CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC TƯ VẤN
1.1. Khái niệm, vai trò, phân loại công tác tư vấn giám sát chất lượng thi công xây dựng công trình
1.1.3. Phân loại công tác tư vấn giám sát
Trong một tổ chức, đơn vị TVGS công trình xây dựng được lập ra nhằm đảm bảo công trình được thực hiện theo đúng hợp đồng đã ký kết với CĐT cần phải xây dựng mô hình bao gồm các công việc như sau:
Giám sát chất lượng: Đảm bảo các hạng mục công trình được thi công đúng kỹ thuật, bản vẽ thiết kế theo các TCKT, quy định hiện hành.
Giám sát khối lượng, giá thành: Theo dõi, thống kê số lượng, khối lượng đầu vào và đầu ra đáp ứng các vật tư vật liệu theo tiến độ công trình.
Giám sát an toàn lao động: Đảm bảo ĐVTC được trang bị đầy đủ những dụng cụ, thiết bị bảo hộ lao động theo đúng tiêu chuẩn vể an toàn lao động.
Giám sát an toàn vệ sinh môi trường: Đảm bảo các vấn đề về vệ sinh môi trường nhằm hạn chế tối đa ảnh hưởng đến môi trường các khu vực công trình đi qua trong suốt quá trình thi công xây dựng.
Giám sát tiến độ thi công xây dựng: Đảm bảo công trình thực hiện theo đúng tiến độ đề ra ban đầu theo từng gian đoạn, hạng mục công trình.
Căn cứ theo quyết định thành lập đoàn TVGS tùy theo từng công trình mà bố trí nhân sự trong đoàn tương ứng với chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
Kỹ sư TVGS Trưởng : có chức năng, quyền hạn, trách nhiệm được quy định tại Quy chế này; là kỹ sư chuyên ngành giao thông, có thâm niên công tác đúng ngành trên 10 năm, có nhiều kinh nghiệm, thành tích, uy tín trong TVTK, thi công, đã giám sát tối thiểu 02 dựa án tương tự với chức danh là kỹ
sư TVGS chuyên ngành.
Kỹ sư TVGS chuyên ngành (cầu, đường, cảng, đường sắt, kiến trúc xây dựng...) là kỹ sư có bằng chuyên môn theo lĩnh vực mình phụ trách, có thâm niên công tác trên 5 năm, có tiêu chuẩn quy định theo quy chế này.
Giám sát viên khác: tuỳ theo dự án sử dụng trình độ của TVGS và phân theo chuyên môn hoá hoặc thực hiện toàn bộ công việc giám sát. Nếu sử dụng theo chuyên môn hoá, đối với các dự án lớn phức tạp cần các chức danh công việc có bằng cấp khác nhau như sau:
+ Giám sát viên chất lượng.
+ Giám sát viên khối lượng.
+ Giám sát viên thí nghiệm...v.v
Ngoài ra còn có các bộ phận nhân viên như sau:
- Kỹ sư kinh tế, tài chính.
- Cán bộ văn phòng tổng hợp, quản trị.
- Bảo vệ, lái xe.
1.1.3.1. Quyền hạn, trách nhiệm của kỹ sư TVGS Trưởng
Kỹ sư TVGS Trưởng có quyền kiểm tra, thanh tra, phủ quyết các kết quả làm việc không đúng của các thành viên trong đơn vị, từ chối tiếp nhận những thành viên không đủ điều kiện về phẩm chất và chất lượng chuyên môn; đề nghị thủ trưởng đơn vị TVGS thưởng cho các thành viên hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Kỹ sư TVGS Trưởng phải đề xuất các chủ trương đối với các vấn đề quan trọng, xem xét phê chuẩn báo cáo của TVGS cũng như các văn bản về quản lý hợp đồng, quản lý tiến độ và chất lượng thi công công trình của từng ĐVTC và cả dự án, cụ thể như sau:
+ Chịu trách nhiệm chung công tác giám sát về tiến độ, khối lượng và chất lượng xây dựng. Lập biểu đồ tiến độ theo dõi giám sát thi công so sánh với tiến độ thực tế điều chỉnh.
