Nâng cao chất lượn gở khâu thẩm định tài sản bảo đảm.

Một phần của tài liệu tìm hiểu hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh phan đình phùng (Trang 67 - 68)

THÔN CHI NHÁNH PHAN ĐÌNH PHÙNG.

3.2.4 Nâng cao chất lượn gở khâu thẩm định tài sản bảo đảm.

Tài sản đảm bảo ( TSĐB) thường được các ngân hàng coi như một nguồn thu nợ thứ hai trong các khoản vay có đảm bảo. Bởi có rất nhiều lí do khiến khách hàng không trả nợ cho ngân hàng. Nhưng điều này cũng chứa đựng nguy cơ thất thoát liên quan đến TSĐB. Do vậy, nâng cao chất lượng thẩm định tài sản đảm bảo là việc hết sức cần thiết để hạn chế tổn thất cho ngân hàng.

Ngân hàng cần chuyên môn hóa bộ phận thẩm định tài sản đảm bảo. Hiện nay ở chi nhánh chưa có bộ phận chuyên trách thẩm định tài sản đảm bảo mà giao trực tiếp cho CBTD tự thẩm định, đánh giá. Bộ phận thẩm định TSĐB sẽ chịu trách nhiệm chuyên biệt về công tác thẩm định đánh giá tài sản đảm bảo của khách hàng, đưa ra nhận xét, kết quả thẩm định từ đó đánh giá mức độ rủi ro để trình cấp trên xem xét. Bộ phận này được đào tạo kiến thức chuyên môn cần thiết, am hiểu thị trường và các kiến thức về pháp luật thông qua quá trình đào tạo huấn luyện và tự học hỏi nâng cao tay nghề. Bộ phận này cũng sẽ chịu trách nhiệm tái đánh giá lại tài sản đảm bảo của các khoản vay từ 3 tháng, 6 tháng hay 1 năm tùy theo biến động của thị trường. Như vậy sẽ có thể giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng.

Đối với vấn đề quản trị danh mục tài sản đảm bảo, ngân hàng cần hoàn thiện hơn hồ sơ thế chấp, hồ sơ pháp lí( chứng thực sở hữu của tài sản, đăng kí giao dịch đảm bảo, công chứng,…) Vì đây là vấn đề quyết định đến quyền tài sản, quyền truy đòi nợ của ngân hàng. Hoàn thiện khâu quản lí tình trạng TSĐB, thường xuyên đánh giá xem xét lại tài sản đảm bảo, theo dõi cập nhật các thông tin liên quan đến pháp luật về TSĐB.

Một phần của tài liệu tìm hiểu hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh phan đình phùng (Trang 67 - 68)