Quy trình tín dụng tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Chi Nhánh Phan Đình Phùng

Một phần của tài liệu tìm hiểu hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh phan đình phùng (Trang 39 - 46)

THÔN CHI NHÁNH PHAN ĐÌNH PHÙNG.

2.2.3 Quy trình tín dụng tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Chi Nhánh Phan Đình Phùng

Thôn Chi Nhánh Phan Đình Phùng

Cán bộ tín dụng tiến hành phân tích, thẩm định khách hàng và phương án/dự án đầu tư theo thứ tự các bước sau đây:

Bước 1: Tiếp nhận, thu thập thông tin và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn:

Đối với khách hàng quan hệ tín dụng lần đầu: Cán bộ tín dụng phối hợp với bộ phận quản trị rủi ro (CIC) thực hiện đăng ký thông tin và cấp mã số giao dịch cho khách hàng theo quy định hiện hành của NHNo & PTNT Việt Nam. Hướng dẫn

khách hàng đăng ký thông tin khách hàng, các điều kiện vay vốn và tư vấn thiết lập hồ sơ vay.

Đối với khách hàng đã có quan hệ tín dụng: Cán bộ tín dụng kiểm tra các điều kiện vay, bộ hồ sơ vay.

Nhận xét: Bước đầu gặp gỡ khách hàng, NH đã chủ động gây cảm giác thân thiện, chuyên nghiệp qua thời gian lập hồ sơ nhanh chóng và đáp ứng đầy đủ các quy định của NHNN.

Bước 2: Thẩm định các điều kiện vay vốn.

Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ và mục đích vay vốn.

Kiểm tra hồ sơ khách hàng

Đối với pháp nhân, doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp doanh:

Hồ sơ pháp lý:

• Quyết định thành lập doanh nghiệp • Điều lệ doanh nghiệp

• Quyết định bổ nhiệm Chủ tịch hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc (Giám đốc), Kế toán trưởng.

• Đăng ký kinh doanh.

• Giấy phép hành nghề (nếu có).

• Giấy phép đầu tư (đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài).

• Biên bản góp vốn, danh sách thành viên sáng lập (công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp doanh).

• Các thủ tục về kế toán theo quy định của NH. Hồ sơ kinh tế:

• Kế hoạch sản xuất kinh doanh trong kỳ.

• Báo cáo thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh kỳ gần nhất. Hồ sơ vay vốn:

• Giấy đề nghi vay vốn.

• Dự án, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ, đời sống. • Các chứng từ có liên quan

• Hồ sơ bảo đảm tiền vay theo quy định

Đối với hộ gia đình, cá nhân, tổ hợp tác :

Hồ sơ pháp lý:

• Đăng ký kinh doanh đối với cá nhân phải đăng ký kinh doanh. • Hợp đồng hợp tác (đối với tổ hợp tác).

• Giấy ủy quyền cho người đại diện (nếu có). Hồ sơ vay vốn:

• Giấy đề nghị vay vốn.

• Dự án, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ. • Hồ sơ bảo đảm tiền vay theo quy định.

Kiểm tra hồ sơ vay vốn và hồ sơ đảm bảo tiền vay.

Kiểm tra mục đích vay vốn.

Điều tra thu nhập, tổng hợp thông tin về khách hàng và phương án vay vốn.

Kiểm tra, xác minh thông tin.

Phân tích, thẩm định khách hàng vay vốn.

Tìm hiểu và phân tích về tư cách, năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự.

Phân tích đánh giá tình hình quan hệ với các tổ chức tín dụng.

Phân tích, thẩm định phương án đầu tư.

Thẩm định tài sản đảm bảo tiền vay.

Nhận xét: Thời gian thẩm định khá nhanh chóng, không quá 5 ngày làm việc đối với cho vay ngắn hạn và không quá 10 ngày làm việc đối với cho vay trung và dài hạn kể từ khi NH nhận được đầy đủ hồ sơ vay vốn hợp lệ và thông tin cần thiết từ khách hàng.

Bước 3: Phê duyệt khoản vay.

Nhận được hồ sơ và báo cáo thẩm định của cán bộ tín dụng, Trưởng phòng hay tổ trưởng tổ tín dụng có trách nhiệm rà soát danh mục hồ sơ vay vốn theo quy định của NHNo & PTNT Việt Nam. Nếu đồng ý cho vay thì ghi rõ ý kiến đề xuất: mức tiền vay, lãi suất, thời hạn vay, kỳ hạn trả nợ, … nếu không đồng ý thì ghi rõ lý do, chỉ đạo cán bộ tín dụng soạn thông báo trình giám đốc ký, gửi khách hàng biết.

