Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ÔN THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN BẮC TÂN UYÊN, TỈNH BÌNH DƯƠNG
2.7 Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động ôn thi trung học phổ thông quốc gia tại các trường trung học phổ thông huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương
2.7.1. Ưu điểm
Bắc Tân Uyên là một huyện mới được thành lập của tỉnh Bình Dương. Kinh tế -
xã hội của huyện đang từng bước ổn định và phát triển. Lãnh đạo các cấp luôn quan tâm đến giáo dục. Người dân mặc dù còn khó khăn về đời sống nhưng cũng đã quan tâm hơn đến việc học của con em mình. Đây là thuận lợi của giáo dục huyện nhà nói chung, của các trường THPT trong huyện nói riêng.
Ba trường trung học phổ thông của huyện luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo
về chuyên môn, đầu tư về cơ sở vật chất từ Sở GDĐT tỉnh Bình Dương, UBND huyện Bắc Tân Uyên nên trang thiết bị phục vụ dạy học của trường cơ bản đáp ứng yêu cầu.
Kết quả hai mặt giáo dục năm học 12 được giáo viên đánh giá chính xác, khách quan, công bằng đã tạo tâm thế tích cực cho học sinh trong ý thức ôn thi trung học phổ thông quốc gia.
Hoạt động ôn thi trung học phổ thông quốc gia đã được ba trường trung học phổ thông trong huyện tập trung thực hiện liên tục trong các năm. Kết quả của hoạt động đạt được rất đáng khích lệ.
Uy tín của nhà trường đã được khẳng định và từng bước phát triển bền vững hơn, hoàn thành tốt nhiệm vụ của ngành và sự kỳ vọng của nhân dân huyện nhà.
2.7.2 Nguyên nhân ưu điểm
Kết quả thi trung học phổ thông quốc gia của tỉnh Bình Dương trong những năm qua đều xếp trong nhóm đầu của cả nước. Sở GDĐT luôn chỉ đạo các trường phải “Dạy thật – học thật – chất lượng thật”, “tất cả vì học sinh thân yêu”. Từ đó, các trường đã tổ chức thực hiện nhiệm vụ giáo dục với nền tảng chất lượng vững chắc và luôn phát triển.
Phần lớn CBQL, GV và học sinh nhận thức đầy đủ tầm quan trọng, sự cần thiết của hoạt động ôn thi trung học phổ thông quốc gia và quản lý hoạt động ôn thi trung học phổ thông quốc gia. Từ đó, từng cá nhân có ý thức nổ lực khắc phục khó khăn hoàn
68
thành nhiệm vụ. Năng lực của giáo viên từng bước được nâng lên đáp ứng yêu cầu ôn thi trung học phổ thông quốc gia.
Hiệu trưởng ba trường THPT tốt, được trang bị đầy đủ cơ sở lí luận và thực tiễn
về công tác quản lí giáo dục (Hai trong ba hiệu trưởng đã tốt nghiệp lớp thạc sĩ quản lí giáo dục do trường ĐH Thủ Dầu Một đào tạo, ba hiệu trưởng đều có thâm niên hiệu trưởng trên 5 năm).
Gia đình học sinh và học sinh đã nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động
ôn thi trung học phổ thông quốc gia của các trường, đã có sự phối hợp tốt hơn trong quá trình tổ chức hoạt động, có sự cố gắng trong học tập.
2.7.3 Hạn chế
Từ năm 2020, kỳ thi THPT QG đổi thành kỳ thi TN THPT với mục tiêu chính là xét tốt nghiệp THPT, mức độ khó của đề thi đã giảm so với kỳ thi THPT QG. Vì vậy,
đã xuất hiện sự chủ quan trong quá trình ôn thi của CBQL, GV; Biện pháp quản lý, phương pháp ôn thi chưa linh hoạt thay đổi theo tình hình thực tế, còn bị động trước các yếu tố bên ngoài tác động vào dẫn đến hiệu quả ôn tập bị hạn chế.
Hình thức ôn tập còn chưa đổi mới kịp thời, chưa phù hợp với tình hình mới nên chưa phát huy tối đa hiệu quả của hoạt động.