+ Giữ gìn quan hệ mật thiết với chủ công trình, làm rõ yêu cầu, nguyện vọng và bảo vệ quyền lợi co CĐT. Tổ chức chuẩn bị nội dung cuộc họp tác nghiệp thượng kỳ để đánh giá kết quả hạng mục công trình hoàn thành và giải quyết các vấn đề kỹ thuật sắp tới.
+ Xác định cơ cấu giám sát chất lượng công trình và chức trách các nhân viên, tổ chức họp định kỳ và đột xuất về việc kiểm điểm trách nhiệm và phối kết hợp tất cả các thành viên có quan hệ với công tác TVGS.
Quan hệ với người phụ trách từng bộ phận của các ĐVTC, phối hợp công tác và giải quyết các vấn đề vướng mắc trong quá trình thi công.
Kiểm tra giám sát các vấn đề công nghệ, điểm dừng kỹ thuật, tình hình thi công do ĐVTC xây dựng thực hiện.
Xác nhận và kiểm tra thường xuyên năng lực về thiết bị và nhân lực của các ĐVTC phụ do ĐVTC chính chọn, kịp thời báo cho CĐT chấp thuận.
Thẩm tra thiết kế biện pháp công nghệ, phương án tổ chức thi công và tiến độ thi công do ĐVTC hoặc tư vấn thiết kế lập, đề xuất ý kiến cải tiến (nếu có); ký chuyển CĐT chấp thuận trước khi thi công.
Thẩm tra quy cách sản phẩm, chất lượng và thiết bị thi công do ĐVTC xây dựng đưa ra.
Kỹ sư TVGS Trưởng không được phép tự thay đổi các TCKT trong hợp đồng bao thầu thi công do CĐT ký với ĐVTC.
Có các biện pháp kỹ thuật đề phòng ảnh hưởng đến nhà dân; giải quyết tranh chấp khi ĐVTC có kiến nghị.
Kiểm tra biện pháp an toàn lao động, đảm bảo an toàn giao thông, vệ sinh môi trường trong quá trình thi công và sau khi hoàn thành công trình.
Kiểm tra tiến độ và chất lượng thi công, nghiệm thu từng điểm dừng kỹ
thuật từng hạng mục công trình chuyển CĐT ký chứng từ thanh toán công trình.
Thông báo CĐT chỉnh lý văn bản hợp đồng quá hạn, bổ sung các hạng mục phát sinh và tài liệu hồ sơ kỹ thuật;
Cung cấp cho chủ công trình tất cả tài liệu phân tích sự thật khi có tranh chấp, đề xuất ý kiến có tính khả thi;
Tổ chức để đơn vị thiết kế, CĐT và ĐVTC tiến hành nghiệm thu hoàn công, ký xác nhận trước khi CĐT nghiệm thu chính thức và bàn giao công trình đưa vào sử dụng, khai thác;
Làm rõ giá trị cuối cùng của các công việc hoàn thành của hợp đồng.
Tổng hợp quyết toán công trình;
Báo cáo định kỳ các việc có liên quan cho chủ công trình và cho các cơ quan có thẩm quyền để kịp thời xử lý.
1.1.3.2. Quyền hạn và trách nhiệm của Kỹ sư TVGS chuyên ngành
Kỹ sư TVGS chuyên ngành áp dụng đối với dự án có quy mô lớn nhiều loại công trình khác nhau hoặc một công trình độc lập; Kỹ sư TVGS chuyên ngành là người giúp việc cho Kỹ sư TVGS Trưởng; bên dưới quản lý công việc của các giám sát viên khác, Kỹ sư TVGS chuyên ngành phải có mặt thường xuyên ở hiện trường để chỉ đạo giám sát ĐVTC, giải quyết kịp thời các sai sót.
Được uỷ thác và yêu cầu của Kỹ sư TVGS Trưởng, Kỹ sư TVGS chuyên ngành có thể đảm nhiệm một số hoặc toàn bộ quyền hạn sau đây:
+ Phối hợp công tác với ĐVTC, thẩm tra chi tiết kế hoạch tiến độ thi công, triển khai các chỉ thị cần thiết của Kỹ sư TVGS Trưởng tới ĐVTC, am hiểu các công nghệ và tài liệu hợp đồng;
+ Kiểm tra khâu chuẩn bị mặt bằng và toàn bộ nguồn vật liệu do ĐVTC mua, kiểm tra chất lượng vật liệu đưa đến công trường;
+ Theo dõi quá trình áp dụng công nghệ và vật liệu mới trong thi công, đề xuất biện pháp xử lý thích hợp trong quá trình thực hiện;
Kiểm tra các việc định vị, cao độ, kết cấu của công trình phù hợp với bản vẽ thiết kế và yêu cầu của dự án;
Đề xuất và lập lệnh thay đổi và kiểm tra các lệnh thay đổi của ĐVTC.
