Chương 3 LÝ HOẠT ĐỘNG ÔN THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN BẮC TÂN UYÊN, TỈNH BÌNH DƯƠNG
3.5. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp
3.5.4. Phương pháp khảo nghiệm
3.5.4.1. Công cụ khảo nghiệm
Công cụ khảo nghiệm là một phiếu hỏi dành cho CBQL và giáo viên ở các trường trung học phổ thông, trong phiếu hỏi có sáu nhóm biện pháp:
- Nhóm 1: Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên về tầm quan trọng của hoạt động ôn thi trung học phổ thông quốc gia và quản lý hoạt động ôn thi trung học phổ thông quốc gia.
- Nhóm 2: Cải tiến công tác lập kế hoạch hoạt động ôn thi trung học phổ thông quốc gia.
- Nhóm 3: Cải tiến tổ chức thực hiện hoạt động ôn thi trung học phổ thông quốc gia.
- Nhóm 4: Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động ôn thi trung học phổ thông quốc gia.
- Nhóm 5: Đổi mới kiểm tra, đánh giá hoạt động ôn thi trung học phổ thông quốc gia.
Tất cả các biện pháp trong năm nhóm đều có năm mức độ và người trả lời chỉ được chọn một mức độ duy nhất.
3.5.4.2. Cách tính điểm bảng hỏi
Sau khi thu về phiếu thăm dò ý kiến, sử dụng phần mềm SPSS 20.0 để tiến hành thống kê: tính điểm trung bình, tần số và tỷ lệ lựa chọn các mức độ cho tất cả các biện pháp khảo nghiệm.
Bảng 3.1. Cách tính điểm của phiếu hỏi khảo nghiệm
Điểm trung bình Mức độ
Khả thi Cần thiết
1.00 -> 1.80 Hoàn toàn không khả thi Hoàn toàn không cần thiết
86
1.81 -> 2.60 Không khả thi Không cần thiết
2.61 -> 3.40 Ít khả thi Ít cần thiết
3.41 -> 4.20 Khả thi Cần thiết
4.21 -> 5.00 Rất khả thi Rất cần thiết
Bảng 3.2. Khảo sát tính cần thiết của các biện pháp được đề xuất
Biện pháp ĐTB
Mức độ (%)
Thứ hạng
Cần thiết
Rất cần thiết
I. Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên về tầm quan trọng của hoạt động ôn thi trung học phổ thông quốc gia và quản lý hoạt động ôn thi trung học phổ thông quốc gia
1. Tuyên truyền cho cán bộ quản lý,
giáo viên, về tầm quan trọng của
mục tiêu trong hoạt động ôn thi
trung học phổ thông quốc gia
4,82 18.0 82.0 11
2. Nâng cao nhận thức về nội dung,
phương pháp, hình thức tổ chức
trong hoạt động ôn thi trung học phổ
thông quốc gia
4,90 10.0 90.0 6
3. Quán triệt kịp thời, đầy đủ các
văn bản chỉ đạo cấp trên về hoạt
động ôn thi trung học phổ thông
quốc gia đến toàn thể cán bộ, giáo
viên và học sinh.
4,60 40.0 60.0 18
4. Nâng cao nhận thức về tinh thần
trách nhiệm cho cán bộ, giáo viên 4,86 14.0 86.0 9
5. Nâng cao tinh thần tự học, trau
dồi nâng cao năng lực chuyên môn,
nghiệp vụ cho cán bộ, giáo viên.
4,92 8,0 92,0 4
ĐIỂM TRUNG BÌNH 4.82 Hạng I
87
II. Cải tiến công tác lập kế hoạch hoạt động ôn thi trung học phổ thông quốc gia.
1. Xác định đầy đủ mục tiêu, nội
dung, phương pháp, hình thức tổ
chức hoạt động ôn thi trung học phổ
thông quốc gia
4,68 32,0 68,0 15
2. Xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt
động ôn thi trung học phổ thông
quốc gia ngay từ đầu năm học phù
hợp với điều kiện thực tế của nhà
trường
4,52 48,0 52,0 23
3. Cải tiến các biện pháp quản lý
hiệu quả, nâng cao chất lượng ôn thi
trung học phổ thông quốc gia
4,56 44.0 56.0 21
4. Tăng cường xác định các nguồn
lực tham gia hỗ trợ hoạt động ôn thi
trung học phổ thông quốc gia trong
nhà trường.
