Chức năng quản lý hoạt động ôn thi trung học phổ thông quốc gia tại trường Trung học phổ thông

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động ôn thi trung học phổ thông quốc gia tại các trường trung học phổ thông huyện bắc tân uyên, tỉnh bình dương (Trang 39 - 45)

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ÔN THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

3. Tổng quan tình hình nghiên cứu

1.3. Lý luận về quản lí hoạt động dạy ôn thi trung học phổ thông quốc gia tại trường Trung học phổ thông

1.3.3. Chức năng quản lý hoạt động ôn thi trung học phổ thông quốc gia tại trường Trung học phổ thông

trường Trung học phổ thông.

1.3.3.1 Xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động ôn thi trung học phổ thông quốc gia tại trường Trung học phổ thông.

Hiệu trưởng trên cơ sở nghiên cứu, phân tích các văn bản của cấp trên, điều kiện thực tế của nhà trường để xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động ôn thi trung học phổ thông quốc gia, cụ thể:

- Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, thuận lợi, khó khăn của đội ngũ quản lý nhà trường.

- Xác định mục đích, yêu cầu của công tác quản lý hoạt động ôn thi trung học phổ thông quốc gia.

- Xây dựng kế hoạch truyền thông về hoạt động ôn thi trung học phổ thông quốc gia.

- Xây dựng kế hoạch Bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ.

- Đề ra các biện pháp quản lí cụ thể

1.3.3.2. Tổ chức triển khai kế hoạch hoạt động ôn thi trung học phổ thông quốc gia tại trường Trung học phổ thông.

- Hiệu trưởng ra quyết định thành lập, quyết định phân công Ban Quản lý hoạt

động ôn thi trung học phổ thông quốc gia của trường trung học phổ thông

Hiệu trưởng là trưởng ban, Phó hiệu trưởng là phó ban, các thành viên gồm đại diện các Đoàn thể, giám thị, tổ trưởng chuyên môn, giáo viên chủ nhiệm. Hiệu trưởng phân công Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn sẽ phụ trách hoạt động dạy – học ôn

24

thi. Phó hiệu trưởng phụ trách cơ sở vật chất phụ trách các điều kiện phục vụ hoạt động

ôn thi. Đại diện các đoàn thể, giám thị, giáo viên chủ nhiệm phụ trách kiểm tra nề nếp. Các tổ trưởng chuyên môn phụ trách chuyên môn của tổ mình quản lý,…

- Bồi dưỡng năng lực ôn tập cho đội ngũ giáo viên

Năng lực ôn tập của đội ngũ giáo viên là yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả của hoạt động ôn thi trung học phổ thông quốc gia, đảm bảo chất lượng cho hoạt động dạy của người thầy. Vì vậy, hiệu trưởng phải đặc biệt quan tâm tạo điều kiện cho giáo viên được bồi dưỡng nâng cao năng lực ôn tập bằng các hình thức:

+ Tự nghiên cứu, tự bồi dưỡng.

+ Tổ chuyên môn tổ chức bồi dưỡng chuyên môn trong tổ.

+ Tham dự các lớp bồi dưỡng do Sở GDĐT tổ chức.

+ Tham dự các buổi sinh hoạt chuyên môn, dự giờ các giáo viên cùng môn do tổ nghiệp vụ tổ chức.

+ Trường tổ chức bồi dưỡng

- Sự phối hợp giữa các bên liên quan

Giáo dục không chỉ là nhiệm vụ của giáo viên, của nhà trường mà còn là nhiệm

vụ của toàn xã hội. Hoạt động ôn thi trung học phổ thông quốc gia cũng như vậy. Hoạt động này cần có sự phối hợp giữa giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm, các tổ chức đoàn thể trong nhà trường, hội Cha mẹ học sinh, gia đình học sinh, chính quyền địa phương để cùng nhau giúp đỡ học sinh. Quản lý sự phối hợp này thể hiện cụ thể như:

+ Sự phối hợp giữa giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm, Đoàn, giám thị trong giám sát nề nếp của học sinh.

+ Sự phối hợp giữa giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm, Đoàn, giám thị, cha

mẹ học sinh trong việc động viên, giúp đỡ học sinh vươn lên trong học tập.

