Chỉ số và biến số nghiên cứu

Một phần của tài liệu Kết quả phá thai nội khoa cho tuổi thai đến hết 7 tuần tại bệnh viện trường đại học y dược thái nguyên (Trang 46 - 53)

* Chỉ số về đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu:

- Tỷ lệ tuổi của đối tượng nghiên cứu.

- Tỷ lệ nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu.

- Tỷ lệ trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu.

- Tỷ lệ địa bàn dân cư của đối tượng nghiên cứu.

- Tỷ lệ hôn nhân của đối tượng nghiên cứu.

- Tỷ lệ tiền sử sản khoa của đối tượng nghiên cứu.

- Tỷ lệ tuổi thai của đối tượng nghiên cứu.

* Chỉ số về kết quả phá thai nội khoa

- Tỷ lệ thành công của phác đồ phá thai nội khoa.

- Tỷ lệ thất bại của phác đồ phá thai nội khoa.

- Tỷ lệ thời gian ra máu âm đạo sau uống thuốc.

- Tỷ lệ mức độ ra máu âm đạo.

- Tỷ lệ quan sát thấy tổ chức thai sẩy ra.

- Tỷ lệ thời gian sẩy thai của đối tượng nghiên cứu.

* Chỉ số về tác dụng không mong muốn và sự hài lòng - Tỷ lệ mức độ đau bụng sau dùng MSP theo VAS.

- Tỷ lệ tác dụng không mong muốn khi sử dụng thuốc phá thai nội khoa.

- Tỷ lệ mức độ hài lòng của đối tượng nghiên cứu về phá thai nội khoa theo thang điểm Likert.

- Tỷ lệ điều hài lòng nhất của phương pháp phá thai nội khoa.

- Tỷ lệ điều không hài lòng nhất của phương pháp phá thai nội khoa.

- Tỷ lệ đánh giá mức độ chấp nhận về số ngày ra máu âm đạo.

- Tỷ lệ đánh giá mức độ chấp nhận về đau bụng.

- Tỷ lệ phương án lựa chọn phá thai nội khoa nếu phá thai lần nữa.

- Tỷ lệ khuyên bạn hoặc người thân lựa chọn phương pháp đình chỉ thai.

2.4.2. Các biến số nghiên cứu

* Biến số về đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

Các thông tin của các ĐTNC sẽ được ghi trong phiếu phỏng vấn, phiếu ghi các triệu chứng, tác dụng không mong muốn được ghi trong phiếu tự theo dõi tại nhà, trong phiếu thu thập thông tin để đo lường các biến số:

- Tuổi của ĐTNC: Tính theo năm dương lịch chia thành 4 nhóm tuổi:

+ < 20 tuổi + 20-29 tuổi + 30-39 tuổi + ≥ 40 tuổi

- Nghề nghiệp: là công việc được xã hội chấp nhận, tạo nên thu nhập cho bản thân và đem lại giá trị cho cộng đồng.

Chia nghề nghiệp thành các nhóm:

+ Học sinh- sinh viên + Cán bộ

+ Công nhân + Nông dân + Nội trợ

+ Khác (bao gồm: tự do, kinh doanh).

- Trình độ học vấn:

+ Tiểu học

+ Trung học cơ sở + Trung học phổ thông + Cao đẳng- Đại học - Địa bàn dân cư

+ Thành phố + Nông thôn - Tình trạng hôn nhân

+ Chưa kết hôn + Đã kết hôn + Ly hôn Tiền sử sản khoa - Số lần có thai

- Số lần đẻ: số lần đẻ đủ tháng, thiếu tháng.

- Tiền sử đẻ lần trước:

+ Đẻ thường: không phải can thiệp thủ thuật.

+ Đẻ khó: có can thiệp thủ thuật.

+ Mổ lấy thai

- Tiền sử số lần nạo, phá thai, sẩy thai - Tiền sử số lần phá thai bằng thuốc - Kết quả siêu âm:

+ Tư thế tử cung: ngả trước, ngả sau, trung gian.