4,20 80.0 20.0 28
ĐIỂM TRUNG BÌNH 4.49 Hạng V
III. Cải tiến tổ chức thực hiện hoạt động ôn thi trung học phổ thông quốc gia
1. Hiệu trưởng nhà trường triển khai
kế hoạch thực hiện đến toàn thể giáo
viên, nhân viên toàn đơn vị ngay từ
đầu năm học.
4,72 28.0 72,0 12
2. Phân công nhiệm vụ cụ thể cho
các thành viên, cán bộ quản lý và
giáo viên thực hiện
4,89 11.0 89.0 7
3. Tăng cường tổ chức tập huấn, bồi
dưỡng nâng cao năng lực ôn thi cho
giáo viên.
4,68 32.0 68.0 16
4. Làm tốt công tác truyền thông,
tăng cường huy động các nguồn lực 4,69 31.0 69.0 14
88
tham gia giám sát hoạt động ôn thi
trung học phổ thông quốc gia trong
nhà trường.
5. Hiệu trưởng kịp thời đôn đốc, hỗ
trợ, thúc đẩy hoạt động ôn thi trung
học phổ thông quốc gia kịp thời.
4,84 16.0 84,0 10
ĐIỂM TRUNG BÌNH 4.76 Hạng III
IV. Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động ôn thi trung học phổ thông quốc gia
1. Hiệu trưởng chỉ đạo từng bộ
phận, cá nhân tham gia thực hiện kế
hoạch 4,59 41.0 59.0 19
2. Chỉ đạo đẩy mạnh công tác phối
hợp giữa các bộ phận trong nhà
trường và giữa nhà trường với gia
đình học sinh.
4,93 7.0 93.0 3
3. Chỉ đạo, tạo điều kiện cho giáo
viên học tập nâng cao năng lực
chuyên môn, nghiệp vụ
4,91 9.0 91.0 5
4. Chỉ đạo giáo viên tích cực đổi
mới phương pháp phù hợp với các
hình thức dạy học và từng đối tượng
học sinh.
4,99 1.0 99.0 2
5. Chỉ đạo nâng cao chất lượng dạy
và học các khối lớp 10,11,12. 4,88 12.0 88.0 8
6. Tham mưu các cấp huy động cơ
sở vật chất, các trang thiết bị cần
thiết phục vụ dạy và học.
4,45 55.0 45.0 24
ĐIỂM TRUNG BÌNH 4.79 Hạng II
V. Đổi mới kiểm tra, đánh giá hoạt động ôn thi trung học phổ thông quốc gia
89
1. Hiệu trưởng chỉ đạo xây dựng các
tiêu chí kiểm tra, đánh giá hoạt
động ôn thi trung học phổ thông
quốc gia.
5,00 0,0 100,0 1
2. Đổi mới hình thức, phương pháp
kiểm tra, giám sát, đôn đốc nhắc
nhở điều chỉnh hoạt động dạy học
của giáo viên và học sinh.
4,64 36.0 64.0 17
3. Tăng cường trao đổi, góp ý đối
thoại, giữa giáo viên, học sinh và
lãnh đạo nhà trường
4,35 65.0 35.0 26
4. Tổ chức sơ kết, tổng kết, tuyên
dương, khen thưởng, nhắc nhở kịp
thời.
