Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

Một phần của tài liệu Kết quả phá thai nội khoa cho tuổi thai đến hết 7 tuần tại bệnh viện trường đại học y dược thái nguyên (Trang 69 - 73)

Tuổi trung bình trong nghiên cứu là 28,9; tuổi nhỏ nhất là 18, lớn nhất là 46 tuổi.

Tuổi trung bình trong nghiên cứu của chúng tôi tương đương với nghiên cứu của tác giả Nguyễn Khoa Nguyên là 28,7±8,2 tuổi [15] và tác giả Nguyễn Như Ngọc và Jennifer Blum là 29±6,3 tuổi [59].

Tuổi trung bình của nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn nghiên cứu của Tôn Phước Thuận với tuổi trung bình là 31±6,1 [26]. Tuy nhiên tuổi trung bình trong nghiên cứu của chúng tôi lại cao hơn so với một số nghiên cứu như: Đinh Xuân Triện là 25 ± 4,74 tuổi [8], Hoàng Thị Diễm Tuyết có độ tuổi trung bình:

25,87±5,2 tuổi [11]. Lý giải điều này do sự khác nhau về vị trí địa lý, đặc điểm phân bố dân cư giữa các nghiên cứu.

Tuổi tập trung nhiều nhất của ĐTNC trong khoảng từ 20-29 tuổi chiếm 45%. Đây là lứa tuổi sinh sản và các khách hàng trẻ thường có xu hướng lựa chọn phá thai bằng thuốc để tránh các nguy cơ của nạo hút thai, đặc biệt là nguy cơ viêm nhiễm dẫn đến vô sinh. Mặt khác có thể do trình độ, điều kiện công việc, học tập, kinh tế xã hội phát triển, nhiều phụ nữ trẻ chưa muốn lập gia đình hoặc chưa muốn sinh con sớm.

Điều này gợi ý đến việc nâng cao vấn đề tư vấn, truyền thông về các biện pháp tránh thai và kế hoạch hóa gia đình để giúp người phụ nữ sử dụng các biện

pháp tránh thai đúng và phù hợp là rất quan trọng để làm giảm tỉ lệ có thai ngoài ý muốn cũng như tỉ lệ nạo hút thai.

4.1.2. Trình độ học vấn và nghề nghiệp

Trong nghiên cứu của chúng tôi, đối tượng chủ yếu có trình độ đại học cao đẳng và Phổ thông trung học lần lượt là 47,5% và 45,8%. Về trình độ trung học cơ sở, chỉ có 5,8% đối tượng, không có đối tượng nào mù chữ.

Nhóm đối tượng là cán bộ, viên chức có tỉ lệ cao nhất chiếm 32,5%. Tiếp theo là nhóm đối tượng Kinh Doanh, Tự do chiếm 17,5%. Chiếm tỉ lệ thấp hơn là nhóm Học sinh – Sinh viên và Công nhân lần lượt là 15,8% và 13,3%. Chiếm tỷ lệ thấp nhất là Nông dân.

Do nghiên cứu được tiến hành tại Thành phố Thái Nguyên, nơi tập trung nhiều doanh nghiệp, cơ quan và các trường đại học nên đối tượng chủ yếu là cán bộ, Kinh doanh và học sinh, sinh viên. Vì vậy, đây là nhóm đối tượng cần tập trung tuyên truyền các nội dung chăm sóc sức khỏe sinh sản để phòng tránh tỉ lệ có thai ngoài ý muốn.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi có tương đương với nghiên cứu của Nguyễn Khoa Nguyên khi đối tượng nghiên cứu tập trung chủ yếu ở nhóm cán bộ viên chức và Kinh Doanh [15].

4.1.3. Tình trạng hôn nhân

Phần lớn đối tượng nghiên cứu đều đã lập gia đình chiếm tỷ lệ 76,6% kết quả này khác so với nghiên cứu của tác giả Đinh Xuân Triện có phần lớn khách hàng chưa lập gia đình chiếm 66,9%. Lý giải có thể do sự khác nhau về địa điểm và đối tượng nghiên cứu giữa hai nghiên cứu.

Trong nghiên cứu của chúng tôi có 19,2% là ĐTNC chưa lập gia đình chủ yếu thuộc nhóm học sinh- sinh viên, ở lứa tuổi này vấn đề ý thức tránh thai chưa cao, cũng như việc phòng tránh các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục sẽ ảnh hường rất lớn đến tương lai sinh sản sau này. Vì vậy, đây cũng là nhóm đối tượng

cần tập trung tuyên truyền các nội dung chăm sóc sức khỏe sinh sản để phòng tránh tỉ lệ có thai ngoài ý muốn.