Không phát lệnh hoặc chấp thuận bất kỳ một công việc nào có liên quan đến sự trì hoãn hay bất kỳ một sự thanh toán nào hoặc không được tự ý thay đổi công trình trừ khi có văn bản chỉ đạo của chủ công trình;
Kiểm tra hướng dẫn sửa đổi các bản vẽ thi công của ĐVTC cho phù hợp;
Tổ chức các cuộc họp thường kỳ với ĐVTC để phối hợp giải quyết mọi vấn đề và mọi khiếu nại gồm cả vấn đề an toàn trong xây dựng;
Phối hợp với các Cơ quan hữu quan cùng CĐT để giải quyết các vấn đề có liên quan.
Xác nhận khối lượng và chất lượng công việc hoàn thành, trình Kỹ sư TVGS Trưởng duyệt;
Bảo quản tất cả các mốc đo về trắc địa ở hiện trường và mẫu thí nghiệm tại phòng thí nghiệm hiện trường đến khi hoàn thành công trình;
Nghiên cứu, phân tích tất cả vấn đề nảy sinh trong thi công, các bên quan hệ tranh chấp, cung cấp cho Kỹ sư TVGS Trưởng chứng cứ có liên quan;
Kiểm tra chất lượng, khối lượng, tiến độ thi công theo quy trình hiện hành và TCKT ghi trong hồ sơ thầu;
Kiểm tra giá thành cuối cùng của công việc hoàn thành phần hạng mục công trình theo hợp đồng, chứng nhận chứng chỉ thanh toán hàng tháng của ĐVTC;
Được kiêm đảm nhận giám sát viên khối lượng, chất lượng tuỳ thuộc vào quy mô dự án;
Theo quy định, lập báo cáo hàng tháng với Kỹ sư TVGS Trưởng các sự việc trên và thực hiện tất cả mệnh lệnh, các phiếu giao việc của Kỹ sư TVGS Trưởng phân công hàng ngày.
1.1.3.3. Nhiệm vụ của các nhân viên giám sát khác
Các nhân viên giám sát khác chỉ các nhân viên giám sát khác dưới quyền Kỹ sư TVGS Trưởng, bao gồm kỹ sư giám sát viên khối lượng, giám sát viên chất lượng, giám sát viên thí nghiệm, nhân viên tổng hợp. Ngoài ra còn có các kỹ sư kinh tế, tài chính trách nhiệm của họ là phải hiểu hết bản vẽ và các văn bản, tài liệu, hồ sơ thiết kế, hợp đồng, phối hợp để thực hiện mục tiêu quy định tại Hợp đồng kinh tế và có thể sẽ được phân công một số nhiệm vụ cụ thể như sau:
Giám sát viên khối lượng
+ Có trách nhiệm lập quy định về phương pháp đo đạc, tính toán khối lượng theo từng điểm dừng kỹ thuật, từng hạng mục công trình.
+ Có trách nhiệm kiểm tra các công việc đo lường liên quan đến các công việc xây dựng của ĐVTC để xác định những khối lượng đã đảm bảo yêu cầu chất lượng (có chứng nhận của giám sát viên chất lượng kèm theo) để làm cơ sở cho Kỹ sư TVGS chuyên ngành và Kỹ sư TVGS Trưởng xác nhận khối lượng phải trả tiền phù hợp với TCKT và điều kiện của hợp đồng.
+ Hàng ngày vào sổ "Nhật ký khối lượng" và báo cáo tình hình đo đạc kiểm tra khối lượng các ĐVTC cho Kỹ sư TVGS Trưởng.