4,70 30.0 70.0 13
ĐIỂM TRUNG BÌNH 4.67 Hạng IV
Kết quả khảo nghiệm ở Bảng 3.2 cho ta thấy có 23 trên 24 nội dung trong 5 nhóm biện pháp đề xuất đều có điểm trung bình trên 4,21 điểm, chứng tỏ các nội dung được CBQL, GV đánh giá là rất cần thiết và 01 nội dung đạt 4,20 điểm là cần thiết. Đánh giá của CBQL, GV các trường trung học phổ thông huyện Bắc Tân Uyên về tính cần thiết phải đổi mới quản lý hoạt động ôn thi trung học phổ thông quốc gia là tương đối cao đã thể hiện qua điểm trung bình của các nội dung là cao so với thang đo quy ước.
Nhóm biện pháp “ Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên về tầm
quan trọng của hoạt động ôn thi trung học phổ thông quốc gia và quản lý hoạt động ôn thi trung học phổ thông quốc gia” đạt điểm trung bình chung 4,82 điểm, xếp hạng I
trong 5 nhóm biện pháp. Điều này chứng tỏ, CBQL, GV các trường trung học phổ thông huyện Bắc Tân Uyên đánh giá việc nâng cao nhận thức cho CBQL, GV về tầm quan trọng của hoạt động này là cần thiết nhất trong 6 nhóm biện pháp đề xuất. Đánh giá này hoàn toàn phù hợp với quy luật khách quan vì một khi nhận thức của con người dúng và
đủ thì họ sẽ tự ý thức trách nhiệm, tự tạo động lực hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.
Do đó, biện pháp nâng cao nhận thức cho CBQL, GV là cần thiết nhất trong việc đổi mới quản lí hoạt động ôn thi trung học phổ thông quốc gia tại trường trung học phổ thông huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. Trong nhóm biện pháp này, đạt số điểm
90
cao nhất là nội dung “Nâng cao tinh thần tự học, trau dồi nâng cao năng lực chuyên
môn, nghiệp vụ cho cán bộ, giáo viên.” Với 4,92 điểm. Đây là một nhiệm vụ thực tế đặt
ra cho hiệu trưởng các trường trung học phổ thông. Yêu cầu của sự tiến bộ khoa học kỹ thuật, sự phát triển của kinh tế - xã hội đặt ra cho giáo dục nói chung và hoạt động ôn thi trung học phổ thông quốc gia nói riêng những nhiệm vụ mới khác hơn, khó hơn giai đoạn trước đây. Vì vậy, người giáo viên luôn phải có ý thức tự học, tự trau dồi kiến thức
để không bị tụt hậu, không bị bỏ lại phía sau.
Xếp hạng II là nhóm biện pháp “Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo hoạt
động ôn thi trung học phổ thông quốc gia” với điểm trung bình chung 4,79 điểm. Kết
quả khảo nghiệm đã đánh giá được tầm quan trọng của người hiệu trưởng trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo đối với hoạt động. Điều này đã khẳng định tư duy đổi mới, sáng tạo trong các quyết định lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động ôn thi trung học phổ thông quốc gia trong giai đoạn hiện nay là rất cần thiết. Trong nhóm biện pháp này, nội dung “Chỉ
đạo giáo viên tích cực đổi mới phương pháp phù hợp với các hình thức dạy học và từng đối tượng học sinh” đạt số điểm gần như tuyết đối 4,99 điểm. Chứng tỏ, CBQL và GV
đánh giá sự cần thiết của nội dung này rất cao. Hiệu trưởng phải quan tâm đến nội dung này trong khâu ra quyết định lãnh đạo, chỉ đạo của mình.
Nhóm biện pháp “Cải tiến tổ chức thực hiện hoạt động ôn thi trung học phổ
thông quốc gia” xếp hạng III với 4,76 điểm. Trong nhóm biện pháp này, nội dung “Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên, cán bộ quản lý và giáo viên thực hiện” đạt
4,89 điểm, nội dung “Hiệu trưởng kịp thời đôn đốc, hỗ trợ, thúc đẩy hoạt động ôn thi
trung học phổ thông quốc gia kịp thời” đạt 4,84 điểm là những nội dung được đánh giá
khá cao.