4.1.4. Tiền sử sản khoa

* Tiền sử kinh nguyệt

Các đối tượng nghiên cứu chủ yếu có vòng kinh đều chiếm 80%, vòng kinh không đều chiếm 20%, những thai phụ có vòng kinh không đều có chu kỳ kinh tối đa đến 35 ngày.

Nghiên cứu của Hertzen cho thấy những thai phụ có vòng kinh ≥ 57 ngày có nguy cơ sẩy thai không hoàn toàn cao hơn những người có vòng kinh 28-30 ngày, ngoài ra tỷ lệ thành công còn tuy thuộc vào đường dùng và liều dùng của Misoprostol [74]. Chúng tôi không chọn vào nghiên cứu nhưng đối tượng có vòng kinh không đều quá dài vì có thể ảnh hưởng đến việc xác định tuổi thai, kết quả của của nghiên cứu.

* Số con của thai phụ

Các đối tượng nghiên cứu chủ yếu đã có đủ 2 con 57,5%, và đã có 1 con là 23,3%. Điều này có thể cho thấy lý do phá thai phần lớn do đã đủ số con, các đối tượng lựa chọn phá thai nội khoa sau khi được tư vấn vì họ lo sợ những nguy cơ và biến chứng của thủ thuật gây ra, đồng thời biện pháp này cũng mang tính riêng tư, kín đào nên đó là những lý do để các đối tượng nghiên cứu lựa chọn phá thai nội khoa.

* Tiền sử phá thai

Trong nghiên cứu của chúng tôi, số đối tượng nghiên cứu chưa phá thai lần nào chiếm tỷ lệ cao 60%. Đây là lần phá thai đầu tiên do có thai ngoài ý muốn. Vì vậy họ cũng muốn lựa chọn một biện pháp phá thai an toàn hơn, tránh được những nguy cơ của thủ thuật phá thai gây nên.

Số đối tượng đã từng phá thai nội khoa chiếm tỷ lệ 20,8% và 79,2% chưa phá thai nội khoa lần nào. So với nghiên cứu của tác giả Phạm Mỹ Hoài [20] có thai phụ đã phá thai nội khoa chiếm 4% và 96% chưa từng phá thai nội khoa. Như

vậy, điều này cho thấy mạng lưới y tế cung cấp các dịch vụ phá thai đã được mở rộng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

4.1.5. Tuổi thai

Trong nghiên cứu của chúng tôi, tuổi thai của các đối tượng nghiên cứu được tính theo ngày đầu tiên của kinh cuối cùng, khám lâm sàng, kết quả siêu âm.

Tuy nhiên tất cả khách hàng dù nhớ rõ kinh cuối hay quên, chu kỳ kinh đều hay không,…đều được chỉ định siêu âm để xác định thai trong tử cung và tuổi thai.

Trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ đối tượng nghiên cứu có tuổi thai 5 tuần chiếm tỷ lệ cao nhất 58,3% so với nhóm có tuổi thai khác. Tỷ lệ này gần tương đương với nghiên cứu của tác giả Lê Hồng Cẩm có tỷ lệ tuổi thai 5 tuần là 64,1% [12].

So với nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Minh (2004) có tỷ lệ tuổi thai ≤ 5 tuần là 2%, Nghiên cứu của Phạm Mỹ Hoài (2011) có tỷ lệ tuổi thai ≤5 tuần là 23% [20], nghiên cứu của Trần Thị Tú Uyên (2017) có tỷ lệ tuổi thai ≤ 5 tuần là 49,51% [28].

Tỷ lệ phá thai ở tuổi thai 5 tuần tăng dần lên theo thời gian của các nghiên cứu. Điều này chứng tỏ sự quan tâm đến sức khỏe sinh sản và ý thức trong kế hoạch hóa gia đình đã được cải thiện. Vấn đề truyền thông giáo dục trên các phương tiện thông tin đại chúng đã mang lại hiệu quả.

Mặc dù hiệu quả phá thai ở các tuổi thai cho đến hết 7 tuần là như nhau, sự khác biệt không có ý nghĩa thông kê, nhưng việc phá thai sớm có thể hạn chế được rất nhiều nguy cơ của phá thai to kể cả về tâm lý cũng như thể chất. Phương pháp phá thai nội khoa có thể áp dụng cho các trường hợp tuổi thai rất sớm và tỷ lệ thành công tăng lên ở tuổi thai càng nhỏ. Vấn đề này gợi ý đến việc phải tư vấn đầy đủ các biện pháp phá thai và tránh thai cho thai phụ có nhu cầu phá thai là rất cần thiết để hạn chế những nguy cơ của phá thai to.

Một phần của tài liệu Kết quả phá thai nội khoa cho tuổi thai đến hết 7 tuần tại bệnh viện trường đại học y dược thái nguyên (Trang 69 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)