Những khái niệm cơ bản của đề tài

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động ôn thi trung học phổ thông quốc gia tại các trường trung học phổ thông huyện bắc tân uyên, tỉnh bình dương (Trang 26 - 31)

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ÔN THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

3. Tổng quan tình hình nghiên cứu

1.1 Những khái niệm cơ bản của đề tài

1.1.1 Hoạt động ôn thi trung học phổ thông quốc gia

1.1.1.1 Kỳ thi trung học phổ thông quốc gia

Kỳ thi trung học phổ thông quốc gia tại Việt Nam là một sự kiện lớn của ngành Giáo dục Việt Nam, được bắt đầu tổ chức vào năm 2015. Là kỳ thi 2 trong 1, kỳ thi này xét cho thí sinh hai nguyện vọng: tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng. Theo nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam Phùng Xuân Nhạ

(2020) phát biểu tại Hội nghị công tác thi TN THPT năm 2020: Kỳ thi tốt nghiệp THPT

năm 2020 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng góp phần đánh giá chất lượng trên diện rộng; kiểm tra mức độ đáp ứng chuẩn đầu ra của các em so với yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông. Căn cứ vào kết quả để xét công nhận tốt nghiệp THPT; làm cơ sở đánh giá chất lượng dạy, học của các nhà trường, công tác chỉ đạo của các cơ quan quản lý giáo dục; đồng thời là cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp có thể sử dụng để tuyển sinh.

Theo Bách khoa Toàn thư mở Wikipedia: Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (hay còn gọi là thi tú tài) là một kỳ thi quan trọng trong hệ thống giáo dục Việt

Nam và dành cho học sinh lớp 12. Mục đích của kỳ thi này là công nhận việc hoàn tất

chương trình học phổ thông của học sinh và là điều kiện cần để tham dự tiếp kỳ thi tuyển

sinh đại học và cao đẳng. Năm 2015, kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông được nhập

chung với kỳ thi tuyển sinh đại học để mang tên Kỳ thi Trung học phổ thông Quốc gia, thí sinh chỉ cần dự thi kỳ thi này và dựa vào điểm thi để xét tốt nghiệp phổ thông trung

11

học và xét tuyển vào các trường đại học.[3][4] Từ năm 2020 đến nay, kỳ thi này được tổ

chức trở lại, thay thế cho kỳ thi THPT quốc gia, do những tác động của đại dịch COVID-

19 đến chương trình dạy học của học sinh. Cách thức tổ chức kỳ thi gần giống với kỳ

thi THPT quốc gia. Do dịch bệnh diễn biến phức tạp tại một số địa phương nên kỳ thi được phân hoá làm 2 đợt cụ thể:

- Đợt 1 tập trung vào những tỉnh thành ít chịu ảnh hưởng.

- Đợt 2 dành cho các địa phương bị cách ly xã hội ở đợt 1.

1.1.1.2 Ôn thi trung học phổ thông quốc gia

Ôn thi trung học phổ thông quốc gia là một hoạt động chuyên môn của trường trung học phổ thông, hoạt động nhằm tổ chức cho học sinh khối 12 ôn tập, hệ thống lại kiến thức đã được học, rèn luyện kỹ năng làm bài thi theo yêu cầu của kỳ thi trung học phổ thông quốc gia. Thời gian tổ chức ôn thi trung học phổ thông quốc gia kéo dài từ sau khi học sinh khối 12 kết thúc thi học kỳ II của năm học đến trước thời điểm tổ chức thi trung học phổ thông quốc gia, thường khoảng trên dưới 08 tuần.

Ôn thi trung học phổ thông quốc gia là quá trình của hoạt động dạy và học luôn

đi kèm biện chứng với nhau. Hoạt động dạy là hoạt động của giáo viên nhằm tạo ra, tổ chức và hướng dẫn hoạt động học của học sinh nhằm giúp học sinh có được nền tảng kiến thức đáp ứng yêu cầu của kỳ thi. Hoạt động học là hoạt động của học sinh nhằm củng cố, bổ sung kiến thức và hình thành kỹ năng cho bản thân nhằm đạt được kết quả cao nhất trong kỳ thi hướng tới mục tiêu tốt nghiệp THPT và tuyển sinh vào Đại học, cao đẳng.

