Các nhân tố bên ngoài

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ quản lý xây dựng hoàn thiện công tác tư vấn giám sát (Trang 43 - 50)

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC TƯ VẤN

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác giám sát chất lượng thi công xây dựng công trình

1.3.2. Các nhân tố bên ngoài

Hoạt động TVGS trong lĩnh vực thi công xây dựng liên quan chặt chẽ đến các hoạt động khác trong lĩnh vực này. Để hoàn thành một công trình xây dựng đạt hiệu quả chất lượng bao cần sự phối hợp của các đơn vị có liên quan trong quá trình thi công xây dựng như: CĐT, đơn vị TVTK, ĐVTC, đơn vị thí nghiệm kiểm định chất lượng.

1.3.2.1. Ảnh hưởng do chất lượng hồ sơ khảo sát, thiết kế.

Trong công tác xây dựng hiện nay thiếu các tư vấn chất lượng cao ở tầm vĩ mô trong việc đề xuất các chủ trương đầu tư xây dựng, quy hoạch, lập dự án, đề xuất các giải pháp kỹ thuật công nghệ chính xác, hợp lý, khả thi;

Trong nhiều trường hợp đã để xảy ra các sai sót, phải điều chỉnh cho quá trình xây dựng gây tốn kém, lãng phí, ảnh hưởng lớn đến chất lượng công trình.

Nhiều tổ chức tư vấn do đòi hỏi bức bách của công việc mà hình thành, chưa có những định hướng, chiến lược phát triển rõ rệt. Trong những năm gần

đây số lượng các Trung tâm tư vấn phát triển tràn lan nhưng năng lực thì lại yếu kém, còn nhiều hạn chế và chưa làm tròn trách nhiệm, còn vi phạm nguyên tắc quản lý đầu tư xây dựng. Trên thực tế cho thấy hầu hết các sai sót, khiếm khuyết trong xây dựng đều có liên quan đến tư vấn xây dựng, nhất là trong thiết kế. Sai sót của TVTK có trường hợp dẫn đến hậu quả lâu dài khó khắc phục. Mặt khác các đơn vị TVTK mới chỉ thực hiện ở dự án do Tư vấn trong nước thiết kế, nhưng nhìn chung việc giám sát tác giả của TVTK cũng chưa nghiêm túc, trách nhiệm về sản phẩm thiết kế chưa cao, chưa chịu trách nhiệm đến cùng đối với sản phẩm thiết kế của mình.

Mức độ ảnh hưởng của các hoạt động xây dựng đến chất lượng công trình xây dựng giảm dần theo thời gian tính từ khi mới thành ý tưởng dự án đến khi công trình xây dựng hoàn thành, được bàn giao vào khai thác, sử

dụng. Muốn có công trình xây dựng có chất lượng tốt thì trước hết thiết kế phải tốt. Muốn có thiết kế đạt chất lượng thì trước hết khảo sát phải đúng.

Khảo sát sai sót dẫn đến thiết kế không đúng, nếu phát hiện sai sót kịp thời sẽ phải chỉnh sửa thiết kế, thay đổi biện pháp thi công, kéo dài thời gian xây dựng, phát sinh chi phí. Trường hợp không phát hiện kịp thời thì hạu quả sẽ còn lớn hơn, thậm chí có thể dẫn đến các thảm hoạ không thể lường trước.

Đối với các công trình đó vấn đề thường là bị kéo dài thời gian xây dựng/hoặc các TCKT không đảm bảo và cuối cùng là phát sinh chi phí. Một số trường hợp chi phí phát sinh là tương đối lớn. Tóm lại, ý tưởng đầu tư ban đầu, và tiếp theo đó là các bước nghiên cứu đầu tiên như lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (Báo cáo đầu tư xây dựng công trình)...cần được chú ý đặc biệt. Sự chú ý đặc biệt đó có thể thể hiện bằng cơ chế khuyến khích, thi tuyển, hoặc/và thảo luận những ý tưởng đầu tư, bằng cách tăng định mức chi phí cho công tác lập dự án

Trong công tác xây dựng, hoạt động TVTK đóng vai trò quan trọng trong việc cấu thành một sản phẩm xây dựng có chất lượng cao. Chất lượng công trình có tốt hay không phụ thuộc rất nhiều vào các giải pháp thiết kế, kết

cấu, kiến trúc có phù hợp với địa hình, quy hoạch hay không. Trong công tác TVGS chất lượng công trình hiện nay có rất nhiều trường hợp gặp phải sự cố do công tác đánh giá, khảo sát địa chất địa hình không phù hợp dẫn đến biện pháp thi công đưa ra không đảm bảo. Chính vì vậy công tác GSCL thi công công trình xây dựng phải bắt tay vào ngay từ khi chuẩn bị thi công là kiểm tra lại bản vẽ thiết kế, các kết cấu, cấu kiện chi tiết, biện pháp thi công đã phù hợp với địa hình thực tế hay chưa để báo cáo với CĐT và cùng đơn vị TVTK đưa ra biện pháp xử lý tốt nhất.