Công tác lập kế hoạch ôn thi THPT QG còn chậm trễ, còn vài chỗ chưa hợp lý, chưa khoa học nên kết quả đạt được chưa cao.
Việc tổ chức thực hiện kế hoạch ôn thi THPT QG còn nhiều chỗ bất cập.
Hoạt động ôn thi THPT QG trong thời gian qua phải thường xuyên thay đổi hình thức, phương pháp ôn thi để phù hợp với tình hình. Tuy nhiên, ở một số trường, sự lãnh đạo, chỉ đạo chưa kịp thời, chưa phù hợp nên hiệu quả còn hạn chế.
Hoạt động kiểm tra chưa kịp thời, thiếu các tiêu chí kiểm tra nên chưa phát huy tối đa hiệu quả công tác quản lý hạt động ôn thi trung học phổ thông quốc gia.
2.7.4 Nguyên nhân của những hạn chế
Điều kiện về giáo dục của huyện nhà còn nhiều khó khăn, trong đó 3 trên 3 trường trung học phổ thông của huyện đều có hai cấp là THCS và THPT (trường THPT Lê Lợi vừa được tách khỏi cấp THCS từ tháng 7 năm 2021) nên công tác quản lý của các trường còn gặp nhiều khó khăn.
69
Thời gian tổ chức ôn tập còn chưa hợp lý (thường là khoảng hai tháng gần thời điểm kỳ thi trung học phổ thông quốc gia diễn ra).
Mục tiêu hoạt động ôn tập của các trường còn chưa phù hợp với thực tế (còn thiếu mục tiêu, sự đầu tư cho các mục tiêu còn chưa hợp lí)
Biên chế giáo viên trên môn ít nên giáo viên gặp khó khăn trong trao đổi chuyên môn, học sinh không có điều kiện lựa chọn giáo viên ôn tập, trường không thể phân công giáo viên ôn tập tối ưu nhất.
Kỹ năng ứng dụng khoa học công nghệ vào các phương pháp, hình thức dạy học của giáo viên còn hạn chế, chưa có khả năng thu hút học sinh khi ôn thi trung học phổ thông quốc gia.
Trình độ học sinh của ba trường thấp so với các trường ở các huyện, thi khác trong tỉnh (điểm trúng tuyển vào lớp 10 THPT của huyện thấp nhất tỉnh).
70
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2
Những năm qua, các trường trung học phổ thông huyện Bắc Tân Uyên luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo từ Sở GDĐT Bình Dương, UBND huyện Bắc Tân Uyên. Từ
đó, chất lượng giáo dục của nhà trường đã từng bước được khẳng định. Trong đó, kết quả thi trung học phổ thông quốc gia hai năm gần nhất của các trường trung học phổ thông trong huyện đều đạt 100%. Đây là kết quả rất khả quan, thể hiện vai trò của công tác quản lý tại các trường.