1.1.1.3 Xây dựng các nguồn lực đảm bảo cho hoạt động ôn thi trung học phổ thông quốc gia

Để tổ chức hoạt động ôn thi thi trung học phổ thông quốc gia, trường THPT phải huy động các nguồn lực hỗ trợ như: cơ sở pháp lý, tài chính, đội ngũ, học sinh, cơ sở vật chất, …

1.1.2 Quản lý Hoạt động ôn thi trung học phổ thông quốc gia

1.1.2.1 Quản lý

Thuật ngữ quản lý được nhiều nhà nghiên cứu đề cập tới. Sau đây là một số định nghĩa:

12

- Theo Hoàng Phê (1988) và các đồng tác giả trong Từ điển Tiếng Việt của Nhà xuất bản Khoa học Xã hội: “Quản lý là tổ chức và điều khiển các hoạt động theo những

yêu cầu nhất định”.

- Theo Taylor (1911) trong “Các nguyên tắc quản lý” thì “Quản lý là biết chính

xác điều bạn muốn người khác làm và sau đó thấy rằng họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất

- Theo TS. Trần Thị Tuyết Mai trong đề cương bài giảng Khoa học quản lý, có

04 yếu tố cơ bản của quản lý là:

+ Hướng tới các mục tiêu.

+ Thông qua con người.

+ Với kỹ thuật và công nghệ.

+ Thực hiện bên trong một tổ chức nhất định.

Từ đó, một cách khái quát: Quản lý là hoạt động, là tác động có định hướng, có

chủ đích của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức. [24, tr. 04]

Từ những phân tích trên, có thể định nghĩa: Quản lý là sự tác động liên tục có tổ

chức, có định hướng, có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến đối tượng quản

lý để điều khiển các hoạt động nhằm đạt đến mục tiêu xác định.

1.1.2.2 Quản lý trường trung học phổ thông

Có nhiều tác giả khái niệm về quản lý nhà trường, cụ thể:

- Theo Trần Thị Tuyết Oanh(2011) và các đồng tác giả trong giáo trình Giáo dục học thì: quản lý trường học là hoạt động của các cơ quan quản lý giáo dục nhằm tập

hợp và tổ chức các hoạt động của giáo viên, học sinh và các lực lượng giáo dục khác huy động tối đa các nguồn lực giáo dục để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo trong nhà trường.

- Tác giả Phạm Minh Hạc (1986) trong quyển sách Một số vấn đề về giáo dục và

Khoa học giáo dục cho rằng: “Quản lý nhà trường là thực hiện đường lối của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, với thế

hệ trẻ và từng học sinh

Như chúng ta biết trong các trường học, đặc biệt là trường THPT thì hoạt động dạy học là hoạt động trọng tâm nhằm đạt được mục tiêu giáo dục đã đề ra. Vì thế có thể

13

cho rằng: quản lý trường THPT là quản lý hoạt động chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy học của giáo viên, tức là đưa hoạt động đó từ trạng thái này đến trạng thái khác để dần dần tiến tới mục tiêu giáo dục của THPT là một mục tiêu kép: vừa chuẩn bị kiến thức cho học sinh tốt nghiệp THPT để vào cao đẳng, đại học, vừa chuẩn bị cho các

em một kỹ năng, tính tự chủ trong lao động. Đối với học sinh THPT thì ngoài việc trang

bị kiến thức, việc hình thành cho các em phương pháp học tập, tư duy, khả năng thích ứng với cuộc sống cũng là một vấn đề quan trọng. Vì thế vấn đề đặt ra đối với việc quản

lý trường THPT chính là người quản lý (chủ thể quản lý) tác động như thế nào vào các thành tố của hệ thống giáo dục, nhằm đem lại kết quả như mong muốn. Tác giả cho rằng đây thực sự là khó khăn, khó khăn không chỉ bởi công tác quản lý là một công tác mang tính khoa học, mang tính nghệ thuật, mà còn bởi trong sự phát triển nhanh chóng của xã hội ngày nay thì đổi mới giáo dục phổ thông để đạt được mục tiêu giáo dục không phải

là việc dễ dàng. Hơn thế, dù giáo dục phổ thông là một lĩnh vực trong nhiều năm qua được Đảng và nhà nước quan tâm nhưng những bất cập của nó về đội ngũ giáo viên, cơ