Nhận xét: Quy trình phê duyệt khoản vay nói chung khá gọn, và các mục mức tiền vay, lãi suất, thời hạn trả nợ , … đều được thỏa thuận với khách hàng dựa trên cơ sở các quy định chung của ngân hàng cho nên đều đáp ứng được lợi ích của hai phía. Tuy nhiên việc ký quyết định đồng ý hay hông đồng ý cho vay chỉ dựa trên báo cáo thẩm định của cán bộ tín dụng tiềm ẩn những rủi ro chủ quan, nếu cán bộ tín dụng vì mối quan hệ hay vì lợi ích cá nhân hay yếu kém trong chuyên môn mà cố tình hoặc vô ý đánh giá, thẩm định không chính xác thì sẽ dẫn đến ngân hàng sẽ cho vay đối với những khách hàng không đáng tin cậy, ngược lại lại không cho vay đối với những khách hàng tốt, đặc biệt việc không cho vay những khách hàng tốt sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến hình ảnh của ngân hàng.

Bước 4: Hoàn chỉnh hồ sơ, ký kết hợp đồng.

Hoàn chỉnh dự thảo hợp đồng: Hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay được thực hiện theo mẫu do NHNo & PTNT Việt Nam ban hành.

Căn cứ quyết định phê duyệt cho vay và các thỏa thuận với khách hàng , cán bộ tín dụng soạn thảo đầy đủ các nội dung theo yêu cầu và các thỏa thuận vào hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo hiểm tiền vay.

Ký kết hợp đồng:

Giám đốc NHNo & PTNT nơi cho vay xem xét các nội dung trên các hợp đồng được trình để phê duyệt. Nếu nội dung đầy đủ, bảo đảm pháp lý thì ký duyệt vào hợp đồng.

Nhận xét: Việc ký kết hợp đồng diễn ra nhanh chóng đảm bảo được các yêu cầu pháp lý về bảo hiểm tiền vay theo quy định của NHNN. Tạo điều kiện để ngân hàng nhanh chóng giải ngân vốn cho khách hàng.

Bước 5: Kiểm tra kiểm soát hồ sơ và giải ngân.

Kiểm tra hồ sơ trước khi giải ngân: Nếu hồ sơ đầy đủ đúng yêu cầu thì thực hiện nhập thông tin cần thiết vào hệ thống IPCAS (số tiền vay, kỳ hạn trả nợ gốc và lãi, mức lãi suất cho vay, kỳ hạn nợ cuối cùng…)

Giải ngân tiền vay: Giao dịch viên hay kế toán cho vay tiến hành nhập đầy đủ các thông tin của khoản vay đã được phê duyệt vào màn hình giải ngân của hệ thống IPCAS và lập thủ tục chuyển tiền cho đơn vị thụ hưởng hay chuyển vào tài khoản tiền gửi hoặc thực hiện giải ngân theo thỏa thuận với khách hàng.

Nhận xét: Quy trình diễn ra tương đối nhanh chóng, việc sử dụng hệ thống IPCAS giúp ngân hàng quản lý các khoản vay được dễ dàng hơn. Việc giải ngân cho khách hàng theo nhiều hình thức theo yêu cầu của khách hàng cũng góp phần đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, giảm thiểu phần nào việc giải ngân bằng tiền mặt của chi nhánh.

Bước 6: Thu hồi nợ gốc, lãi, phí và xử lý các phát sinh.

Theo dõi và kiểm tra khoản vay: Theo dõi, đôn đốc việc trả nợ gốc, lãi của khách hàng đầy đủ, đúng kỳ. Các khoản nợ đến hạn đều phải lập thông báo gửi cho khách hàng trước 5 ngày làm việc so với ngày đến hạn nợ.

Thu nợ gốc, lãi tiền vay và phí: Việc thu nợ thực hiện theo trật tự ưu tiên sau.

Nợ gốc, lãi vay quá hạn và phí.

Nợ gốc, lãi đến hạn và phí.

Sau khi đã thu nợ gốc, lãi vay và phí, phải cập nhật vào giấy nợ hoặc phụ lục hợp đồng tín dụng và hệ thống IPCAS số tiền đã thu theo quy định của NHNo & PTNT Việt Nam.

