Đánh giá tính an toàn

Một phần của tài liệu Tính an toàn, tính sinh miễn dịch và hiệu lực bảo vệ của vắc xin Nanocovax liều 25μg phòng COVID-19 trên người Việt Nam tình nguyện (Trang 68 - 73)

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.4. Các chỉ tiêu nghiên cứu

2.4.1. Đánh giá tính an toàn

❖ Chỉ tiêu đánh giá tính an toàn trên lâm sàng ở toàn bộ đối tượng tham gia được tiêm ít nhất một mũi SPNC gồm :

- Tỷ lệ và mức độ AEs tại chỗ (đau, nhạy cảm, nóng đỏ, sưng, ngứa) và toàn thân (sốt, đau đầu, mệt, buồn nôn hoặc nôn, đau khớp, đau cơ, tiêu chảy,

ớn lạnh) trong dự kiến sau mỗi mũi tiêm sản phẩm nghiên cứu ở các thời điểm 60 phút sau tiêm, 7 ngày liên tục sau tiêm.

- Tỷ lệ và mức độ AEs ngoài dự kiến trong toàn bộ thời gian nghiên cứu.

- Tỷ lệ SAEs, tỷ lệ và mức độ MAAE trong toàn bộ thời gian nghiên cứu.

❖ Đánh giá tính an toàn dựa trên xét nghiệm: thực hiện trên nhóm A, B.

Thông qua sự biến đổi một số chỉ số sinh hóa, huyết học sau tiêm SPNC:

hồng cầu, huyết sắc tố, bạch cầu, tiểu cầu, SGOT, SGPT và urê, creatinin huyết thanh thời điểm khám sàng lọc (D0) so với ngày 28 và 42 sau tiêm mũi 1.

Phương pháp xác định các chỉ tiêu đánh giá an toàn

+ Tỷ lệ xuất hiện các biến cố bất lợi được tính theo công thức [144]:

Tỷ lệ biến cố bất lợi = x 100%

+ Mức độ nghiêm trọng của AE được ghi nhận và đánh giá theo hướng dẫn đánh giá mức độ độc tính trên người tình nguyện khỏe mạnh trong nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng vắc xin phòng bệnh của FDA [145] như sau:

Bảng 2.3. Đánh giá mức độ biến cố bất lợi

Độ 1 Mức nhẹ: khó chịu thoáng qua hoặc nhẹ (<48 giờ): không ảnh hưởng hoạt động; không cần can thiệp/ chăm sóc y tế

Độ 2 Trung bình: Hạn chế nhẹ đến trung bình trong hoạt động - có thể cần một số trợ giúp; không hoặc cần can thiệp / trị liệu y tế tối thiểu Độ 3 Nặng: Hạn chế rõ rệt trong hoạt động, thường cần một số trợ giúp;

có can thiệp y tế

Độ 4 Có thể đe dọa tính mạng: yêu cầu hội chẩn đánh giá AE hoặc nhập viện

Số người tiêm vắc xin có biến cố bất lợi Tổng số người tiêm vắc xin

Bảng 2.4. Đánh giá mức độ biến cố bất lợi tại chỗ Biến cố bất lợi Mức độ Cường độ

Đau tại vị trí tiêm

1 Có thể chịu đựng được

2 Ảnh hưởng đến các hoạt động thường ngày 3 Ức chế các hoạt động thường ngày

4 Cần thăm khám y tế hoặc nằm viện

Nhạy cảm tại nơi tiêm

1 Hơi khó chịu khi chạm 2 Khó chịu khi cử động 3 Đau nhiều khi nghỉ ngơi

4 Đau cần thăm khám y tế hoặc nằm viện

Đỏ tại vùng tiêm*

1 2,5 - 5 cm 2 5,1 - 10 cm 3 >10 cm

4 Hoại tử hoặc viêm da bong vảy

Ngứa

1 Không ảnh hưởng đến sinh hoạt 2 Vài lần ảnh hưởng đến sinh hoạt

3 Hạn chế hoạt động sinh hoạt rất đáng kể

Sưng/cứng vùng tiêm

1 2,5 – 5 cm và không ảnh hưởng các hoạt động

2 5,1 - 10 cm hoặc gây ảnh hưởng hoạt động 3 >10 cm hoặc cản trở hoạt động

4 Hoại tử

* Đỏ da ≤ 2,5cm do phản ứng kim châm vào da và do đó sẽ không được xem là một tác dụng phụ

Bảng 2.5. Đánh giá mức độ biến cố bất lợi toàn thân Toàn

thân

Độ 1 Nhẹ

Độ 2 Trung bình

Độ 3 Nặng

Độ 4 Đe dọa tính mạng

Buồn nôn/ói

Không ảnh hưởng đến sinh hoạt hoặc 1 - 2 lần/ 24 giờ

Vài lần ảnh hưởng đến sinh hoạt hoặc

> 2 lần/ 24 giờ

Ảnh hưởng đến sinh hoạt, cần truyền nước

Cấp cứu hoặc nhập viện

Tiêu chảy

2 - 3 đi tiêu phân lỏng hoặc

<400 g/24 giờ

4 - 5 đi tiêu phân lỏng hoặc 400-800 g/24 giờ

Trên 6 lần đi tiêu, phân có nước hoặc >800 g/24h, phải tuyền nước

Cấp cứu hoặc nhập viện

Đau đầu

Không ảnh hưởng đến sinh hoạt

Phải sử dụng thuốc giảm đau không gây nghiện và lặp lại >24h. Ảnh hưởng đến sinh hoạt