+ Chịu trách nhiệm hướng dẫn ĐVTC thiết lập các biểu đồ ngang, đường găng để theo dõi kiểm tra tiến độ, biện pháp thi công, so sánh khối lượng thực tế thi công. Nếu thấy công trình chậm tiến độ, giám sát viên khối lượng phải tiến hành điều tra phân tích trên sơ đồ găng, tìm nguyên nhân phối hợp với ĐVTC, TVTK tìm cách khắc phục tình trạng chậm trễ này.
+ Đo kích thước hình học hoặc cao đạc từng thời điểm, tính toán lập bảng, cung cấp số liệu khối lượng hàng ngày, tuần, tháng, quý, năm cho Kỹ
sư TVGS Trưởng và Kỹ sư TVGS chuyên ngành.
+ Thu thập tất cả các tài liệu, chứng cứ và ghi lại (hoặc chụp ảnh) tất cả các vấn đề có liên quan trong trường hợp có thể ĐVTC có khiếu nại về việc mất khối lượng do lũ lụt, lún sụt,....cũng như các công việc phát sinh khác, gửi cơ quan nơi ĐVTC (hoặc CĐT) đóng bảo hiểm công trình.
+ Ghi vào bản vẽ thiết kế thi công cao độ thực tế và đặc điểm hạng mục, phát sinh (địa chất, kết cấu công trình...), phải vẽ bổ sung các chi tiết về tất cả các kích thước hình học, đặc tính kỹ thuật trong quá trình thi công xây dựng công trình;
+ Giám sát viên khối lượng có trách nhiệm lưu trữ tài liệu về khối lượng công trình.
- Giám sát viên chất lượng
Có trách nhiệm xác định việc đảm bảo chất lượng công trình, bao gồm những công việc chính sau đây:
+ Lập đề cương về khối lượng, lấy mẫu thử và thí nghiệm, vị trí cần kiểm tra trên cơ sở quy định TCKT trong hồ sơ ĐVTC và các quy trình, quy phạm hiện hành phân bổ cho từng giai đoạn kiểm tra theo điểm dừng kỹ
thuật, chuyển giai đoạn thi công, thông báo cho ĐVTC để phối hợp. Trong quá trình thí nghiệm, kiểm tra không được làm ảnh hưởng đến tiến độ thi công.
+ Kiểm tra việc thành lập phòng thí nghiệm trên hiện trường và trung tâm, kiểm tra các yêu cầu chất lượng trong hồ sơ thiết kế, bản vẽ thi công,
hướng dẫn việc đánh giá chất lượng các vật liệu địa phương cho dự án xây dựng và QLCL xây dựng.
+ Kiểm tra thiết bị thi công đúng chủng loại thiết bị đo lường, thí nghiệm và phải được hợp chuẩn, đăng kiểm theo quy định hiện hành. Thẩm tra tay nghề các nhân viên của ĐVTC.
+ Tiếp nhận các yêu cầu kiểm tra chất lượng của ĐVTC và lập kế hoạch chất lượng kế hoạch hàng ngày, đánh giá, ký xác nhận kết quả thí nghiệm từng hạng mục để xếp loại chất lượng và tính chuyển đổi ra khối lượng làm căn cứ so sánh đối chứng kết quả của giám sát viên khối lượng, trình Kỹ sư TVGS Trưởng và Kỹ sư TVGS chuyên ngành xem xét, tham gia xác nhận các chứng chỉ thanh toán cho ĐVTC.
+ Phối hợp với TVTK đề xuất các giải pháp kỹ thuật bảo dưỡng công trình trong hồ sơ thiết kế kỹ thuật chưa phù hợp, đảm bảo giao thông, an toàn lao động liên quan xảy ra trong quá trình thi công.
+ Hàng ngày nghiên cứu phân tích báo cáo kịp thời với Kỹ sư TVGS Trưởng và Kỹ sư TVGS chuyên ngành tình hình kiểm tra chất lượng các ĐVTC, vào sổ "Nhật ký chất lượng" một cách chi tiết tất cả những sự việc đã xẩy ra tại công trình (đặc biệt thời tiết thay đổi ảnh hưởng đến chất lượng);
tổng hợp tình hình theo biểu mẫu quy định, lập các báo cáo hàng tuần, tháng, quý, năm.
+ Bảo quản mẫu thí nghiệm theo quy định, lưu trữ các số liệu chất lượng từng mũi thi công, từng Km, khi cần kiểm tra đối chiếu phải đáp ứng kịp thời.