Nhận xét: Việc thường xuyên theo dõi đôn đốc quá trình thanh toán tiền lãi và nợ gốc của khách hàng giúp cho ngân hàng dễ dàng kiểm soát và nhận biết những rủi ro tiềm tàng. Từ đó có biện pháp tăng cường kiểm tra giám sát việc sử dụng vốn vay của khách hàng có đúng mục đích ban đầu không, có đạt được hiệu quả sử dụng vốn hay không, góp phần giảm thiểu rủi ro và nâng cao hiệu quả tín dụng. Việc thu hồi nợ gốc và lãi vay theo thỏa thuận ban đầu với khách hàng cũng tạo điều kiện thuận lợi nhất để khách hàng trả nợ. Điều này vừa giúp khách hàng sử dụng vốn hiệu quả, vừa giúp họ có thời gian thu xếp thanh toán khoản vay mà NH cũng dễ gây thiện cảm cho khách hàng thông qua phương thức thu hồi nợ khá linh hoạt.

Bước 7: Thanh lý hợp đồng tín dụng và giải chấp tài sản bảo đảm.

Thanh lý hợp đồng: Khi khách hàng trả hết nợ gốc, lãi và phí, giao dịch viên phải đối chiếu, kiểm tra số liệu giữa chứng từ giấy và hệ thống IPCAS để tất toán khoản vay.

Trường hợp khách hàng yêu cầu, cán bộ tín dụng soạn thảo biên bản thanh lý hợp đồng tín dụng trình trưởng phòng kiểm tra, xem xét trước khi trình giám đốc ký biên bản thanh lý.

Giải chấp tài sản bảo đảm tiền vay: Tùy theo điều kiện cụ thể, NHNo & PTNT nơi cho vay có thể giải chấp toàn bộ hay một phần tài sản bảo đảm.

Sau khi đã giải chấp tài sản, giao dịch viên phải thực hiện hạch toán ngoại bảng và nhập thông tin giải chấp tài sản bảo đảm tiền vay vào hệ thống IPCAS theo quy định hiện hành.

Nhận xét: Quá trình thanh lý hợp đồng và giải chấp tài sản đảm bảo diễn ra nhanh chóng, phù hợp với quy định của NHNN và gây được thiện cảm với khách hàng.

Bước 1

Bảng 2.5: Sơ đồ quy trình tín dụng tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh Phan Đình Phùng

Nhìn chung thì NHNo & PTNT Việt Nam đã xây dựng được một quy trình cho vay rất chi tiết, cụ thể, đảm bảo tính chặt chẽ, đúng quy định của NHNN. Với quy trình này sẽ đảm bảo được tính thống nhất trong hoạt động tín dụng của toàn chi nhánh cũng như trong toàn hệ thống NHNo & PTNT Việt Nam. Giúp xác định trách nhiệm và nhiệm vụ của các cấp cán bộ liên quan trong từng hợp đồng tín dụng, là khung chuẩn cho việc kiểm tra, giám sát tín dụng độc lập. Với một hợp đồng tín dụng thì một cán bộ tín dụng sẽ đảm nhận vai trò từ khâu tiếp nhận hồ sơ,

Bước 2 Bước 3 Bước 5 Bước 4 Bước 6 Bước 7

Tiếp nhận, thu thập thông tin và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn

Thẩm định các điều kiện vay vốn

Phê duyệt khoản vay

Hoàn chỉnh hồ sơ, ký kết hợp đồng

Kiểm tra kiểm soát hồ sơ và giải ngân

Thu hồi nợ gốc, lãi, phí và xử lý các phát sinh

Thanh lý hợp đồng tín dụng và giải chấp tài sản bảo đảm

thẩm định, giải ngân, giám sát khoản vay… cho tới lúc thanh lí hợp đồng, giải chấp tài sản đảm bảo, điều này tạo thuận lợi cho việc nắm bắt rõ từng khách hàng, từng hợp đồng và tạo sự linh hoạt cho CBTD. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn có những bất cập, đó là mỗi cán bộ tín dụng phải có sự am hiểu rộng, phải nắm bắt được sự biến động của thị trường và khung pháp lí để đảm bảo quá trình thẩm định không sai lệch, hợp đồng tín dụng đảm bảo tính pháp lí. Hơn nữa, những lúc mà số lượng hợp đồng tín dụng tăng lên, sẽ tạo áp lực cho CBTD, gây khó khăn trong quá trình quản lí, tiến độ thực hiện mỗi hợp đồng bị chậm trễ, dễ dẫn đến nhưng sai phạm.

Một phần của tài liệu tìm hiểu hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh phan đình phùng (Trang 39 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)