THÔN CHI NHÁNH PHAN ĐÌNH PHÙNG.
3.2.5 Nghiêm chỉnh chấp hành các nguyên tắc, quy trình cho vay:
Hoàn thành và tuân thủ nghiêm ngặt quy trình cho vay, thường xuyên rà soát những sơ hở trong quy trình cho vay, quy trình ban hành và việc tuân thủ quy trình của nhân viên ngân hàng. Cụ thể qua từng giai đoạn:
Giai đoạn kiểm tra hồ sơ thông tin khách hàng:
Vì nguồn thông tin khách hàng cung cấp có thể sai, nên ngoài thông tin từ khách hàng cán bộ tín dụng cần phải khai thác thêm thông tin nội bộ trên mạng của ngân hàng, đồng thời có thể tiến hành phỏng vấn trực tiếp khách hàng để năm nắm bắt tính xác thực của thông tin.
Một rủi ro khác ở giai đoạn này là sự chủ quan hoặc cố ý đưa ra nhận định chủ quan của cán bộ tín dụng trong việc nhận xét về năng lực tài chính của khách hàng. Do đó, ngân hàng nên áp dụng phần mềm để chấm điểm xếp loại khách hàng doanh nghiệp hoặc cá nhân vay vốn để có cơ sở cho vay cũng như quyết định lãi suất.
Giai đoạn thẩm định phương án vay vốn và khả năng trả nợ:
Khi thẩm định dự án vay vốn, nhân viên tín dụng cần xem xét tính xác thực của phần vốn tự có của khách hàng tham gia vào phương án, dự án xin vay. Ngoài ra, quy trình thẩm định này phải kết hợp với việc đánh giá rủi ro của khách hàng: rủi ro do ngành, rủi ro do kinh doanh, ….
Khi đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng vay vốn, cán bộ tín dụng cần phải nắm rõ nguồn trả nợ chính, tức khả năng sinh lời của phương án xin vay và các nguồn thu khác mà khách hàng cam kết trả nợ cho ngân hàng khi nguồn trả nợ chính có sự cố, đồng thời xem xét kèm theo những rủi ro tiềm tàng có thể mà bước đầu tín dụng chưa thẩm định được nhầm điều chỉnh thời hạn cho vay và thu hồi nợ hợp lý.
CBTD phải tránh quan điểm cho vay hoàn toàn dựa vào tài sản bảo đảm trực tiếp hoặc của bên thứ ba bảo lãnh vì khi xử lý tài sản thế chấp để thu hồi nợ vay thì
quá trình này diễn ra lâu dài, mất nhiều thời gian và thiệt thòi luôn nghiêng về phía người cho vay.
Giai đoạn quyết định cho vay:
Trước khi cán bộ tín dụng đề xuất cho vay và lãnh đạo ngân hàng quyết định cho vay thì cần phải tập hợp một số thông tin về thị trường, chính sách kinh tế … để có cái nhìn hệ thống về rủi ro có thể xảy ra trong bối cảnh cụ thể trước khi ra quyết định. Việc ra quyết định cho vay cần phải có sự kiểm tra kỹ lưỡng thay vì kiểm tra sơ sài và quyết định theo đề nghị của CBTD thì hiệu quả phòng ngừa rủi ro sẽ cao hơn.
Giai đoạn kiểm tra vốn sau khi cho vay :
Cần phải kiểm tra định kỳ các khoản vay để đảm bảo nó đang hoạt động theo dự kiến, tình trạng của khoản vay không xấu đi:
• Phải quản lý được nguồn doanh thu của khách hàng, có thể thỏa thuận với khách hàng việc chuyển doanh thu và sử dụng các dịch vụ tại ngân hàng, qua đó kiểm soát được nguồn trả nợ, vừa tăng thêm chi phí dịch vụ thu được.
• So sánh thực tế so với dự kiến ban đầu: tình hình các yếu tố đầu vào, thị trường tiêu thụ, tình hình cơ sở vật chất, sự hiện hữu và tình trạng của tài sản thế chấp, cầm cố tại thời điểm kiểm tra.
• Những thay đổi trong bộ máy kinh doanh, quản lý đối với khách hàng doanh nghiệp hoặc sự thay đổi về nguồn thu nhập, về tình trạng cá nhân đối với khách hàng cá nhân. Đánh giá tác động của những sự thay đổi này đến khả năng trả nợ.
Việc kiểm tra tình hình sử dụng vốn sau khi cho vay cần phải được thực hiện một cách nghiêm ngặt, khi có dấu hiệu bất thường nào của khách hàng ảnh hưởng đến khả năng thanh toán khoản vay của khách hàng thì CBTD phải báo cáo kịp thời cho cấp trên để có hướng giải quyết kịp thời và thích hợp.
Ngoài việc kiểm tra tình hình vốn vay, nên có một cơ chế kiểm tra chéo trong giai đoạn này để đảm bảo tính khách quan trong kiểm tra. Ngoài ra, khi có sự
thay đổi về nhân sự trong việc chuyển giao hồ sơ từ cán bộ này sang cán bộ tín dụng khác thì cần phải có quy định cụ thể trách nhiệm bàn giao, nội dung bàn giao. Có thể lập sổ nhật ký tín dụng về các lần phát vay, thu nợ, biến động tài sản đảm bảo, tình hình kinh doanh và tài chính để đảm bảo sự liên tục, thuận tiện trong việc theo dõi và chuyển giao hồ sơ giữa các cán bộ tín dụng.