+ Vị trí túi ối.

+ Túi ối chưa có âm vang thai: túi ối có bờ dày, dịch trong túi ối rỗng âm vang đồng nhất.

+ Túi ối có âm vang thai: có hình ảnh âm vang thai nằm trong túi ối.

+ Có tim thai: đo được tần số tim thai qua siêu âm.

- Tuổi thai hiện tại: chia thành 3 nhóm tuổi thai: 5 tuần; 6 tuần; 7 tuần.

+ 5 tuần: từ 4 tuần 1 ngày đến 5 tuần 0 ngày.

+ 6 tuần: từ 5 tuần 1 ngày đến 6 tuần 0 ngày.

+ 7 tuần: từ 6 tuần 1 ngày đến 7 tuần 0 ngày.

Tính tuổi thai theo kỳ kinh cuối cùng (ngày): tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng đến ngày sử dụng thuốc (ít áp dụng vì có nhiều đối tượng nghiên cứu kinh nguyệt không đều và không nhớ ngày đầu kỳ kinh cuối).

Tính tuổi thai theo siêu âm: Đo kích thước túi ối trung bình (Mean gestational Sac Diameter: MSD) là trị số trung bình của 3 phép đo trên ba chiều (dài- rộng- trước sau) của túi thai trong lòng tử cung. Có sẵn biểu đồ tính tuổi thai theo chiều dài đầu mông (Crow-Rump Length: CRL) hoặc MSD trên máy siêu âm:

Thai 5 tuần: Có đường kính túi ối là 10mm Thai 6 tuần: Có đường kính túi ối là 15mm

Thai 7 tuần: Có đường kính túi ối là 19mm, chiều dài đầu mông: 6- 11mm [21].

*Biến số về đánh giá kết quả của phương pháp phá thai nội khoa Đánh giá kết quả (đánh giá sau 2 tuần dùng thuốc):

- Thành công: sẩy thai hoàn toàn

+ Sau uống thuốc có ra huyết giống như hành kinh hoặc nhiều hơn, ĐTNC có thể quan sát thấy sự tống xuất của thai.

+ Siêu âm tử cung (khám lại sau 2 tuần): Niêm mạc tử cung dày đều, buồng tử cung không có hình ảnh âm vang bất thường.

- Thất bại:

+ Sót thai hoặc sót rau: ra huyết đỏ tươi liên tục, lẫn huyết cục ảnh hưởng tới toàn trạng hoặc ra huyết kéo dài kèm theo đau bụng hoặc sốt. Siêu

âm thấy buồng tử cung có hình ảnh túi ối hoặc hình ảnh tăng âm vang lẫn hình ảnh rỗng âm.

+ Thai lưu trong buồng tử cung: ra huyết âm đạo số lượng ít, màu đỏ sẫm, siêu âm hình ảnh bờ túi ối méo mó, không có âm vang thai hoặc tim thai âm tính.

+ Thai tiếp tục phát triển: sau uống thuốc, thai phụ không ra huyết âm đạo hoặc ra huyết rất ít, siêu âm có hình ảnh túi ối trong tử cung (có sự tiến triển so với hình ảnh siêu âm trước khi uống thuốc).

- Thời gian sẩy thai: được tính bằng giờ từ khi uống MSP đến khi quan sát thấy tổ chức thai sảy ra ngoài: chia thành 3 nhóm theo giờ:

+ ≤ 4 giờ + 5-6 giờ + > 6 giờ.

- Quan sát tổ chức thai sảy:

+ Có + Không

- Thời gian ra máu âm đạo (ngày): được tính từ khi sẩy thai đến khi hết ra máu âm đạo chia thành 4 nhóm:

+ < 7 ngày + 7-11 ngày + 12-14 ngày + >14 ngày.

- Mức độ ra máu âm đạo sau khi uống thuốc MSP được so sánh với mức độ ra kinh bình thường hàng tháng của chính đối tượng nghiên cứu đó:

+ Mức độ ít hơn hành kinh: lượng máu ra rất ít không cần dùng băng vệ sinh hoặc ra máu ít hơn hành kinh hàng tháng.