+ Sự phối hợp giữa Ban Quản lý hoạt động ôn thi với Ban Đại diện Hội Cha mẹ học sinh, chính quyền địa phương trong việc xã hội hóa giáo dục, vận động nguồn kính phí cho hoạt động ôn thi được thực hiện đúng quy định.

- Triển khai kế hoạch ôn thi trung học phổ thông quốc gia

Kế hoạch ôn thi trung học phổ thông quốc gia cần phải được triển khai đầy đủ,

cụ thể, kịp thời đến các tổ chuyên môn, các bộ phận, giáo viên, nhân viên và học sinh trong nhà trường. Có như vậy, các thành viên mới nắm đầy đủ kế hoạch, chủ động trong thực hiện kế hoạch.

25

- Huy động và phối hợp các nguồn lực

Việc huy động và phối hớp các nguồn lực trong quá trình triển khai kế hoạch giúp cho quá trình tổ chức thực hiện kế hoạch gặp nhiều thuận lợi, phát huy được hiệu quả

và đạt được mục tiêu của kế hoạch.

- Tổ chức truyền thông về hoạt động

Một trong những nội dung quan trọng trong công tác quản lí giáo dục ngày nay

là hoạt động xã hội hóa giáo dục. Sự ủng hộ của xã hội đối với các hoạt động của nhà trường góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục. Chính vì vậy, các trường trung học phổ thông phải tăng cường công tác truyền thông về nhà trường, trong đó có hoạt động ôn thi trung học phổ thông quốc gia.

1.3.3.3. Chỉ đạo hoạt động ôn thi trung học phổ thông quốc gia

Hiệu trưởng ban hành Quyết định thực hiện hoạt động ôn thi trung học phổ thông quốc gia, từ đó thực hiện các nội dung chỉ đạo như:

- Chỉ đạo xây dựng kế hoạch ôn thi trung học phổ thông quốc gia

Kế hoạch ôn thi trung học phổ thông quốc gia là kế hoạch bộ phận trong hệ thống

kế hoạch của nhà trường trung học phổ thông. Hiệu trưởng phân công Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn thực hiện việc xây dựng kế hoạch ôn thi trung học phổ thông quốc gia. Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn cần căn cứ vào kế hoạch năm học của nhà trường, kế hoạch chuyên môn, các văn bản hướng dẫn của cấp trên, điều kiện thực

tế của đơn vị để tiến hành xây dựng kế hoạch ôn thi trung học phổ thông quốc gia. Qui trình xây dựng kế hoạch ôn thi trung học phổ thông quốc gia cơ bản gồm các bước sau:

+ Điều tra cơ bản, xác định tình hình

+ Phân tích tình hình và xác định mục tiêu hoạt động ôn thi.

+ Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn viết dự thảo kế hoạch.

+ Tổ chức thảo luận, góp ý dự thảo kế hoạch.

+ Hoàn chỉnh kế hoạch, hiệu trưởng duyệt kế hoạch.

Nội dung cơ bản của Bản kế hoạch ôn thi trung học phổ thông quốc gia

+ Tóm tắt tình hình về những điều kiện thuận lợi, khó khăn có ảnh hưởng đến hoạt động ôn thi.

+ Quy mô biên chế lớp tổ chức ôn thi.

+ Phân công giáo viên phụ trách ôn thi.

+ Mục tiêu của hoạt động ôn thi.

26

+ Nội dung, phương pháp, hình thức ôn thi

+ Các biện pháp quản lý của Ban Quản lý hoạt động ôn thi.

Chỉ đạo xây dựng thời khóa biểu ôn tập

Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn xếp thời khóa biểu ôn tập, đảm bảo: + Phải sắp xếp các giờ học phù hợp với đặc điểm lứa tuổi học sinh.

+ Số tiết học không quá 08 tiết/ngày, đảm bảo phải có buổi nghỉ trong tuần (trừ chủ nhật) để tránh quá tải cho học sinh theo quy định dạy thêm – học thêm trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

+ Phân phối hợp lý các môn học

+ Chú ý đến tính ổn định của thời khóa biểu

+ Chú ý quỹ thời gian của giáo viên để tạo điều kiện cho giáo viên làm việc có năng suất cao mà không bị mệt mỏi quá sức.