Tuy nhiên, chất lượng điểm thi trung học phổ thông quốc gia của các trường không ổn định và có chiều hướng giảm theo từng năm, xếp hạng thấp so với các trường trung học phổ thông ở các huyện, thị khác trong tỉnh. Chính vì lý do này, tác giả đã thực hiện khảo sát thực trạng hoạt động ôn thi trung học phổ thông quốc gia, quản lý hoạt động ôn thi trung học phổ thông quốc gia tại các trường trung học phổ thông huyện Bắc Tân uyên. Kết quả khảo sát đã chỉ ra các tồn tại của hoạt động ôn thi trung học phổ thông quốc gia tại 3 trường là: mục tiêu hoạt động ôn thi trung học phổ thông quốc gia còn chưa đầy đủ, chưa phù hợp tình hình thực tế hiện nay; hình thức ôn tập trực tuyến chưa hiệu quả, giáo viên chưa kết hợp tốt nhất các phương tiện dạy học, chưa ứng dụng tốt các công nghệ hiện đại vảo giảng dạy, công tác kiểm tra đánh giá thực hiện chưa tốt….Công tác quản lý hoạt động ôn thi trung học phổ thông quốc gia cũng còn những hạn chế như: Kế hoạch ôn thi còn vài chỗ chưa phù hợp (thời gian ôn thi, xếp thời khóa biểu, xác định mục tiêu, tổ chức lớp ….); Chưa có kế hoạch tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực ôn thi trung học phổ thông quốc gia cho giáo viên; Công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động ôn thi còn chưa phát huy hiệu quả cao; Thiếu kế hoạch truyền thông về hoạt động ôn thi THPT QG của trường; …
Qua khảo sát thực trạng, tác giả nhận thấy những bất cập trong hoạt động ôn thi THPT QG, quản lí hoạt động ôn thi THPT QG tại các trường THPT huyện Bắc Tân Uyên như: thời gian ôn thi khoảng 08 tuần từ lúc kết thúc chương trình lớp 12 đến trước khi kỳ thi diễn ra là rất ít. Trong khoảng thời gian này, giáo viên chỉ kịp hệ thống kiến thức cơ bản, rèn kỹ năng giải đề cho học sinh, không có thời gian để nâng cao kiến thức cho học sinh, minh chứng là các trường xây dựng kế hoạch ôn thi THPT QG từ đầu học
kỳ II (mục “Xây dựng kế hoạch Ôn thi trung học phổ thông quốc gia ngay từ đầu học
kỳ II của năm học” đạt 4.74 điểm; mục “GV ôn tập kiến thức nâng cao nhằm đạt điểm cao các bài thi” đạt 3.07 điểm); Hình thức ôn thi trực tuyến, phương pháp ôn thi bằng
71
hình thức trực tuyến còn nhiều hạn chế do các trường chưa có biện pháp quản lý hiệu quả hình thức dạy học trực tuyến, giáo viên cũng mới tiếp cận phương pháp dạy học bằng hình thức này nên chưa phát huy hiệu quả ôn tập (mục “Tổ chức ôn tập trực tuyến
hiệu quả” chỉ xếp loại khá với 3.91 điểm; mục “GV kết hợp tốt các phương tiện dạy học vào quá trình ôn tập” đạt 4.2 điểm); Mục tiêu ôn tập còn chưa chú trọng ôn tập nâng cao kiến
thức để giúp học sinh đạt điểm cao của bài thi, đây chính là nguyên nhân mà thứ hạng của các trường thấp so với các trường bạn trong tỉnh (mục “Ôn tập các dạng nâng cao để học
sinh đạt điểm cao” chỉ xếp loại khá với 3.45 điểm).
Từ năm học 2018 – 2019, quy chế thi trung học phổ thông quốc gia có nhiều thay đổi, nhất là việc thay đổi tỷ lệ điểm thi xét tốt nghiệp THPT chuyển từ tỷ lệ 50% – 50% sang 70% - 30%, nhà trường xác định đây là một trong những khó khăn, thách thức trong công tác nâng cao chất lượng thi trung học phổ thông quốc gia. Cùng với sự chủ động, quyết liệt của Ban giám hiệu, sự quyết tâm cố gắng của đội ngũ giáo viên, các trường trung học phổ thông huyện Bắc Tân Uyên đã đạt được kết quả tốt nghiệp trung học phổ thông đáng khích lệ (02 năm gần nhất, cả ba trường THPT trong huyện đều đạt
tỉ lệ TN THPT 100%). Tuy nhiên, chất lượng điểm thi trung học phổ thông quốc gia trong hai năm qua không cao, có chiều hướng đi xuống so với các trường trung học phổ thông khác trong tỉnh. Từ thực trạng được khảo sát trên, tác giả đề xuất các biện pháp đổi mới hình thức ôn thi trung học phổ thông quốc gia nhằm mục tiêu quản lý hoạt động
ôn thi trung học phổ thông quốc gia tại các trường THPT huyện Bắc Tân Uyên phù hợp hơn, khoa học hơn, đạt được hiệu quả cao hơn, nhất là nâng cao chất lượng điểm thi các môn. Nội dung các biện pháp này sẽ được trình bày trong Chương 3 của luận văn.
72