Nhóm biện pháp “Đổi mới kiểm tra, đánh giá hoạt động ôn thi trung học phổ thông quốc gia” xếp hạng IV với 4,67 điểm. Trong đó, nội dung “Hiệu trưởng chỉ đạo xây dựng các tiêu chí kiểm tra, đánh giá hoạt động ôn thi trung học phổ thông quốc gia” đạt điểm tuyết đối 5,0 điểm. Điều này khẳng định cho thực trạng của các trường
trung học phổ thông huyện Bắc Tân Uyên là đang thiếu các tiêu chí kiểm tra, đánh giá hoạt động ôn thi trung học phổ thông quốc gia. Hiệu trưởng các trường trung học phổ thông phải lưu tâm và nhanh chóng khắc phục thực trạng này.
Nhóm biện pháp “Cải tiến công tác lập kế hoạch hoạt động ôn thi trung học phổ
thông quốc gia” xếp hạng V với điểm trung bình chung 4,49 điểm. Trong đó, ta phải
91
quan tâm đến nội dung “Xác định đầy đủ mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức
tổ chức hoạt động ôn thi trung học phổ thông quốc gia” đạt 4,68 điểm để khắc phục
thực trạng xác định chưa đầy đủ các mục tiêu của hoạt động ôn thi trung học phổ thông quốc gia tại trường trung học phổ thông huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.
Năm nội dung được đánh giá cao nhất, có số điểm trên 4,90 điểm là: “ Hiệu trưởng chỉ đạo xây dựng các tiêu chí kiểm tra, đánh giá hoạt động ôn thi trung học phổ thông quốc gia” (5,00 điểm), “Chỉ đạo giáo viên tích cực đổi mới phương pháp phù hợp với các hình thức dạy học và từng đối tượng học sinh” (4,99 điểm), “Chỉ đạo đẩy mạnh công tác phối hợp giữa các bộ phận trong nhà trường và giữa nhà trường với gia đình học sinh” (4,93 điểm), “Nâng cao tinh thần tự học, trau dồi nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, giáo viên” (4,92 điểm), “Chỉ đạo, tạo điều kiện cho giáo viên học tập nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ” (4,91 điểm). Tất cả những
nội dung còn lại tuy không được xếp ở những thứ hạng cao nhưng đều là những biện pháp được đánh giá ở mức độ “rất cần thiết”, do đó hiệu trưởng cần quan tâm xem xét đưa vào thực hiện trong đơn vị của mình góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động ôn thi trung học phổ thông quốc gia của nhà trường.
3.5.5.2 Kết quả khảo nghiệm thính khả thi của các biện pháp
Bảng 3.3. Khảo sát tính khả thi của các biện pháp được đề xuất
Biện pháp ĐTB
Mức độ (%)
Thứ hạng
Khả thi Rất khả
thi
I. Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên về tầm quan trọng của hoạt động ôn thi trung học phổ thông quốc gia và quản lý hoạt động ôn thi trung học phổ thông quốc gia
1. Tuyên truyền cho cán bộ quản lý,
giáo viên, về tầm quan trọng của
mục tiêu trong hoạt động ôn thi
trung học phổ thông quốc gia
4,84 16.0 84.0 7
2. Nâng cao nhận thức về nội dung,
phương pháp, hình thức tổ chức
trong hoạt động ôn thi trung học phổ
thông quốc gia
4,93 7.0 93.0 1
92
3. Quán triệt kịp thời, đầy đủ các
văn bản chỉ đạo cấp trên về hoạt
động ôn thi trung học phổ thông
quốc gia đến toàn thể cán bộ, giáo
viên và học sinh.
4,88 12.0 88.0 5
4. Nâng cao nhận thức về tinh thần
trách nhiệm cho cán bộ, giáo viên 4,34 66.0 34.0 23
5. Nâng cao tinh thần tự học, trau
dồi nâng cao năng lực chuyên môn,
nghiệp vụ cho cán bộ, giáo viên.
