Trích dự phòng.

Một phần của tài liệu tìm hiểu hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh phan đình phùng (Trang 59 - 62)

THÔN CHI NHÁNH PHAN ĐÌNH PHÙNG.

2.2.6.3 Trích dự phòng.

Rủi ro là sự không chắc chắn và rủi ro tín dụng cũng vậy. Nhưng giả sử nếu rủi ro xảy ra thì lấy nguồn nào mà xử lí nếu tài sản đảm bảo không đủ? Hay để nợ xấu cứ tồn đọng làm ảnh hưởng đến hoạt động của chi nhánh và toàn hệ thống ngân hàng? Vì lẽ đó mỗi ngân hàng khi cho vay nên có khoản dự phòng rủi ro tín dụng riêng và chi nhánh cũng đã thực hiện việc trích lập dự phòng hàng quý dựa trên việc phân loại nợ.

Mỗi quý một lần, chậm nhất ngày 10 của tháng đầu quý, chi nhánh căn cứ vào số dư nợ gốc tại thời điểm ngày cuối cùng của tháng thứ 3 quý trước để thực hiện việc phân loại nợ và trích dự phòng rủi ro. Riêng đối với quý IV, chậm nhất ngày 10 của tháng 12 chi nhánh thực hiện việc phân loại nợ và trích dự phòng rủi ro tại thời điểm cuối ngày 30 tháng 11.

Bảng 2.13: Tỷ lệ trích dự phòng cụ thể đối với năm nhóm nợ:

Nhóm Tỷ lệ 1 0% 2 5% 3 20% 4 50% 5 100%

Số tiền dự phòng cụ thể phải trích = [ số dư nợ gốc của khoản nợ - giá trị khấu trừ TSĐB] x tỷ lệ trích dự phòng cụ thể.

Bảng 2.14: Tỷ lệ khấu trừ TSĐB.

Loại tài sản đảm bảo Tỷ lệ khấu

trừ tối đa(%)

Số dư tài khoản tiền gửi, sổ tiết kiệm, giấy tờ có giá bằng đồng Việt Nam do NHNo & PHNT phát hành;

100%

Tín phiếu kho bạc, vàng, số dư trên tài khoản tiền gửi, sổ tiết kiệm, giấy tờ có giá bằng ngoại tệ do NHNo & PTNT phát hành;

95%

Trái phiếu Chính phủ:

+ Có thời hạn còn lại từ 1 năm trở xuống + Có thời hạn còn lại từ 1 năm đến 5 năm + Có thời hạn còn lại trên 5 năm

95% 85% 80% Chứng khoán, công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá do các tổ chức

tín dụng khác phát hành được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán và trung tâm giao dịch chứng khoán;

70%

Chứng khoán, công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá do doanh nghiệp phát hành được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán và trung tâm giao dịch chứng khoán;

65%

Chứng khoán, công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá do các tổ chức tín dụng khác phát hành chưa được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán và trung tâm giao dịch chứng khoán;

50%

Bất động sản 50%

Chi nhánh trích dự phòng chung bằng 0,55% tổng giá trị các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4.

Dưới đây là số liệu trích dự phòng của chi nhánh qua 3 năm từ 2009- 2011:

Bảng 2.15: Nhóm nợ và trích dự phòng. ĐVT: Tỷ đồng. Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Nợ nhóm 1 597,73 783,25 736,92 Nợ nhóm 2 46,19 53,74 24,59 Nợ nhóm 3 9,51 3,54 6,80 Nợ nhóm 4 9,60 1,97 20,20 Nợ nhóm 5 5,04 0,01 3,20 Dự phòng chung 3,65 4,63 4,34 Dự phòng cụ thể 3,11 1,13 5,91 Tổng số dự phòng 6,76 5,76 10,24 Dư nợ 668,07 842,51 791,71 Tỷ lệ trích lập dự phòng 1,01% 0,68% 1,29%

(Nguồn: Báo cáo nhóm nợ và trích lập dự phòng của CN Phan Đình Phùng).

Chi nhánh đã chủ động trích dự phòng hàng quý phòng trường hợp xấu xảy ra. Tỷ lệ trích dự phòng của chi nhánh qua ba năm giao động dưới 1,5% điều này là rất tốt, chứng tỏ ngân hàng có danh mục cho vay ít rủi ro, chất lượng của các khoản tín dụng cũng tốt. Việc phân loại nợ và trích dự phòng hàng quý như vậy sẽ giúp chi nhánh kiểm soát được tình hình các món vay và từ đó có cách xử lí kịp thời. Với việc trích dự phòng như vậy chi nhánh sẽ chủ động hơn khi có rủi ro xảy ra, không để tình hình nợ xấu tồn đọng làm ảnh hưởng đến hoạt động cũng như uy tín của ngân hàng.

Chương III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ

Một phần của tài liệu tìm hiểu hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh phan đình phùng (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)