+ Sau khi thực hiện thời khóa biểu 01 tuần, hiệu trưởng cần kiểm tra việc thực hiện của giáo viên hoặc thăm dò ý kiến của giáo viên, học sinh về mức độ hợp lý của thời khóa biểu để có điều chỉnh kịp thời.

- Chỉ đạo các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch ôn tập

Hiệu trưởng cung cấp những thông tin căn bản và trao đổi với tổ trưởng những căn cứ cần thiết để xây dựng kế hoạch (văn bản về chương trình, nhiệm vụ; tình hình thực tế của nhà trường, của tổ; những yêu cầu của nhà trường đối với chất lượng hoạt động ôn tập...), làm cho tổ trưởng nắm được những ý định quan trọng của hiệu trưởng đối với hoạt động ôn thi trung học phổ thông quốc gia của đơn vị.

Hiệu trưởng chỉ đạo các tổ trưởng chuyên môn xây dựng kế hoạch ôn tập của tổ theo qui trình và cách trình bày như kế hoạch chuyên môn năm học.

- Chỉ đạo xây dựng kế hoạch ôn tập của cá nhân giáo viên

Sau khi kế hoạch ôn thi trung học phổ thông quốc gia hoàn chỉnh, Ban Quản lý hoạt động ôn thi cần thống nhất triển khai thực hiện trong hội đồng nhà trường, quán triệt cụ thể những chỉ tiêu về chất lượng ôn thi chung và chất lượng từng môn giúp giáo viên có sự định hướng đúng đắn trong công tác giảng dạy của mình.

Thông qua tổ trưởng chuyên môn, hiệu trưởng chỉ đạo và quản lý quy trình giáo viên xây dựng kế hoạch, giúp họ xác định mục tiêu đúng đắn và các biện pháp để đạt được các mục tiêu đã đề ra.

Kế hoạch ôn thi cá nhân được xây dựng căn cứ trên cơ sở:

27

+ Kế hoạch ôn tập của trường, các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn ôn tập bộ môn, định mức chỉ tiêu được giao, năng lực học tập của học sinh và các điều kiện phục vụ cho hoạt động ôn tập.

+ Xác định mục tiêu, chỉ tiêu phấn đấu về tỷ lệ tốt nghiệp, tỷ lệ bộ môn, điểm bình quân thi trung học phổ thông quốc gia của bộ môn.

+ Nêu các biện pháp thực hiện nhằm nâng cao chất lượng ôn tập và công tác phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường.

+ Điều kiện đảm bảo thực hiện kế hoạch là tài liệu ôn tập, trang thiết bị phục vụ cho việc giảng dạy bộ môn, kinh phí phục vụ cho các hoạt động ôn tập.

+ Kế hoạch ôn tập cá nhân của giáo viên trong tổ phải được tổ trưởng chuyên môn phê duyệt.

- Chỉ đạo giáo viên nhận xét, đánh giá kết quả ôn tập của học sinh

+ Đối với giáo viên: Kiểm tra và đánh giá giúp cho giáo viên nắm được khả năng tiếp thu bài của học sinh, phân loại trình độ, từ đó có kế hoạch cụ thể giúp học sinh nâng cao trình độ và phụ đạo thêm đối với học sinh yếu kém; đồng thời giúp giáo viên thay đổi phương pháp và thủ thuật giảng dạy phù hợp với khả năng và trình độ của học sinh.

+ Đối với học sinh: Kiểm tra và đánh giá giúp học sinh thấy được khả năng thực của chính mình, từ đó có kế hoạch tự bồi dưỡng về kiến thức và rèn luyện thêm các kỹ năng. Ngoài ra, việc kiểm tra và đánh giá còn giúp học sinh rèn luyện và phát triển các

kỹ năng. Khi kiểm tra và tự kiểm tra học sinh được thực hành, có điều kiện để áp dụng kiến thức và ngữ liệu vào thực hành các kỹ năng, những thiếu sót được khắc phục và tránh được các khuyết điểm. Hơn nữa, kiểm tra và tự luyện đề thường xuyên còn giúp học sinh quen với việc phân phối thời gian làm bài hợp lí để khi thi chính thức học sinh không bị ảnh hưởng bởi áp lực thời gian.

