Các yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động ôn thi trung học phổ thông quốc gia tại các trường trung học phổ thông huyện bắc tân uyên, tỉnh bình dương (Trang 49 - 52)

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ÔN THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

3. Tổng quan tình hình nghiên cứu

1.4 Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động ôn trung học phổ thông quốc gia tại trường Trung học phổ thông

1.4.2 Các yếu tố chủ quan

1.4.2.1 Năng lực của hiệu trưởng về quản lý hoạt động ôn trung học phổ thông quốc gia.

Cán bộ quản lý trường trung học phổ thông mà đứng đầu là Hiệu trưởng chính là người chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của nhà trường trước cấp trên, là người dẫn dắt nhà trường thực hiện nhiệm vụ mà Đảng, nhà nước và nhân dân giao phó. Chính

vì vậy, hiệu trưởng phải được trang bị cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về công tác quản

lý, nhất là quản lý hoạt động dạy học.

Người hiệu trưởng có năng lực sẽ có được tầm nhìn, có được sự phân tích, đánh giá vấn đề chính xác để đề ra kế hoạch, mục tiêu, biện pháp thực hiện khả thi, hiệu quả. Nếu dạy học ôn thi trung học phổ thông quốc gia là một thách thức đối với giáo viên thì quản lý hoạt động này là một thách thức đối với hiệu trưởng. Để quản lý hiệu quả hoạt động ôn thi trung học phổ thông quốc gia, hiệu trưởng phải có năng lực xây dựng kế hoạch hoạt động ôn thi; tổ chức hoạt động ôn thi; kiểm tra, đánh giá hoạt động ôn thi; bồi dưỡng kiến thức, năng lực dạy ôn thi cho giáo viên; xây dựng cơ chế, tạo động lực thúc đẩy hoạt động ôn thi đạt hiệu quả.

1.4.2.2 Nhận thức của hiệu trưởng về hoạt động ôn thi trung học phổ thông quốc gia

Hiệu trưởng là người ban hành quyết định thực hiện hoạt động ôn thi trung học phổ thông quốc gia, xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch, chỉ đạo thực hiện

kế hoạch, tổ chức kiểm tra đánh giá. Vì vậy, nhận thức đầy đủ về ý nghĩa, tầm quan trọng của hoạt động ôn thi trung học phổ thông quốc gia sẽ giúp người hiệu trưởng có những quyết định đúng đắn, phù hợp và khả thi.

34

1.4.2.3 Tư duy đổi mới của hiệu trưởng

Đổi mới: là thay đổi hoặc làm cho thay đổi tốt hơn, tiến bộ hơn so với trước, đáp ứng yêu cầu sự phát triển. Đổi mới là cải cách cái lỗi thời, cái cũ thay vào đó là kế thừa cái tốt và thêm vào cái mới hợp thời đại mới. Như vậy, đổi mới là thay đổi, kế thừa cái cũ và tiếp thu cái mới một cách linh hoạt.

Quản lý sự thay đổi: Quản lý thay đổi thực chất là xác định cái cần thay đổi, trạng thái phải thay đổi và trạng thái mong muốn sau thay đổi, xác định khoảng cách giữa chúng và tìm lộ trình đi đến trạng thái mong đợi. Tuy nhiên, trong quản lý sự thay đổi, nguyên tắc phù hợp thích ứng và kế thừa phát triển rất được coi trọng. Trong thực tế có hai loại thay đổi: “Sự thay đổi tự nhiên” diễn ra thường xuyên và “sự thay đổi được hoạch định”. Loại thay đổi thứ hai có tính phức tạp, chưa được thử nghiệm đối với tổ chức và cần có sự quản lý. Trước tiên, người quản lý phải nhận diện cho được “sự thay đổi” mà mình phải quản lý có đặc điểm, cũng như những nội dung cơ bản nào cần giải quyết; đồng thời phân tích được khả năng” đón nhận” sự thay đổi của tổ chức.

Từ cơ sở lý luận trên, tư duy đổi mới của hiệu trưởng đóng vai trò quan trọng trong quản lý hoạt động ôn thi trung học phổ thông quốc gia. Ngày nay, xã hội luôn vận động và đổi mới không ngừng cùng với những tiến bộ của khoa học công nghệ. Song song đó, hoạt động dạy học nói chung và dạy học ôn thi trung học phổ thông quốc gia cũng có nhiều sự thay đổi cả về mục tiêu, nội dung, hình thức. Vì vậy, người hiệu trưởng phải có tư duy đổi mới và dám đổi mới để quản lý hoạt động ôn thi trung học phổ thông quốc gia hiệu quả, chất lượng được nâng cao hơn.

35

TIỂU KẾT CHƯƠNG I

Một trong những nhiệm vụ quan trọng của các trường trung học phổ thông là hướng tới 100% học sinh đỗ tốt nghiệp và sau khi ra trường, học sinh chọn được ngành nghề thiết thực, phù hợp. Chính vì vậy, hoạt động ôn thi trung học phổ thông quốc gia

là một hoạt động chuyên môn được các trường trung học phổ thông xem trọng và tổ chức thực hiện rất nghiêm túc.

Quản lý hoạt động ôn thi trung học phổ thông quốc gia là một hoạt động quan trọng trong công tác quản lý của hiệu trưởng. Hiệu trưởng phải được trang bị trình độ lý luận và thực tiễn, phải có năng lực, phải tâm huyết, sáng tạo, dám đổi mới trong xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá hoạt động ôn tập.

Qua nghiên cứu cơ sở lý luận, tôi thấy rằng trong công tác quản lý chuyên môn

ở trường trung học phổ thông thì quản lý hoạt động ôn thi trung học phổ thông quốc gia

là hoạt động trọng tâm, mang tính chiến lược cho kế hoạch khẳng định chất lượng, uy tín của nhà trường. Quy chế thi trung học phổ thông quốc gia có sự thay đổi từng năm tùy theo tình hình thực tế (như tình hình dịch bệnh Covid-19) nên hiệu trưởng phải không ngừng nghiên cứu, sáng tạo, dám đổi mới để thích ứng với sự thay đổi. Chính từ

cơ sở lý luận được nghiên cứu, tôi tiến hành khảo sát, phân tích thực trạng quản lý hoạt động ôn thi trung học phổ thông quốc gia tại các trường trung học phổ thông huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương để đề ra các biện pháp phù hợp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động này.

36

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động ôn thi trung học phổ thông quốc gia tại các trường trung học phổ thông huyện bắc tân uyên, tỉnh bình dương (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(184 trang)