+ Mức độ tương đương hành kinh: lượng máu ra giống hành kinh hàng tháng.

+ Mức độ nhiều hơn hành kinh: ra máu nhiều hơn hành kinh hàng tháng, không ảnh hưởng đến toàn trạng.

+ Mức độ rất nhiều (băng huyết): ra máu đỏ tươi, liên tục, lẫn máu cục, ướt đẫm 2 băng vệ sinh dày trong 1 giờ và kéo dài 2 giờ liên tiếp, ảnh hưởng đến toàn trạng. Đây là tai biến của dùng thuốc, cần xử trí theo nguyên nhân để cầm máu

- Dùng thuốc:

+ Giảm đau, hạ sốt: dùng cho những bệnh nhân đau nhiều quá mức chịu đựng hoặc những trường hợp sốt ≥ 38,5oC.

+ Kháng sinh: dùng cho những trường hợp nhiễm khuẩn (sốt kéo dài, đau bụng hạ vị, ra dịch âm đạo có mùi hôi).

+ Dùng thêm MSP: cho các trường hợp sẩy thai không hoàn toàn Dùng 400 mcg Misoprostol ngậm dưới lưỡi hoặc

Dùng 600 mcg Misoprostol đường uống, có thể dùng lặp lại [7].

*Biến số về tác dụng không mong muốn và sự hài lòng của ĐTNC đối với phương pháp phá thai nội khoa

Các tác dụng không mong muốn thường gặp sau khi uống thuốc:

- Mức độ đau bụng: đánh giá theo thang điểm Visual Analogue Scale (VAS) từ 1 đến 10 [36]:

+ 0 điểm: không đau bụng + 1 – 4 điểm: đau bụng ít

+ 5– 6 điểm: đau bụng vừa phải + 7 – 10 điểm: đau bụng nhiều [48].

Các tác dụng không mong muốn khác:

- Buồn nôn: thai phụ có cảm giác buồn nôn nhưng không nôn - Nôn: nôn ra thức ăn hoặc dịch dạ dày

- Sốt: đo nhiệt độ ở nách nếu > 3705 thì được coi là sốt + Sốt nhẹ: nhiệt độ < 380C

+ Sốt vừa: nhiệt độ từ 380C - < 390C + Sốt cao: nhiệt độ > 390C

- Tiêu chảy: số lần đi đại tiện > 3lần/ngày, lượng nước trong phân nhiêu hơn bình thường.

- Đánh giá mức độ chấp nhận về số ngày ra máu âm đạo:

+ Chấp nhận + Không ý kiến + Không chấp nhận.

- Đánh giá mức độ chấp nhận về đau bụng:

+ Chấp nhận + Không ý kiến + Không chấp nhận.

- Lý do chọn phương pháp phá thai nội khoa:

+ Tự nhiên hơn + Kín đáo

+ Tránh nguy cơ thủ thuật + An toàn

- Điều hài lòng nhất của phá thai nội khoa:

+ Không có + Kín đáo

+ Tránh nguy cơ thủ thuật + Ít đau.

- Đánh giá mức độ hài lòng theo thang điểm Likert 5 điểm [47]:

+ Rất hài lòng + Hài lòng + Bình thường + Không hài lòng + Rất không hài lòng.

- Điều không hài lòng nhất của phá thai nội khoa:

+ Không có + Ra máu kéo dài + Đau bụng + Lo lắng.

- Nếu phải phá thai lần nữa có lựa chọn phá thai nội khoa không:

+ Có + Không.

- Khuyên bạn hoặc người thân chọn phương pháp phá thai:

+ Nội khoa + Ngoại khoa.

Một phần của tài liệu Kết quả phá thai nội khoa cho tuổi thai đến hết 7 tuần tại bệnh viện trường đại học y dược thái nguyên (Trang 46 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)