- Chỉ đạo tăng cường các nguồn lực hỗ trợ hoạt động ôn thi trung học phổ thông quốc gia

Tăng cường các nguồn lực hỗ trợ hoạt động ôn thi trung học phổ thông quốc gia như:

+ Tăng cường cơ sở vật chất, tài chính phục vụ hoạt động.

+ Bố trí kinh phí bồi dưỡng nâng cao năng lực ôn thi trung học phổ thông quốc gia cho giáo viên.

+ Xây dựng môi trường làm việc tích cực.

28

+ Động viên, khuyến khích giáo viên, học sinh trong quá trình ôn thi.

- Chỉ đạo tăng cường quản lý nề nếp, sĩ số ôn tập

Quản lý nề nếp ôn tập là khâu quan trọng quyết định chất lượng hoạt động ôn tập. Để quản lý nề nếp, sĩ số lớp ôn tập cần phải có sự chung tay đồng bộ từ lãnh đạo, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, Đoàn trường đến gia đình học sinh.

1.3.3.4 Kiểm tra, đánh giá hoạt động ôn thi trung học phổ thông quốc gia tại trường Trung học phổ thông.

Kiểm tra, đánh giá là một khâu rất quan trọng, không thể tách rời của quá trình dạy học. Kiểm tra, đánh giá nhằm cung cấp thông tin để có sự so sánh, đối chiếu kiến thức, kỹ năng, thái độ thực tế đạt được ở người học với kết quả mong đợi đã xác định trong mục tiêu dạy học.

Mục đích của việc kiểm tra đánh giá là xác định được số lượng và chất lượng của dạy và học nhằm động viên, khích lệ người dạy dạy tốt và người học tự lực tích cực để

có kết quả dạy và học như mong đợi.

Kiểm tra, đánh giá hoạt động ôn thi trung học phổ thông quốc gia là hoạt động xác định mức độ thực hiện kế hoạch ôn tập của cả người dạy và người học, của công tác

tổ chức, công tác phối hợp nhằm mục tiêu giúp người dạy điều chỉnh phương pháp dạy, người học điều chỉnh phương pháp học, Ban Quản lý hoạt động ôn thi trung học phổ thông quốc gia có những quyết định phù hợp, kịp thời để đạt được kết quả ôn tập như mong đợi.

Muốn thực hiện việc kiểm tra, đánh giá hiệu trưởng cần phải làm những công việc sau:

- Lập kế hoạch kiểm tra việc thực hiện hoạt động ôn thi trung học phổ thông quốc gia. Kế hoạch kiểm tra việc thực hiện hoạt động ôn thi trung học phổ thông quốc gia phải xác định rõ mục đích yêu cầu kiểm tra (kiểm tra nhằm mục đích gì?); nội dung kiểm tra (kiểm tra cái gì?); phương pháp kiểm tra (kiểm tra bằng cách nào?) và lực lượng kiểm tra (ai kiểm tra?). Hiệu trưởng cần chuẩn bị lực lượng, có sự phân cấp trong kiểm tra và có quy định rõ về chế độ kiểm tra.

- Muốn đánh giá khách quan kết quả thực hiện hoạt động ôn thi trung học phổ thông quốc gia ở trường trung học phổ thông cần xây dựng được bộ tiêu chí cụ thể, tường minh có thể đo đếm được. Bộ tiêu chí này phải phản ánh được tất cả các nội dung kiểm tra.

29

- Lựa chọn được phương pháp và hình thức đánh giá phù hợp cho từng nội dung, từng hoạt động, từng đối tượng như:

+ Kiểm tra, đánh giá nguồn lực, điều kiện, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ

Ôn thi trung học phổ thông quốc gia.

+ Kiểm tra, đánh giá về năng lực dạy của giáo viên và năng lực học của học sinh. + Kiểm tra đánh giá việc sử dụng phương tiện, trang thiết bị, dụng cụ trong hoạt động Ôn thi trung học phổ thông quốc gia.

+ Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nề nếp, chuyên cần của học sinh.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động ôn thi trung học phổ thông quốc gia tại các trường trung học phổ thông huyện bắc tân uyên, tỉnh bình dương (Trang 39 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(184 trang)