sở vật chất cũng bị lộ rõ, bởi những lẽ đó tôi cho rằng quản lý nhà trường THPT là điều kiện mang tính quyết định để nâng cao chất lượng giáo dục. Bên cạnh những điều kiện thuận lợi, người quản lý thực sự đã gặp nhiều khó khăn trong điều kiện quản lý của nhà trường THPT đòi hỏi người quản lý phải tận tâm với công việc và có phương pháp làm việc khoa học. Hiệu quả của công tác quản lý không phải đo bằng thời gian người quản

lý giành cho công viêc mà chính bằng kết quả đạt được. Có thể thấy, nếu hoạt động trọng tâm của hiệu trưởng trường THPT là hoạt động chuyên môn thì để đạt được mục tiêu giáo dục, người quản lý cần chú trọng đến việc quản lý hoạt động dạy của người giáo viên và hoạt động học của học sinh.

Như vậy quản lý trường THPT là tập hợp các tác động tối ưu sự cộng tác tham gia hỗ trợ, huy động, can thiệp của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên, học sinh và cán bộ công nhân viên nhà trường nhằm tận dụng các nguồn dự trữ do nhà nước đầu tư, lực lượng xã hội đóng góp và do xây dựng vốn tự có hướng vào việc đẩy mạnh hoạt động của nhà trường, thực hiện nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường mà hoạt động cơ bản nhất là quản lý hoạt động chuyên môn. Cũng chính vì thế mà nội dung cơ bản nhất trong nhà trường của hiệu trưởng là quản lý hoạt động chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy học, thực hiện có chất lượng mục tiêu Giáo dục - Đào tạo.

14

Từ những phân tích trên, ta có thể hiểu quản lý trường THPT là một hệ thống những tác động sư phạm khoa học và có tính định hướng của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên, học sinh và các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm làm cho nhà trường vận hành theo đúng đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng trong thực tiễn Việt Nam. Quản lý nhà trường có nhiều nội dung như: Quản lý dạy học, giáo

dục, quản lý cơ sở vật chất – kỹ thuật, quản lý nhân sự, quản lý tài chính, quản lý chuyên môn, ...

1.1.2.3 Quản lý hoạt động ôn thi trung học phổ thông quốc gia tại trường

Trung học phổ thông

Quản lý hoạt động ôn thi trung học phổ thông quốc gia là quản lý hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của học sinh, cùng với các điều kiện khác hỗ trợ cho hoạt động ôn thi trung học phổ thông quốc gia tại trường trung học phổ thông.

Quản lý hoạt động ôn thi trung học phổ thông quốc gia tại trường trung học phổ thông cần đảm bảo mối quan hệ giữa các thành tố: mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức; mối quan hệ giữa thầy và trò của quá trình ôn thi. Do đó, quản

lý hoạt động ôn thi cần quản lý đồng bộ các thành tố đó, và phải được tiến hành đồng

bộ từ quản lý cơ sở vật chất, quản lý đội ngũ sư phạm, quản lý điều kiện và môi trường làm việc đến cơ chế tổ chức, hoạt động, điều hành; kiểm tra, đánh giá; phối hợp các lý luận giáo dục trong và ngoài nhà trường.

Quản lý hoạt động ôn thi trung học phổ thông quốc gia tại trường trung học phổ thông về bản chất là quản lý việc thực hiện mục tiêu, nội dung, việc đổi mới phương pháp ôn tập, cũng như các giải pháp hỗ trợ khác nhằm góp phần nâng cao tỉ lệ học sinh tốt nghiệp THPT, nâng cao chất lượng điểm thi các môn. Ban giám hiệu, đặc biệt là hiệu trưởng trong nhà trường THPT có vai trò to lớn trong quản lý, chỉ đạo hoạt động ôn thi bằng những biện pháp quản lý để nâng cao hiệu quả hoạt động ôn thi.

Như vậy, quản lý hoạt động ôn thi trung học phổ thông quốc gia tại trường trung học phổ thông là những tác động của chủ thể quản lý (hiệu trưởng) có kế hoạch, có chiến lược, có định hướng đến đối tượng quản lý (hoạt động ôn thi trung học phổ thông quốc gia tại trường Trung học phổ thông) nhằm đạt được mục tiêu mong muốn.

15

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động ôn thi trung học phổ thông quốc gia tại các trường trung học phổ thông huyện bắc tân uyên, tỉnh bình dương (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(184 trang)