1.3.2.2 Ảnh hưởng do năng lực của ĐVTC.

ĐVTC thì công là đơn vị trực tiếp tạo ra sản phẩm xây dựng, chất lượng, thẩm mỹ của công trình có đảm bảo hay không phụ thuộc chủ yếu vào năng lực về thiết bị, con người và kinh nghiệm của ĐVTC. Điều này được thể hiện rất rõ thông qua các bộ luật về xây dựng như Luật xây dựng, Luật đấu thầu... Công trình xây dựng thường hoạt động trên diện rộng, mật độ thi công lớn, hạng mục chi tiết rất nhiều, để GSCL công trình một cách tốt nhất người tư vấn thường phảo hoạt động rất nhiều. Tuy nhiên do đặc thù công tác TVGS chất lượng là kiểm tra, giám sát và phát hiện sai sót trong quá trình thi công chứ không trực tiếp thi công nên chất lượng công trình vẫn phụ thuộc chủ yếu vào năng lực của ĐVTC.ĐVTC có năng lực yếu, thiếu kinh nghiệm phần nhiều sẽ làm ẩu, làm tắt các bước trong quá trình thi công dẫn đến sai phạm, sự cố công trình.

Chính vì vậy ngay từ khi ký hợp đồng TVGS với CĐT, kỹ sư TVGS cần phải Kiểm tra về nhân lực, thiết bị thi công của ĐVTC xây dựng công trình đưa vào công trường; xác nhận số lượng, chất lượng máy móc, thiết bị của ĐVTC chính, ĐVTC phụ theo hợp đồng xây dựng hoặc theo hồ sơ trúng thầu. Trong quá trình thi công, phải thường xuyên rà soát đối chiếu các đề xuất kỹ thuật trong hồ sơ dự thầu với quá trình triển khai (đặc biệt là các biện pháp tổ chức thi công, tiến độ thi công), kiểm tra sự phù hợp về huy động nhân sự, máy móc giữa thực tế hiện trường và với hồ sơ dự thầu, đề xuất

giải pháp xử lý kịp thời đối các ĐVTC không đủ điều kiện năng lực thực hiện hợp đồng.

1.3.2.3 Ảnh hưởng do công tác thí nghiệm, kiểm định chất lượng.

Hiện nay, trong hoạt động xây dựng đơn vị thí nghiệm kiểm định chất lượng đa phần do ĐVTC ký hợp đồng chứ không do CĐT trực tiếp ký hợp đồng. Mặc dù hoạt động độc lập và chịu trách nhiệm trước pháp luật, CĐT, ĐVTC và đơn vị TVGS về kết quả thí nghiệm kiểm định của mình nhưng lại chịu sự chi phối của ĐVTC xây lắp nên kết quả thí nghiệm kiểm định nhiều khi chưa thực sự khách quan. Nhiều trường hợp kết quả thí nghiệm kiểm định thường chỉ mang tính hình thức, đối phó với các đơn vị kiểm tra dẫn đến đánh giá không trung thực kết quả thí nghiệm.

Thí nghiệm kiểm định chất lượng các hạng mục được thực hiện trong và sau khi hạng mục thi công xây lắp hoàn thành trong suốt quá trình thi công xây dựng công trình. Hiện nay trên địa bàn cả nước có rất nhiều đơn vị hoạt động thí nghiệm kiểm định chất lượng xây dựng thiếu năng lực về thiết bị, năng lực cán bộ dẫn đến năng lực các phòng thí nghiệm chỉ thực hiện được các phép thử thông thường đối với một số loại vật liệu phổ biến. Mặc dù TVGS có quyền yêu cầu kiểm tra khi nghi ngờ kết quả thí nghiệm bằng một đơn vị thí nghiệm độc lập khác nhưng do tính chất thi công trên diện rộng, các hạng mục thi công nhiều nên phần nhiều đánh giá chất lượng công trình vẫn phụ thuộc vào công tác thí nghiệm, kiểm định trực tiếp tại công trường.

Nhu cầu thực tế đối với hoạt động kiểm định là rất lớn, nhưng số lượng các tổ chức hoạt động có kinh nghiệm trong lĩnh vực này chưa nhiều, chưa có chuyên gia được đào tạo chuyên nghiệp. Ngành kiểm định đang thiếu các TCKT, cũng như quy trình kỹ thuật hướng dẫn phương pháp kiểm định. Công tác kiểm định chất lượng công trình hiện còn tồn tại một số bất cập như: Chưa phân định rõ ranh giới công việc thực hiện giữa tổ chức kiểm tra, chứng nhận với tổ chức TVGS; quy trình thực hiện chưa có sự thống nhất… Nguyên nhân là do thiếu quy định về công nhận các tổ chức kiểm định, nên không thể thống

kê chính xác số lượng, cũng như quản lý năng lực của các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực này. Thực tế cho thấy, cần bổ sung các quy định công nhận các tổ chức kiểm định chất lượng công trình, sửa đổi quy định về điều kiện năng lực của tổ chức cho phù hợp. Ngoài ra, cần mở rộng hoạt động sang các lĩnh vực chứng nhận vật liệu, sản phẩm xây dựng.