Phải sử dụng thuốc giảm đau có chất gây mê, ngăn cản hoạt động sinh hoạt

Cấp cứu hoặc nhập viện

Mệt mỏi

Không ảnh hưởng đến sinh hoạt

Vài lần ảnh hưởng đến sinh hoạt

Ngăn cản hoạt động sinh hoạt rất đáng kể

Cấp cứu hoặc nhập viện Đau cơ

Không ảnh hưởng đến sinh hoạt

Vài lần ảnh hưởng đến sinh hoạt

Ngăn cản hoạt động sinh hoạt rất đáng kể

Cấp cứu hoặc nhập viện Bệnh tật

và bất lợi về tình trạng LS

Không ảnh hưởng đến sinh hoạt

Vài lần ảnh hưởng đến sinh hoạt

Ngăn cản hoạt động sinh hoạt rất đáng kể

Cấp cứu hoặc nhập viện

Bảng 2.6. Đánh giá mức độ biến cố bất lợi về sinh hiệu Dấu hiệu

sinh tồn

Độ 1 (Nhẹ)

Độ 2 (Trung bình)

Độ 3 (Nặng)

Độ 4

(Đe dọa tính mạng) Sốt 38-38,40C 38,5 -38,90C 39-400C > 400C Nhịp tim nhanh*

(lần/phút) 91 – 115 116 – 130 >130 Khám AE hoặc nhập viện do rối loạn nhịp tim Nhịp tim chậm**

(lần/phút) 50 – 54 45 – 49 < 45 Khám AE hoặc nhập viện do rối loạn nhịp tim Tăng huyết áp

tâm thu (mmHg) 141 – 150 151 – 155 ≥ 155

Khám AE hoặc nhập viện vì tăng huyết áp ác tính

Tăng huyết áp tâm trương (mmHg)

91 – 95 96 – 100 > 100

Khám AE hoặc nhập viện vì tăng huyết áp ác tính

Hạ huyết áp tâm

thu (mmHg)*** 85 – 89 80 – 84 <80 Khám A&E hoặc nhập viện do sốc hạ huyết áp Nhịp thở

(lần/phút) 17 – 20 21-25 >25

Đặt nội khí quản

* Đo khi nghỉ ≥ 10 phút

** Khi nghỉ ngơi, nhịp tim bình thường từ 60-100 nhịp/phút

*** Khi có triệu chứng (chóng mặt/ choáng váng) + Đánh giá AE theo mức độ liên quan với SPNC:

Chắc chắn liên quan: AE xảy ra liên quan hợp lý về thời gian với việc dùng SPNC; Không thể giải thích do tình trạng lâm sàng của đối tượng, yếu tố bên ngoài, thuốc điều trị gây ra; Theo kiểu đáp ứng đã biết/dự kiến xảy ra đối với SPNC; Mất đi hoặc giảm bớt theo sau khi ngừng hoặc giảm liều (dose reponse), xuất hiện lại khi tái sử dụng SPNC.

Nhiều khả năng liên quan: AE liên quan hợp lý về thời gian với việc dùng SPNC; Không thể giải thích do tình trạng lâm sàng của đối tượng, yếu tố bên ngoài, thuốc điều trị gây ra; Theo kiểu đáp ứng đã biết/ dự kiến xảy ra đối với SPNC.

Có thể liên quan: AE liên quan hợp lý về thời gian với việc dùng SPNC;

Không thể giải thích do tình trạng lâm sàng của đối tượng, yếu tố bên ngoài, thuốc điều trị gây ra.

Ít liên quan: AE ít liên quan hợp lý về thời gian với việc dùng sản phẩm nghiên cứu.

Không liên quan: AE rõ ràng không liên quan hợp lý về thời gian với việc dùng SPNC; có thể giải thích do tình trạng lâm sàng của đối tượng, yếu tố bên ngoài, thuốc điều trị gây ra; Không theo kiểu đáp ứng đã biết/dự kiến xảy ra đối với SPNC; Không mất đi hoặc giảm bớt theo sau khi ngừng hoặc giảm liều (dose reponse), không xuất hiện lại khi tái sử dụng SPNC.

❖ Tiêu chuẩn đánh giá vắc xin được coi là đạt về tính an toàn:

Vắc xin được đánh giá là an toàn khi đáp ứng được các tiêu chí sau đây:

Không hoặc có ít AE toàn thân và tại chỗ sau tiêm vắc xin: sốt, dị ứng, đau cơ khớp, nôn, tiêu chảy…; Không có AE nặng, nghiêm trọng: Sốc, tụt huyết áp, tử vong...; Không gây độc cho gan: SGOT, SGPT không tăng sau tiêm vắc xin;

Không gây độc cho thận: Urê huyết thanh không tăng sau tiêm VXNC; Các chỉ số xét nghiệm hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu... không thay đổi sau tiêm VXNC.

Một phần của tài liệu Tính an toàn, tính sinh miễn dịch và hiệu lực bảo vệ của vắc xin Nanocovax liều 25μg phòng COVID-19 trên người Việt Nam tình nguyện (Trang 68 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)