [46].
1.3.2. Trong nước
Tại Việt Nam, phương pháp phá thai nội khoa lần đầu được nghiên cứu năm 1992 tại bệnh viện Hùng Vương. Đây là một nghiên cứu đồng thời được thực hiện tại 17 trung tâm trên Thế giới, đối tượng là phụ nữ muốn phá thai có tuổi thai đến 9 tuần kể từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng. Từ đó nhiều nghiên cứu được thực hiện tại các trung tâm sản phụ khoa trên cả nước nhằm đưa ra phác đồ, liều lượng và đường dùng phù hợp cho từng tuổi thai.
Đến năm 2009, theo tài liệu hướng dẫn Quốc gia của Bộ Y tế cho phép áp dụng phương pháp phá thai nội khoa để chấm dứt thai nghén đến hết 7 tuần kể từ ngày đầu tiên của ngày đầu kỳ kinh cuối, phác đồ được áp dụng là uống 200mg Mifepristol, sau 36 - 48h uống 400mcg Misoprosol phác đồ đã được áp dụng từ tuyến huyện bởi cán bộ y tế đã được đào tạo [5].
Đến năm 2016, Bộ Y tế đã có những thay đổi về thời gian và liều lượng trong phác đồ PTNK đối với tuổi thai đến hết 7 tuần là uống 200mg Mifepristol, sau 24 - 48h uống 800mcg Misoprosol [7].
Nhiều nghiên cứu trong nước đã ngày càng chứng tỏ PTNK mang lại hiệu quả cao. Theo nghiên cứu của Phạm Mỹ Hoài kết quả phá thai nội khoa đến 7 tuần bằng bổ sung 400 àg MSP năm 2011 tại Bệnh viờn Trường Đại học Y Dược Thỏi Nguyờn. Tỷ lệ thành cụng của phỏc đồ bổ sung 400 àg MSP là 99%, tỷ lệ thành công của phác đồ thông thường là 95% và việc bổ sung MSP giúp rút ngắn thời gian ra huyết [20]. Theo Hồ Ngọc Châu tiến hành nghiên cứu 103 trường hợp phá thai nội khoa ở tuổi thai nhỏ hơn hoặc bằng 49 ngày vô kinh tại bệnh viện Đa Khoa tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu năm 2016, có liều lặp lại sau 4 giờ cho
các trường hợp chưa sẩy thai. Kết quả có 98,1% sẩy thai hoàn toàn, 1,9% sẩy thai không trọn, không có trường hợp thai tiếp tục phát triển [10].
Tác giả Trần Thị Tú Uyên và cs nghiên cứu tại bệnh viện Quận 12 Thành phố Hồ Chí Minh phá thai nội khoa dưới 50 ngày vô kinh năm 2017, Tỷ lệ thành công của phác đồ PTNK là 99% khoảng tin cậy 95% (97-100) [28].
Tác giả Lê Thị Kim Dung nghiên cứu kết quả phá thai nội khoa ở tuổi thai 7 -8 tuần tại Bệnh viện sản nhi Bắc Ninh 2018 cho thấy tỷ lệ thành công chung là 93,5%, thất bại chiếm 6,5% [13].
Lê Hồng Cẩm nghiên cứu hiệu quả của Mifepristone và Misoprostol trong chấm dứt thai kỳ dưới 49 ngày vô kinh ở phụ nữ có vết mổ cũ lấy thai tại Bệnh viện Sóc Trăng cho thấy: Tỷ lệ thành công 90% (KTC 95% 84- 94%), không có tai biến: vỡ tử cung, choáng mất máu, nhiễm trùng. Nghiên cứu này cho thấy phá thai nội khoa bằng MFS và MSF an toàn và hiệu quả đối với phụ nữ có vết mổ cũ lấy thai ngay cả khi tăng liều Misoprostol [12].