1.3.2.4 Ảnh hưởng do chất lượng vật liệu thi công.

Công trình xây dựng là sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và phần trên mặt nước, được xây dựng theo thiết kế. Chính vì vậy, chất lượng công trình xây dựng phụ thuộc vào chất lượng của vật liệu xây dựng. Vật liệu xây dựng lại rất đa dạng về chủng loại. Để đảm bảo được chất lượng công trình xây dựng, cần kiểm tra, GSCL chúng khi đưa vào sử

dụng.

Công tác QLCL vật liệu trong thi công xây dựng là một trong các công tác chính của công tác QLCL công trình xây dựng. Công tác QLCL công trình xây dựng nói chung và vật liệu xây dựng nói riêng phải tuân theo Luật Xây dựng; Nghị định số 46/2015/NĐ-CP của Chính phủ về QLCL công trình xây dựng.

Qua việc kiểm tra chất lượng các công trình có chất lượng kém cho thấy còn nhiều tồn tại, trong đó chất lượng của vật liệu đưa đến chân công trình xây dựng, đặc biệt là các chủng loại vật liệu xây dựng khai thác tự nhiên và vật liệu xây dựng do địa phương sản xuất còn có những lô hàng chưa đạt yêu cầu về chất lượng gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng của công trình xây dựng. Đây là một trong những yếu tố tác động trực tiếp trong thi công xây lắp, việc kiểm tra, kiểm soát cho từng loại vật liệu theo ba đặc trưng cơ bản là “định tính, định hình và định lượng” còn có những thiếu sót. Do đó khi vật liệu đưa đến công trình xây dựng khi thì thiếu về “định lượng” (đơn vị đo lường không chuẩn), khi thì thiếu về quy cách “định hình”, … nên rất khó

khăn cho các doanh nghiệp thực hiện thi công xây lắp cũng như các bộ phận liên quan như thiết kế, giám sát kỹ thuật CĐT, CĐT hoặc các đơn vị quản lý liên quan.

Tóm lại, công tác QLCL vật liệu xây dựng phải được quan tâm trong hồ sơ thiết kế, trong các điều kiện kỹ thuật của hồ sơ mời thầu và đặc biệt từ giai đoạn chuẩn bị thi công và trong suốt quá trình thi công xây dựng công trình.

1.3.2.5 Ảnh hưởng do điều kiện thời tiết.

Các công trình xây dựng ảnh dưởng rất nhiều bởi các yếu tố tự nhiên như mưa, gió, độ ẩm, nhiết dộ … dẫn đến sự không chính xác, sai lệch trong kết quả tư vấn của các kỹ sư TVGS gây hậu quả nghiêm trọng cho công trình thi công. Chính vì thế điều kiện thời tiết khí hậu cũng ảnh hưởng phần lớn đến công tác TVGS thi công.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH DO TRUNG TÂM TƯ VẤN KỸ THUẬT VÀ GIÁM SÁT

CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG THỰC HIỆN

2.1. Giới thiệu chung về Trung tâm tư vấn kỹ thuật và giám sát công trình xây dựng.

Giới thiệu chung

- Tên cơ quan: Trung tâm Tư vấn kỹ thuật và Giám sát công trình xây dựng - Sở GTVT Quảng Ninh.

- Tên giao dịch: Trung tâm Tư vấn kỹ thuật và Giám sát công trình xây dựng.

- Địa chỉ: Số 333 đường Nguyễn Văn Cừ, phường Hồng Hà, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

- Điện thoại: 0333. 849 726 - 0333. 848 444; Fax: 0333. 848 443 - Email: tvkt.sgtvtqn@gmail.com

- Tài khoản: 0300 2476 6388 - Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín - Chi nhánh Quảng Ninh.

Các văn bản pháp lý

- Quyết định số 4233/QĐ-UB ngày 21/11/2002 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh về việc thành lập Trung tâm Tư vấn kỹ thuật và Giám sát công trình xây dựng;

- Thông báo mã số thuế Trung tâm Tư vấn kỹ thuật và Giám sát công trình xây dựng 5700 437 235 do Cục thuế tỉnh Quảng Ninh cấp ngày 01/04/2003;

- Quyết định số 643/QĐ-SGTVT ngày 14/04/2005 của Giám đốc Sở GTVT tỉnh Quảng Ninh về việc ban hành quy chế và tổ chức bộ máy đối với Trung tâm tư vấn kỹ thuật và giám sát công trình xây dựng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ quản lý xây dựng hoàn thiện công tác tư vấn giám sát (Trang 43 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(116 trang)
w