4,27 73,0 27,0 25
ĐIỂM TRUNG BÌNH 4.65 Hạng III
II. Cải tiến công tác lập kế hoạch hoạt động ôn thi trung học phổ thông quốc gia.
1. Xác định đầy đủ mục tiêu, nội
dung, phương pháp, hình thức tổ
chức hoạt động ôn thi trung học phổ
thông quốc gia
4,57 43,0 57,0 18
2. Xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt
động ôn thi trung học phổ thông
quốc gia ngay từ đầu năm học phù
hợp với điều kiện thực tế của nhà
trường
4,76 24,0 76,0 9
3. Cải tiến các biện pháp quản lý
hiệu quả, nâng cao chất lượng ôn thi
trung học phổ thông quốc gia
4,59 41.0 59.0 17
4. Tăng cường xác định các nguồn
lực tham gia hỗ trợ hoạt động ôn thi
trung học phổ thông quốc gia trong
nhà trường.
4,74 26.0 74.0 10
ĐIỂM TRUNG BÌNH 4.67 Hạng II
III. Cải tiến tổ chức thực hiện hoạt động ôn thi trung học phổ thông quốc gia
93
1. Hiệu trưởng nhà trường triển khai
kế hoạch thực hiện đến toàn thể giáo
viên, nhân viên toàn đơn vị ngay từ
đầu năm học.
4,78 22.0 78,0 8
2. Phân công nhiệm vụ cụ thể cho
các thành viên, cán bộ quản lý và
giáo viên thực hiện
4,88 12.0 88.0 4
3.Tăng cường tổ chức tập huấn, bồi
dưỡng nâng cao năng lực ôn thi cho
giáo viên.
4,15 85.0 15.0 28
4. Làm tốt công tác truyền thông,
tăng cường huy động các nguồn lực
tham gia giám sát hoạt động ôn thi
trung học phổ thông quốc gia trong
nhà trường.
4,43 57.0 43.0 21
5. Hiệu trưởng kịp thời đôn đốc, hỗ
trợ, thúc đẩy hoạt động ôn thi trung
học phổ thông quốc gia kịp thời.
4,91 9.0 91,0 2
ĐIỂM TRUNG BÌNH 4.63 Hạng V
IV. Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động ôn thi trung học phổ thông quốc gia
1. Hiệu trưởng chỉ đạo từng bộ
phận, cá nhân tham gia thực hiện kế
hoạch 4,85 15.0 85.0 6
2. Chỉ đạo đẩy mạnh công tác phối
hợp giữa các bộ phận trong nhà
trường và giữa nhà trường với gia
đình học sinh.
4,91 9.0 91.0 3
3. Chỉ đạo, tạo điều kiện cho giáo
viên học tập nâng cao năng lực
chuyên môn, nghiệp vụ
4,47 53.0 47.0 20
94
4. Chỉ đạo giáo viên tích cực đổi
mới phương pháp phù hợp với các
hình thức dạy học và từng đối tượng
học sinh.
4,61 39.0 61.0 16
5. Chỉ đạo nâng cao chất lượng dạy
và học các khối lớp 10,11,12. 4,34 66.0 34.0 24
6. Tham mưu các cấp huy động cơ
sở vật chất, các trang thiết bị cần
thiết phục vụ dạy và học.
4,68 32.0 68.0 13
ĐIỂM TRUNG BÌNH 4.64 Hạng IV
V. Đổi mới kiểm tra, đánh giá hoạt động ôn thi trung học phổ thông quốc
gia
1. Hiệu trưởng chỉ đạo xây dựng các
tiêu chí kiểm tra, đánh giá hoạt
động ôn thi trung học phổ thông
quốc gia.
4,71 29,0 71,0 12
2. Đổi mới hình thức, phương pháp
kiểm tra, giám sát, đôn đốc nhắc
nhở điều chỉnh hoạt động dạy học
của giáo viên và học sinh.
4,67 33.0 67.0 14
3. Tăng cường trao đổi, góp ý đối
thoại, giữa giáo viên, học sinh và
lãnh đạo nhà trường
4,64 36.0 64.0 15
4. Tổ chức sơ kết, tổng kết, tuyên
dương, khen thưởng, nhắc nhở kịp
thời.
4,73 27.0 73.0 11
ĐIỂM TRUNG BÌNH 4.69 Hạng I
Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp ở Bảng 3.3 cho thấy có 23 trên 24 nội dung đạt từ 4,21 điếm trở lên, đạt mức rất khả thi, có 01 nội dung đạt mức khả thi. Điều đó cho thấy các nội dung trong 06 nhóm biện pháp được đề xuất của đề tài đều được CBQL, GV ở các trường trung học phổ thông huyện Bắc Tân Uyên đánh giá
là khả thi và rất khả thi. Như vậy, kết hợp với kết quả nghiên cứu ở bảng 3.2 có thể kết
95
luận, các biện pháp được đề xuất hoàn toàn có thể áp dụng trong thực tiễn ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn Bắc Tân Uyên nhằm thúc đẩy chất lượng hoạt động ôn thi trung học phổ thông quốc gia.
Nhóm biện pháp “Đổi mới kiểm tra, đánh giá hoạt động ôn thi trung học phổ thông quốc gia” đạt 4,69 điểm, xếp hạng I trong 6 nhóm biện pháp về đánh giá tính khả
thi. Trong đó, nội dung “Tổ chức sơ kết, tổng kết, tuyên dương, khen thưởng, nhắc nhở
kịp thời” đạt 4,73 điểm, nội dung “Hiệu trưởng chỉ đạo xây dựng các tiêu chí kiểm tra, đánh giá hoạt động ôn thi trung học phổ thông quốc gia” đạt 4,71 điểm là hai nội dung
đạt điểm cao trong nhóm biện pháp này.
Nhóm biện pháp “Cải tiến công tác lập kế hoạch hoạt động ôn thi trung học phổ
thông quốc gia” đạt 4,67 điểm, xếp hạng II trong 6 nhóm biện pháp. Trong đó nội dung
“Xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động ôn thi trung học phổ thông quốc gia ngay
từ đầu năm học phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường” đạt 4,76 điểm là nội dung
cao điểm nhất của nhóm biện pháp này. Nội dung này được đánh giá rất khả thi, sẽ giúp khắc phục thực trạng thiếu hợp lí trong xây dựng kế hoạch ôn thi trung học phổ thông quốc gia của các trường trung học phổ thông huyện Bắc Tân Uyên trong những năm qua.
Nhóm biện pháp “Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên về tầm quan
trọng của hoạt động ôn thi trung học phổ thông quốc gia và quản lý hoạt động ôn thi trung học phổ thông quốc gia” xếp hạng III với 4,65 điểm, có 5 trên 5 nội dung đều
được đánh giá ở mức rất khả thi. Trong đó, nội dung “Nâng cao nhận thức về nội dung,
phương pháp, hình thức tổ chức trong hoạt động ôn thi trung học phổ thông quốc gia”
được đánh giá rất khả thi với số điểm cao nhất 4,93 điểm. Kết quả đánh giá mức độ khả thi của nhóm biện pháp này kết hợp với đánh giá mức độ cần thiết đạt 4,82 điểm ở Bảng 3.2 đã khẳng định nhóm biện pháp “Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên
về tầm quan trọng của hoạt động ôn thi trung học phổ thông quốc gia và quản lý hoạt động ôn thi trung học phổ thông quốc gia” nhận được sự đồng thuận và đánh giá cao
tính cần thiết, tính khả thi thi thực hiện từ CBQL, GV. Đây là yếu tố thuận lợi để hiệu trưởng tập trung nâng cao nhận thức cho đội ngũ, từ đó mỗi cá nhân sẽ tự hình thành động lực, ý thức phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.
Các nhóm biện pháp “Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động ôn thi
trung học phổ thông quốc gia”, “ Cải tiến tổ chức thực hiện hoạt động ôn thi trung học